Hơn 5.300 học viên Pháp Luân Công Trung Quốc bị bắt và bị sách nhiễu vào nửa đầu năm 2020
Trong nửa đầu năm 2020, 5.313 học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ và sách nhiễu ở Trung Quốc. Theo báo cáo từ Minghui.org – trang web cung cấp tài liệu về chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cổ xưa của Trung Quốc, bao gồm các bài tập chậm rãi và thiền tịnh giúp nâng cao cả sức khỏe lẫn tinh thần, người học tập trung vào các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để yêu cầu bản thân trở thành người tốt hơn.
Kể từ khi được giới thiệu vào năm 1992, môn tập nhanh chóng phổ biến ở Trung Quốc, với khoảng 70 triệu người tập, theo ước tính của chính phủ vào thời điểm đó.
Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ đã phát động một chiến dịch đàn áp mở rộng, cấm môn tập này chỉ vì lòng đố kỵ số người học quá nhiều.
Kể từ đó, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị quản chế, bị tù đày chỉ vì kiên định vào đức tin của họ. Hàng triệu học viên đã bị giam giữ, tra tấn, theo ước tính của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.
Theo Minghui.org, chỉ trong nửa đầu năm 2020, đã có đến 2.654 học viên bị giam giữ, 2.659 học viên bị sách nhiễu, 77 trường hợp bị gửi đến các trung tâm tẩy não, 1.687 học viên bị chính quyền đột kích vào nhà, và 48 học viên bị tịch thu nhà cửa.
Trong số đó có 48 giáo viên và Giáo sư. Ngoài ra còn có cả giới tinh hoa xã hội như một Giám đốc thuộc cơ quan chính phủ, kỹ sư, trưởng khoa bệnh viện, bác sĩ, cựu chiến binh cấp trung đoàn, kế toán, cán bộ ngân hàng và doanh nhân. Có tất cả 540 người trong số họ đã trên 65 tuổi.
ĐCSTQ đã tống tiền tổng cộng hơn 2,8 triệu nhân dân tệ (khoảng 409.000 USD ) từ những học viên này bao gồm, tịch thu 2,47 triệu nhân dân tệ (354.000 USD) từ các học viên, và tòa án đã phạt 385.000 nhân dân tệ (55.000 USD).
Chết bất thường ngay ngày bị bắt
Vào sáng sớm ngày 18/6, hơn 30 học viên Pháp Luân Công đã bị cảnh sát địa phương tại thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc bắt cóc. Han Yu Qin 68 tuổi là một trong số đó.
Tối ngày 18/6, cảnh sát thông báo với gia đình rằng bà đã chết. Khi người thân trong gia đình nhìn thấy thi thể bà, họ phát hiện tóc bà rối tung và mũi bà dính đầy máu.
Theo Minghui.org, bà bị giam trên ghế sắt trong nhiều giờ, cảnh sát buộc bà phải ký một văn bản cam kết từ bỏ đức tin của mình, nhưng bà đã từ chối.
Tối hôm đó, bà đến phòng vệ sinh và ngất ngay tại chỗ. Bà đã chết sau khi được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
Bị sách nhiễu
Xia Mingjin, 55 tuổi, là cư dân của thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, một tỉnh không giáp biển ở phía Đông Trung Quốc.
Vào tối ngày 3/4/2018, bà đã bị cảnh sát địa phương dùng bạo lực bắt cóc trong khi đang găng một biểu ngữ Pháp Luân Công. Bà bị kết án 2 năm tù. Sau khi trở về ngày 3/4/2020, cảnh sát địa phương và cán bộ ĐCSTQ liên tục đến nhà sách nhiễu.
Hàng tháng, bà bị buộc phải báo cáo với cảnh sát, lấy dấu vân tay, viết báo cáo về suy nghĩ của mình và cung cấp cỡ giày. Bất cứ khi nào bà từ chối hợp tác, cảnh sát sẽ gọi điện và quấy nhiễu chồng bà.
