Học viện Larung Gar – Phần tiếp của câu chuyện đàn áp tín ngưỡng tại Trung Quốc

31/07/16, 08:27 Trung Quốc

Vì để xưng tụng chủ nghĩa vô thần, chính quyền Trung Quốc đã liên tiếp gây ra những vụ thảm án đối với những người có tín ngưỡng vào Thần. Sự kiện phá hủy Thánh địa Phật giáo lớn nhất thế giới Larung Gar vừa qua chỉ là để kể tiếp về đoạn lịch sử áp bức này.

Binh lính Trung Quốc đánh đập một nhà sư và phụ nữ Tây Tạng khi họ tổ chức các cuộc biểu tình phản đối Chính phủ Trung Quốc. (Ảnh: Internet)
Binh lính Trung Quốc đánh đập một nhà sư và phụ nữ Tây Tạng khi họ tổ chức các cuộc biểu tình phản đối Chính phủ Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Đức tin vào Thần, Phật, Đạo trở thành cội rễ trong đời sống văn hóa tinh thần của con người. Người xưa tin rẳng: “Trên đầu ba thước có Thần linh”. Sự kính trọng Thần Phật gần như trở thành một bản năng của con người.

Người xưa có câu: “Thà rằng khuấy động nghìn sông, còn hơn quấy nhiễu tâm người tu đạo”, hay “Đả tăng mạ đạo, tất có ác báo”. Thế nhưng, trong suốt lịch sử của mình, chính quyền Trung Quốc đã gây ra biết bao tội ác với tôn giáo, tín ngưỡng, bàn tay đã vấy đầy máu của những người vô tội.

“Đả tăng mạ đạo” (giết sư, chửi đạo)

Ngay sau khi lên nắm quyền ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lập tức chĩa mũi súng vào các tôn giáo, tín ngưỡng đã từng tồn tại suốt hàng nghìn năm qua. Năm 1951, chính quyền ra quy định đe dọa bỏ tù những người hoạt động tín ngưỡng không chính thức.

“Không chính thức” tức là không được sự thông qua của ĐCSTQ. Trong những năm 1950, ĐCSTQ đã bắt bớ, đàn áp và khủng bố ít nhất 3 triệu tín đồ tôn giáo, thành viên các hội kín…

Hồng vệ binh xông vào đốt phá chùa chiền, miếu mạo thời “Cách mạng văn hóa”. (Ảnh: Internet)
Hồng vệ binh xông vào đốt phá chùa chiền, miếu mạo thời “Cách mạng văn hóa”. (Ảnh: Internet)

Giáo hội Phật giáo (1952) và Giáo hội Đạo Giáo (1957) là những tổ chức mà ĐCSTQ lập ra để điều khiển tôn giáo, tín ngưỡng. Trong bản tuyên bố thành lập của hai giáo hội này đều khẳng định sẽ “nghe theo sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân”. Cái gọi là “chính quyền nhân dân” chính là ĐCSTQ.

Thời “Cách mạng văn hóa” (1966 – 1976), phong trào “Phá Tứ cựu” đã thiêu hủy gần như tận gốc rễ nền văn hóa thần truyền 5.000 năm của Trung Hoa. Các đền chùa Phật giáo, Đạo giáo, nhà thờ, tu viện Hồi giáo, tượng Phật, những bức thư pháp, đồ cổ, hội họa… đã bị phá nát trong tay Hồng vệ binh, thực chất là tay sai của ĐCSTQ.

Đốt tượng Phật, một cảnh tượng thường thấy thời "Cách mạng văn hóa". Ảnh: Internet.
Đốt tượng Phật, một cảnh tượng thường thấy thời “Cách mạng văn hóa”. (Ảnh: Internet)

Tất cả những gì liên quan tới tôn giáo, tín ngưỡng, đức tin đều bị Hồng vệ binh thẳng tay tàn phá. Trong Di Hòa Viên (Bắc Kinh) có 1.000 pho tượng Phật chạm ngọc lưu ly tinh xảo, công phu. Sau phong trào “Phá Tứ cựu”, tất cả đều không còn nguyên vẹn, các bức tượng đều bị phá hại hết ngũ quan.

