Khi những phát biểu “hùng hồn” của quan chức mâu thuẫn với đời tư…
Một quan chức của Đảng Cộng Trung Quốc đã trở thành tâm điểm trên mạng xã hội sau khi có những phát ngôn phản đối gay gắt các giá trị Tây phương lan truyền vào lớp học Trung Quốc. Trong khi đó, chính bà này lại đang gửi con mình đi du học tại Canada.
Cô Lin Yu Hong – Phó trưởng ban truyền thông mạng Internet, trực thuộc Đoàn thanh niên Cộng sản Trung Quốc hiện là một trong những người được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội Weibo sau khi cô này sử dụng tài khoản của mình để tuyên truyền món ‘đặc sản’ được gọi là “năng lượng tích cực từ Đảng” và tấn công những người chỉ trích chính phủ Trung Quốc.
Vào tuần trước, cư dân mạng đã lục lọi tài khoản Weibo của cô này và phát hiện được thông tin về người con của cô hiện đang du học tại Canada. Bài viết được chia sẻ vào ngày 3/8/2012 (theo tài khoản Weibo @ShepherdAtEmperorCity) như sau:
“Tôi đang ở sân bay để chia tay người con trai chuẩn bị sang nước ngoài. Hôm nay, bảo bối của mẹ sẽ sang Canada một mình và như mọi khi, con vẫy tay chào thật vô tư rồi lên đường. Nước mắt lăn dài trên má mẹ nhưng con thì vẫn vậy, vẫn hồn nhiên mỗi khi kỳ học mới bắt đầu. Không biết đến bao giờ mẹ con chúng ta mới lại được gặp nhau”.
Không chỉ có vậy, cư dân mạng cũng tìm thấy một số bí mật đời tư khác chống lại cô này, bao gồm việc người con trai của cô từng học tại một trường quốc tế đắt tiền tại Trung Quốc trước khi đi du học và 2 đứa cháu của bà hiện cũng đang học tập tại Canada.
Sau khi biết mình trở thành mục tiêu đang bị săn lùng, cô Lin đã nhanh chóng xóa bỏ mọi bài viết liên quan. Tuy nhiên, cư dân mạng đã cao tay hơn cô khi chụp lại ảnh màn hình và lan truyền chúng trên mạng.
Thực tế mà nói thì việc đưa con ra nước ngoài du học khá phổ thông trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Vậy nên sự kiện con trai cô Lin đi du học tại nước ngoài sẽ không phải chuyện gì to tát nếu cô này không đưa ra những lời phê phán tiêu cực về những người đánh giá cao giá trị Tây Phương hoặc rời khỏi Trung Quốc. Năm 2015, cô Lin đã tuyên dương chính sách giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên trang Weibo cá nhân (theo diễn đàn Sbanzu):
“Hôm qua, lãnh đạo Bộ giáo dục – ông Yuan Guiren đã nhấn mạnh về việc phải kiểm soát chặt chẽ hơn các tài liệu được sử dụng trong giảng dạy. Những tài liệu mang màu sắc Tây Phương phải bị nghiêm cấm mang vào lớp học; những ngôn từ bôi nhọ lãnh đạo hoặc mang thông điệp tiêu cực về xã hội không được phép xuất hiện trên giảng đường; những phát biểu vi phạm pháp luật và hiến pháp không được lan truyền trong dư luận; nghiêm cấm giảng viên phàn nàn hay bày tỏ sự thất vọng và truyền năng lượng tiêu cực tới các sinh viên”.
Mâu thuẫn trong đời tư và những phát ngôn quá mạnh bạo đã biến cô Lin thành đề tài cho bàn dân thiên hạ đàm tiếu. Mặc dù, một số người đứng ra bảo vệ cô cho rằng cô là một bà mẹ tốt và yêu thương con trai mình nhiều hơn Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, một số khác cho rằng cô là một kẻ đạo đức giả, không thực hiện đúng những lời mình nói.
Mặc dù phần lớn những phản ứng thù địch đến từ mạng xã hội Weibo, nhận xét dưới đây đã được đăng lại nhiều lần trên các diễn đàn khác nhau (theo diễn đàn Club China):
“Xin chào phó trưởng ban Lin. Tôi có 3 câu hỏi muốn dành cho cô:
1. Cô đã gửi con trai mình đi học tập tại một quốc gia tư bản, phải chăng cô đã đánh mất niềm tin vào sức mạnh của giáo dục nước nhà?
2. Việc học tập của các thành viên trong gia đình cô tại Canada tiêu tốn bao nhiều tiền?
3. Cô và chồng mình có thu nhập nào khác ngoài đồng lương từ chính phủ không?
Thưa cô Lin, thay vì dán nhãn hiệu xấu và quy chụp tôi là thành phần bất hảo, người dân đang mong chờ từ cô câu trả lời chính thức cho những câu hỏi trên? Chúng tôi – những thường dân có quyền báo cáo cô tới Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng. Cảm ơn cô đã quan tâm”.
