Khảo sát cho thấy: 80% người dân Hồng Kông không tin tưởng ĐCSTQ
Một cuộc thăm dò mới nhất cho thấy, hơn 80% người dân Hồng Kông không tin tưởng ĐCSTQ, có đến 44% người đánh giá “0 điểm” cho bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga – người được ĐCSTQ ủng hộ.
Theo Media General, các cuộc thăm dò mới nhất do Viện Hồng Kông nghiên cứu về Châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Đại học Trung văn (Hồng Kông) cho thấy, đa phần người dân Hồng Kông phẫn nộ với chính quyền ĐCSTQ, độ tín nhiệm giảm xuống chỉ còn 13.7%, nói cách khác hơn 80% người dân đã không còn tin tưởng ĐCSTQ. Chính phủ đặc khu Hồng Kông thì luôn ủng hộ ĐCSTQ, điều này cũng gặp phải những đánh giá không tốt, sự hài lòng của người dân đã giảm xuống chỉ còn 13% – mức thấp kỷ lục.
Đại học Trung văn đã thực hiện cuộc thăm dò có hiệu quả với 732 công dân trên 18 tuổi từ ngày 20 đến 28/5, đoạn thời gian này là lúc Đại hội đại biểu Nhân dân đang xem xét “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, người dân nơi đây đã tỏ ra bất mãn với chính quyền ĐCSTQ và chính phủ Hồng Kông, mức tín nhiệm của họ đã thấp hơn đáng kể so với tháng 4.
Theo kết quả của các cuộc thăm dò, 13.7% số người được hỏi bày tỏ sự tin tưởng vào chính quyền Trung Quốc – giảm 3% so với tháng 4. Những người trực tiếp bày tỏ thái độ không tín nhiệm đạt tới 68.2% – tăng 8.4% so với tháng 4. Ngoài ra còn có 15.8% người được hỏi trả lời “50-50” – giảm 4.4% so với tháng 4.
Đối với sự thể hiện của Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga, tổng điểm là 22.2, giảm xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 12/2019, và giảm mạnh 4.6 điểm so với tháng 4. Trong đó, 44% đánh giá 0 điểm, 30.7% đánh giá từ 1 đến 49 điểm, tức là có 74.7% người đánh giá là không đủ tiêu chuẩn.
Chỉ có 15.6% số người được hỏi bày tỏ sự tin tưởng vào chính phủ Hồng Kông, giảm 3.7% so với tháng 4. Những người thể hiện sự không tin tưởng chiếm 60.5%, tăng 7.2% so với tháng 4. 22.5% trả lời “50-50”, giảm 3.5% so với tháng 4.
Theo các báo cáo, ĐCSTQ đã hứa trong “Tuyên bố chung Trung – Anh” rằng Hồng Kông được hưởng các quyền như “người Hồng Kông cai trị Hồng Kông, tự trị ở mức cao” cho đến năm 2047. Sau khi ĐCSTQ đưa ra “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, người dân cho rằng ĐCSTQ đang phá hủy sự tự do mà Hồng Kông được hưởng sau khi trao chủ quyền về cho Trung Quốc.
Giáo sư Chương Thiên Lượng (Zhang TianLiang) – chuyên gia về các vấn đề xã hội và chính trị Trung Quốc nhận định: “ĐCSTQ có uy tín hay không? ĐCSTQ thì thỏa thuận nào cũng có thể ký kết nhưng rồi sau đó không hề đếm xỉa đến, hứa hẹn rồi lại tìm cách chống chế, cam kết rồi lại không thực hiện, căn bản là không có tín nhiệm”.
Sau khi Đại hội đại biểu Nhân dân bỏ phiếu thông qua dự thảo “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, người dân đã lên án mạnh mẽ. Họ lo rằng sau khi dự luật được thực thi, các cuộc biểu tình hay các ngôn luận phát biểu bất mãn với chính phủ sẽ bị coi là “vi phạm an ninh quốc gia” và sẽ bị khởi tố.
Ngoài ra, trong cơn phong ba “chống sửa đổi luật dẫn độ“, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã bày tỏ lo ngại. Một số người Hồng Kông cũng lo lắng rằng, những hành vi này sẽ được coi là “sự can thiệp của lực lượng nước ngoài tại Hồng Kông” trong tương lai, nếu có hành vi vi phạm nhân quyền xảy ra ở Hồng Kông, quốc tế sẽ khó mà hỗ trợ được.
Việt Anh (theo Epoch Times)