Hồng Kông: Tòa án bác bỏ đơn khiếu nại của Hoàng Chi Phong, tự do báo chí bị tiêu biến
Tòa án ở Hong Kong đã bác bỏ đơn khiếu nại của Hoàng Chi Phong, về việc anh bị tước quyền tham gia cuộc bầu cử cấp quận tại thành phố này năm ngoái. Và cảnh sát Hồng Kông tuyên bố họ sẽ chỉ công nhận các kênh truyền thông nước ngoài đã đăng ký với chính phủ và được “quốc tế biết đến”.
Nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông – Hoàng Chi Phong, đang đối mặt với một cuộc chiến cam go. Anh cho biết đây là cuộc chiến mà anh sẽ không từ bỏ. Điều này diễn ra sau khi tòa án Hồng Kông bác bỏ đơn khiếu nại của anh vào ngày 23/9. được biết, Hoàng đã bị chính phủ Hồng Kông tước quyền bầu cử cấp quận vào năm ngoái.
Hoàng đã bày tỏ sự thất vọng của mình đối với động thái của chính quyền Hồng Kông, đồng thời chỉ ra sự kiểm soát ngày càng tăng từ Bắc Kinh. Bất chấp kết quả, Wong vẫn kêu gọi tập hợp dư luận quần chúng từ những người ủng hộ mình.
“Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu trong trận chiến đầy khó khăn ngay cả khi hệ thống tư pháp ngày nay nằm dưới sự kiểm soát cứng rắn của Bắc Kinh,” Hoàng Chi Phong tuyên bố.
Anh Wong đã trở thành 1 nhân vật quốc tế sau khi lãnh đạo các cuộc biểu tình trở lại vào năm 2012 và 2014.
Tự do báo chí ở Hồng Kông đã bị tiêu biến
Và quyền tự do báo chí ở Hồng Kông tiếp tục bị xói mòn. Giờ đây, cảnh sát tuyên bố họ sẽ chỉ công nhận các kênh truyền thông nước ngoài đã đăng ký với chính phủ và được “quốc tế biết đến”. Đây là một cuộc đàn áp đối với các kênh truyền thông địa phương và các nhà báo Hồng Kông.
Cảnh sát cho biết đây là biện pháp cần thiết để chống lại cái mà họ gọi là các “phóng viên giả mạo”, viện dẫn các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ kể từ năm ngoái.
Chi nhánh Quan hệ Công chúng của Cảnh sát cho biết cảnh sát sẽ không còn công nhận các nhà báo được công nhận bởi các hiệp hội báo chí như Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông (HKJA) và do đó sẽ không cho phép họ vào các khu vực hạn chế vì lý do an ninh.
Trong khi đó, 8 công đoàn truyền thông Hồng Kông – bao gồm cả HKJA, đã lên tiếng chỉ trích gay gắt chính sách mới này, nói rằng “nó sẽ cản trở nghiêm trọng đến quyền tự do báo chí ở Hồng Kông, khiến thành phố vận hành theo kiểu chính quyền độc tài.”
Họ cho biết thêm rằng động thái này cho phép các “nhà chức trách quyết định ai là phóng viên”, điều này làm thay đổi cơ bản hệ thống pháp luật hiện có.
Họ yêu cầu chính phủ Hồng Kông phải hủy bỏ chính sách mới, hoặc họ sẽ đáp trả bằng các “biện pháp cần thiết”. Cũng nói thêm rằng các phóng viên tự do và các cơ quan truyền thông không do chính phủ quản lý trong nhiều năm qua đã đưa tin trung thực để phục vụ công chúng rộng rãi hơn.
Các hiệp hội nhà báo từ lâu đã cáo buộc cảnh sát Hồng Kông ngăn cản giới truyền thông làm công việc của họ và sử dụng vũ lực quá mức đối với các thành viên báo giới.
Cuộc đàn áp đối với các phương tiện truyền thông địa phương đã gia tăng sau khi luật an ninh mới của Trung Quốc cho Hồng Kông có hiệu lực.
Trường hợp đáng chú ý nhất liên quan đến Jimmy Lai, chủ sở hữu của Apple Daily, người đã bị bắt vào tháng 8 theo luật hà khắc mới của Hồng Kông, và chỉ mới được tại ngoại gần đây.