Sau khi cư dân mạng xã hội Weibo liên tiếp gắn thẻ cho cô vào các bài viết với nội dung trên, cô Lin đã buộc phải đưa ra câu trả lời gượng ép như sau:
“Cá nhân tôi chưa từng nói rằng tài liệu giáo dục Tây Phương không được phép đưa vào lớp học. Bộ trưởng Yuan đã nói, “Chúng ta không nên để những tài liệu giáo dục tuyên truyền giá trị Tây Phương vào lớp học”.
Chất lượng giáo dục tại nước ngoài rõ ràng là tốt hơn nên việc gửi những đứa trẻ ra nước ngoài học tập là bình thường. Chúng sẽ học kiến thức, chứ không phải những giá trị. Khi thời điểm đến, chúng sẽ quay về nước nhà (con trai tôi hiện đang học tập tại Trung Quốc).
Một thành viên trong đại gia đình của chúng tôi là một cư dân lâu đời tại Bắc Kinh và bán một căn hộ để đưa những đứa trẻ đi du học tại nước ngoài là điều khá đơn giản. Vui lòng không phản hồi với sự ghen tị và lòng thù oán”.
Họ nói về lý tưởng nhưng có đầu óc kinh doanh
Ja Ya – một nhà quan sát chính sự nhìn nhận cô Lin là một hình mẫu tiêu biểu tại Trung Quốc ngày nay. Anh này đã xem xét kỹ lưỡng những thông tin của cô trên mạng xã hội và kết luận là cô Lin đã trải qua một “bước ngoặt lớn” về tính cách trên mạng vào năm 2012:
“Khi tìm hiểu kỹ càng về tài khoản Weibo của phó ban Lin, chúng ta sẽ nhận thấy cô này đã có một bước ngoặt lớn trong cuộc sống vào năm 2012. Trước thời điểm này, cô chỉ là một bà mẹ thông thường chia sẻ những câu chuyện thường thấy trong cuộc sống, đi ăn lẩu, bàn tán về con và bóng đá, hay than phiền về tình trạng giao thông tại Bắc Kinh và dịch vụ hàng không Trung Quốc.
Cô theo dõi những người nổi tiếng và có trí thức trong xã hội như Lee Kaifu, Deng Fei. Và như tất cả mọi người, cô kiếm tìm một cuộc sống ổn định và an bình. Tuy nhiên, ngay sau năm 2012, giọng văn của cô đã thay đổi. Nó trở nên rất mạnh bạo, đánh dấu sự lột xác khi cô này gia nhập phong trào cổ vũ Đảng Cộng Sản và bắt đầu học theo cách nói đặc trưng của nhóm người này. Họ thường sẽ tung ra những chiến dịch “tấn công phủ đầu” một số mục tiêu cụ thể.
2012 là năm Trung Quốc đánh dấu sự chuyển đổi quyền lực từ cựu Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào đến nhà lãnh đạo hiện tại Ông Tập Cận Bình – người nhìn nhận những cuộc chiến về y thức hệ là một vũ khí quan trọng mà Đảng cần phải khai thác để nắm giữ quyền lực. Trong vòng 2 năm qua, cô Lin đã tham gia vào chiến dịch này và công kích một số nhân vật nổi tiếng trên mạng bao gồm một người thợ làm móng tên Luo Yufeng khi cô này đi theo tiếng gọi của “giấc mơ Mỹ.
Cô Lin chỉ trích Lou đã “ngả” vào lòng người khác để mua vé cho mình (ngụ ý muốn nói cô đã bán thân để tìm kiếm cơ hội sang Tây Phương). Ngoài ra, ngôi sao trực tuyến Xiao Papi cũng từng trở thành nạn nhận bị lên án bởi cô Lin – người biểu diễn hòa âm nhiều thứ tiếng địa phương trong chương trình trực tuyến của mình. Cô Lin cũng từng kêu gọi kiểm duyệt nội dung của ngôi sao này và cáo buộc cô này truyền bá nội dung thô tục.
Gần đây, cô tuyên chiến với Christoph Rehage – một người Đức hiện sinh sống tại Trung Quốc vì anh này đã lên tiếng chỉ trích vụ bê bối vắc-xin rởm tại quốc gia này. Cô Lin đã lên tiếng mời anh rời Trung Quốc và quay về quê hương của mình”.
Theo lập luận từ Ja Ya, những thay đổi về tính cách của Lin là biểu hiện của thời đại ngày nay và cô ý không phải trường hợp cá biệt:
“Rất nhiều người từng trải qua tình trạng này. Nói đơn giản hơn, họ đang kiếm tiền để mưu sinh và sẵn sàng làm mọi cách để kiếm tiền.
Thuở xưa, có thể từng có những người hành xử như nhà thơ Tao Yuanming khi quyết không chịu cúi đầu để kiếm sống. Tuy nhiên, trong thời buổi bây giờ, rất nhiều người nhìn nhận “lòng yêu nước là một công cụ để thăng tiến và kinh doanh”. Họ nói về ý thức hệ trong khi nghĩ đến việc kiếm tiền trong đầu. Họ là những người thông minh hoặc có lẽ là quá sắc xảo”.
Bình An, theo Vision Times