Chùa Lạng Thiên (Thiểm Tây), tương truyền là nơi Lão Tử đã giảng Đạo và viết sách “Đạo Đức Kinh” nổi tiếng hơn 2.500 năm trước cũng bị đập phá, hủy hoại. Các đạo sĩ bị buộc phải rời khỏi tu viện, bị cưỡng ép cắt tóc, cạo râu, từ bỏ thân phận đạo sĩ để làm việc trong các công xã nông thôn.

3
Những bức tượng Chúa bị đập phá trong cuộc Cách mạng Văn hoá. (Ảnh: Internet)

Tháng 11/1966, ngay cả miếu thờ Khổng Tử được tôn kính ở Sơn Đông cũng bị Hồng vệ binh xâm hại nghiêm trọng. Hơn 100.000 cuốn sách cổ đã bị đốt trụi.

ĐCSTQ bắt những người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương phải ăn thịt lợn, cắt râu, bỏ trang phục Hồi giáo.

Ở Tây Tạng, từ những năm 1950, người dân đã phải chịu sự bức hại từ nhà cầm quyền Trung Quốc. Chùa chiền, tu viện Phật giáo bị đập phá, ném bom tiêu hủy. Các nhà sư và ni cô bị cưỡng ép phải kết hôn, đi ngược lại với đức tin và giới luật của mình. Hơn nửa thế kỷ qua, đã có hơn 1 triệu người Tây Tạng thiệt mạng vì những cuộc đàn áp của ĐCSTQ.

Các Phật tử Phật giáo Tây Tạng bị đàn áp. Ảnh: Internet.
Các Phật tử Phật giáo Tây Tạng bị đàn áp. (Ảnh: Reuters)

Chính quyền còn nhúng tay vào một trong những công việc linh thiêng nhất của người Tây Tạng là chọn ra “Lạt Ma tái sinh”. Cuối năm 2015, ĐCSTQ đã giành lấy quyền quyết định Lạt Ma về tay mình với tuyên bố Lạt Ma chuyển kiếp phải được sự chấp thuận của Trung ương! Ngoài ra, ĐCSTQ còn làm nhiều chuyện khác như phát thẻ chứng nhận cho các “Phật sống” Tây Tạng do chính quyền chỉ định.

Mới đây nhất, chính quyền Trung Quốc đã đưa người vào tiến hành phá dỡ Học viện Phật giáo Larung Gar, nơi được coi như thánh địa Phật giáo của Tây Tạng. Chính quyền dùng máy kéo, máy xúc đập phá toàn bộ những kiến trúc truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Tây Tạng, đẩy hơn 40.000 tăng ni đang cư trú tại đây rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, buộc phải rời khỏi tu viện truyền thống của mình.

Học viện Phật giáo ở Tây Tang đã bị san bằng. (Ảnh: Internet)
Học viện Phật giáo ở Tây Tang đã bị san bằng. (Ảnh: Internet)

Đặt mình ngang với Thần Phật, “đấu với Trời, đấu với Đất”

Những người có tín ngưỡng, tôn giáo thì tin vào thuyết hữu thần, còn ĐCSTQ thì không. Với thuyết vô thần, ĐCSTQ đã tự cho mình cái quyền được diễn giải đạo đức, tốt xấu, tự đặt mình ngang hàng với Thần Phật, trời đất.

Mao Trạch Đông sinh thời nói một câu đã trở thành kinh điển cho những người cộng sản Trung Quốc hồi ấy: “Đấu với trời, đấu với đất, đấu với người thật sướng vô cùng”. Thách thức trời đất, Thần Phật, tàn sát nhân dân, đối với ĐCSTQ mà nói là một sở thích có tính di truyền qua nhiều đời lãnh đạo.