Mất quỹ hưu trí
Tại thành phố Nam Xương, học viên Pháp Luân Công Liu Yongying đã bị đánh và bị sa thải.
Liu Yongying là một giảng viên cao cấp tại một trường cao đẳng công tác xã hội Giang Tây, bà đã bị giam cầm liên tục trong 5 năm vì đức tin vào Pháp Luân Công. Ngày 3/4/2018, bà lại bị cảnh sát bắt cóc và bị kết án 2 năm tù, sau đó bị sa thải khỏi vị trí giảng viên và còn bị tước đoạt quỹ hưu trí.
Tháng 8/2020, Đại học Y khoa Tây Nam tại thành phố Lu Châu, Tứ Xuyên, đã giữ lại tiền trợ cấp của Tang Xuzhen – một Giáo sư đã nghỉ hưu 9 năm. Nhà tế bào học 82 tuổi này trở thành mục tiêu xâm hại chỉ vì kiên định vào đức tin của mình.
Ngày 3/6, bà đã đến trường đại học để yêu cầu phục hồi quỹ hưu trí của mình. Tuy nhiên, trường đại học đã gọi cảnh sát và đuổi bà đi.
Tiền bị tịch thu
Vào tối ngày 26/6, Ren Haifei đã bị cảnh sát địa phương bắt cóc tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh – phía Đông Bắc Trung Quốc. Ren đã tập Pháp Luân Công từ khi còn học đại học. Năm 2001, anh bị cảnh sát bắt cóc và bị kết án 7.5 năm tù giam. Trong cuộc bức hại, anh cũng bị buộc phải thôi học đại học.
Gần đây nhất, cảnh sát đột nhập vào căn hộ của anh và lấy khoảng 500.000 nhân dân tệ (71,400 USD) tiền mặt. Cảnh sát còn lục soát phương tiện cá nhân của anh và cướp thêm 50.000 nhân dân tệ (7.100 USD) tiền mặt cất trong xe.
Ren đã bị giam trong trại Yaojia ở Đại Liên. Trung tâm giam giữ cấm anh gặp luật sư của mình với lý do đại dịch đang hoành hành.
Mất tích
Vào năm 2018, Yan Yixue bị bắt cóc đến một trung tâm tẩy não, “trung tâm cai nghiện” Shihezi ở Tân Cương. Cô đã bị giam giữ gần 1 năm và phải chịu nhiều sự lạm dụng khác nhau như bị mắng, xô đẩy và bị cảnh sát đánh đập, theo Minghui.org. Khi cô luyện các bài tập của Pháp Luân Công, chuông cảnh báo sẽ vang lên, một nhóm cảnh sát sẽ xông vào dùng gậy sắt kéo cô ra và đánh đập.
Có một lần, cô bị nhốt vào một chiếc ghế sắt trong gần nửa tháng, trong thời gian đó cô đã tuyệt thực để phản đối.
Năm 2020, một lần nữa cô bị cảnh sát bắt cóc trước cuộc họp chính trị của ĐCSTQ, diễn ra từ ngày 21 đến 22/5. Cô đã mất tích kể từ đó.
Gần đây, Bộ Ngoại giao và Kho bạc Hoa Kỳ tuyên bố trừng phạt các quan chức Trung Quốc, liên quan đến vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương, nơi người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác đã bị giam giữ và tra tấn.
Những quan chức ĐCSTQ đó bao gồm:
> Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) – Bí thư Đảng Cộng sản trong khu vực.
> Chu Hải Luân (Zhu Hailun) – cựu Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp lý Tân Cương.
> Vương Minh Sơn (Wang Ming Shan) – Bí thư Đảng ủy Cục Công an Tân Cương.
> Hoắc Lưu Quân (Huo Liu Jun) – cựu Bí thư của Cục Công an Tân Cương.
Văn phòng Công an Tân Cương (gần giống với cảnh sát) cũng nằm trong danh sách trừng phạt.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)