Mao Trạch Đông với “Đại nhảy vọt”, “Cách mạng văn hóa”, trực tiếp gây ra cái chết của gần 80 triệu người Trung Quốc. Năm 1989, Đặng Tiểu Bình được cho là người ra lệnh cho bộ binh và xe tăng tiến vào quảng trường Thiên An Môn để đàn áp phong trào biểu tình đòi dân chủ của học sinh, sinh viên khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.

Hàng chục ngàn sinh viên, trí thức đã bị thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989. (Ảnh: internet)
Hàng chục ngàn sinh viên, trí thức đã bị thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989. (Ảnh: internet)

Giết người tu luyện kiếm tiền, không việc ác nào không dám làm

Lịch sử đàn áp người tu luyện phải kể đến cuộc thảm sát mà ĐCSTQ thực thi đối với môn tu luyện Pháp Luân Công, khởi xướng bởi Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư ĐCSTQ.

Môn tu dưỡng tinh thần này lấy “Chân – Thiện – Nhẫn” làm nền tảng, mang lại một trạng thái thăng hoa cả về sức khỏe và tinh thần cho người tập luyện trở thành mục tiêu đàn áp và thanh trừ của chính quyền Trung Quốc từ năm 1999.

Niềm tin vào Thần Phật của các học viên Pháp Luân Công hoàn toàn trái nghịch với quan niệm vô thần mà ĐCSTQ luôn gieo rắc suốt nửa thế kỷ trước đó. Giang Trạch Dân hơn bao giờ hết cảm thấy lo sợ cho vị trí độc tôn của mình khi số người dân theo tập môn tu luyện tinh thần này lên đến hơn 100 triệu người, hơn nhiều so với số đảng viên ĐCSTQ lúc đó.

Số học viên Pháp Luân Công tăng lên nhanh chóng lại trở thành cái gai trong mắt ĐCSTQ. (Ảnh: Internet)
Số học viên Pháp Luân Công tăng lên nhanh chóng lại trở thành cái gai trong mắt ĐCSTQ. (Ảnh: Internet)

Giang Trạch Dân lập ra Phòng 610, một tổ chức hoạt động ngoài vòng pháp luật, không khác gì xã hội đen để làm công cụ đàn áp Pháp Luân Công. Giang cùng thuộc hạ đã giở đủ mọi thủ đoạn từ tra tấn, bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và huỷ hoại thân thể… hòng làm nhụt ý chí của các học viên Pháp Luân Công, buộc họ phản bội lại đức tin của mình.

Không chỉ có vậy, Giang Trạch Dân còn tiến hành mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công ngay khi họ đang còn sống. Ngày 20/6/2015, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) công bố kết luận điều tra cho thấy: Có ít nhất hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng trái phép tại Trung Quốc.

Tạm kết

Những chiếc máy kéo, máy ủi đang giật đổ từng dãy nhà ở Học viện Phật giáo Tây Tạng Larung Gar có thể là một cảnh tượng chưa từng thấy ở các quốc gia khác. Nhưng với ĐCSTQ, những chuyện tương tự như thế vẫn luôn xảy ra và được che đậy kỹ lưỡng, những chuyện bất lương, đi ngược lại với Thiên lý, Đạo lý lại thường được dung túng.

Không ở đâu trên thế giới này, chính quyền sẵn sàng chĩa mũi dao, nòng đạn về phía người dân chỉ vì họ muốn làm một công dân tốt, chỉ vì đức tin vào Thần Phật, niềm tin vào một xã hội có đạo đức hơn. Một chính quyền ra tay với chính nhân dân của mình là dấu hiệu cho thấy nó đang cảm thấy sợ hãi, cảm thấy bị đe dọa. Một thể chế không từ thủ đoạn, lạm sát thường dân, lấy bạo lực để duy trì trật tự cũng cho thấy dấu hiệu của sự diệt vong đang đến gần hơn bao giờ hết.

Theo Daikynguyenvn

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi