Học viện Khổng Tử có dạy điều gì liên quan tới Khổng Tử?
Nếu nghiên cứu cẩn thận về cách tổ chức và tài liệu giảng dạy của Học viện Khổng Tử, những ai am hiểu Khổng Tử có thể dễ dàng nhận thấy cái gọi là “Học viện Khổng Tử” vốn không có gì của Khổng Tử, mà chỉ là một bộ hệ thống những tuyên truyền về văn hóa cộng sản của Trung Quốc.
Phim tài liệu “Mượn danh Khổng Tử” (In The Name Of Confucius) do do đạo diễn và nhà làm phim người Canada gốc Trung Quốc là Doris Liu thực hiện đang được công chiếu tại Đài Loan. Bộ phim lý giải vì sao vào năm 2014 Sở Giáo dục Công Toronto (TDSB) thông qua nghị quyết chấm dứt hợp tác với Trung Quốc về việc thành lập “Học viện Khổng Tử”, cũng giải thích lý do tại sao ban đầu người Canada chào đón Học viện này nhưng sau đó nghi ngờ, và cuối cùng kết thúc bằng kinh sợ và ghê tởm.
Nguyên nhân phát triển mạnh thời kỳ đầu
Không nghi ngờ gì nữa, những năm gần đây Học viện Khổng Tử là kế hoạch thành công nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong quảng bá “sức mạnh mềm” bằng văn hóa ra nước ngoài.
Kể từ khi khai trương Học viện Khổng tử đầu tiên ở Hàn Quốc vào năm 2004, trong thời kỳ phát triển mạnh nhất, cứ khoảng 6 ngày là thế giới lại xuất hiện thêm một Học viện Khổng Tử. Đến cuối năm 2017, ĐCSTQ đã thành lập được 525 Học viện Khổng Tử và 1.113 lớp học Khổng Tử trên 146 quốc gia (vùng) trên toàn thế giới, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ.
Học viện này dưới cái tên “Khổng Tử” đã phát triển thành công ra phương Tây, một phần lý do là trong mắt người phương Tây thì tên tuổi của Khổng Tử sánh ngang Socrates và Plato, gần như là triết gia đại diện của phương Đông. Một ông cụ đi khắp đất nước để truyền bá đạo nhân nghĩa, ai không yêu quý con người như vậy?
Mặt khác, các Học viện Khổng Tử chủ yếu lấy việc dạy tiếng Trung làm nghề nghiệp, còn cung cấp cho đối tác tài liệu giảng dạy hoàn chỉnh và có hệ thống. Trong thời đại mà Trung Quốc phát triển thịnh vượng như hiện nay thì khắp thế giới đều có người muốn học tiếng Trung để thuận tiện giao tiếp với con rồng phương Đông này, và Học viện Khổng Tử đã trở thành món hàng có sẵn tiện lợi nhất.
Nhưng “sức mạnh mềm” liệu có mềm?
Do kế hoạch là của Ban Chỉ đạo Quảng bá Hán ngữ Quốc gia thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc và được tài trợ khoản tiền khổng lồ, nên chỉ qua vài năm đã phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Theo số liệu ước tính, tổng ngân sách kể từ khi thành lập năm 2004 đã vượt quá 2 tỷ đô la Mỹ (USD).
Trong phim tư liệu “Mượn tên Khổng Tử”, người thuộc trường học của Canada tham gia vào chương trình hợp tác đã nói thẳng: “Họ cung cấp cho chúng tôi tổng số tiền 1 triệu USD, lời đề nghị quá hấp dẫn”. Thông thường thì chi phí khởi động mỗi Học viện Khổng Tử khoảng 500.000 USD, Chính phủ Trung Quốc chi trong 5 năm, mỗi năm 100.000 USD, sau đó tự chủ về tài chính. Nhưng cũng có nơi nhận được tài trợ một lần, như Đại học Stanford nhận được một lần 400.000 USD, Đại học Michigan thì được chi theo 5 năm với mỗi năm 125.000 USD, Đại học Columbia cũng chi thành 5 năm với mỗi năm được 100.000 USD.
Yếu tố kinh tế của Trung Quốc trong thực tế ngày nay cùng với sự phong phú và quyến rũ của văn hóa Trung Hoa với cái gọi là nền văn minh phương Đông cổ đại khiến các cơ sở giáo dục nước ngoài (công và tư) sẵn sàng đón nhận mở Học viện Khổng Tử, quan trọng hơn nữa là giai đoạn đầu đối tác hợp tác đầu tư toàn bộ, còn có kinh phí hỗ trợ hoạt động tuyển sinh khiến trong những giai đoạn đầu Học viện Khổng Tử phát triển rất mạnh mẽ.
Nhưng chính vào thời điểm nó đang treo cờ khắp nơi, nhiều người bắt đầu tự hỏi ý định thực sự của Viện Khổng học là gì?
Trước tiên, tuy “Ban Chỉ đạo Quảng bá Hán ngữ” thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc, nhưng cơ chế quản lý của là do một hội đồng đặc biệt lãnh đạo độc lập. Chủ tịch Hội đồng quản trị đầu tiên của Ban Chỉ đạo Quảng bá Hán ngữ chính là bà Trưởng ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Lưu Diên Đông (Liu Yandong) nhậm chức năm 2002. Học viện Khổng Tử “quảng bá văn hóa Trung Quốc” do Trưởng ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương phụ trách, vì thế chẳng phải mục đích của nó đã quá rõ?
Thứ hai, thành viên Hội đồng quản trị có tổng cộng 20 ủy viên, các ủy viên cấp Thứ trưởng trở lên thuộc các cơ quan như Bộ Giáo dục, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Ban Tuyên truyền Trung ương, Đài Truyền hình Trung ương, Bộ Thông tin, Tổng Cục Điện ảnh – Phát thanh – Xuất bản thông tin quốc gia, và Văn phòng Chính phủ. Lẽ nào họ chỉ vì mục đích quảng bá tiếng Hán?
Đặng Tiểu Bình đã từng nói, “Giáo dục cần bắt đầu từ trẻ thơ”, nhưng rốt cuộc cần bắt đầu từ bồi dưỡng nhân cách hay từ giáo dục chính trị tư tưởng, chiếu theo tình hình Trung Quốc hiện nay thì ứng dụng của câu nói này nằm ở vế sau. Như vậy, với sự ra đời của Học viện Khổng Tử, liệu ai có thể ngây thơ nghĩ rằng nó chỉ là nơi giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc?
Tiêu chuẩn trả lời vấn đề 2T
Thực tế, chỉ cần tìm hiểu kỹ tài liệu của Học viện Khổng Tử là có thể dễ dàng thấy rằng trong Học viện Khổng Tử vốn không có Khổng Tử.
Ban Chỉ đạo Quảng bá Hán ngữ phụ trách các Học viện Khổng Tử không chỉ quyết định giáo viên mà còn quyết định tài liệu giảng dạy. Theo tường thuật của phim “Mượn danh Khổng Tử”, gọi những tài liệu này là tài liệu quảng bá văn hoá Trung Hoa là không đúng, chính xác phải gọi là quảng bá văn hoá ĐCSTQ.
Ví dụ, trong hoạt động mừng Tết Nguyên đán do Học viện Khổng Tử tổ chức, những người tham gia được yêu cầu mặc trang phục truyền thống Trung Quốc (chủ yếu là áo dài), nhưng chủ đề các bài hát chủ yếu là xoay quanh Mao Trạch Đông và ĐCSTQ…; có tài liệu Trung văn sơ cấp ghi nội dung “Đài Loan là một phần của Trung Quốc”, hoặc có giáo viên giảng dạy lấy ví dụ “Đức Đạt Lai Lạt Ma là một kẻ xấu xa”, v.v.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn hợp tác dự án là tất cả những người tham gia không được là người tập Pháp Luân Công và phải tuân thủ nghiêm ngặt phạm vi nội dung nằm trong chương trình gọi là theo “văn hóa Trung Hoa”, “giảng dạy Trung văn”. Những giáo viên được mời tham gia (gồm cả giáo viên nước ngoài) đều qua hướng dẫn, nếu có học viên chất vấn “không đúng hướng” về vấn đề 2T (Đài Loan, Tây Tạng) thì phải né tránh, hoặc chuyển sang các vấn đề khác, còn trả lời thì cần tuân thủ tiêu chuẩn duy nhất là “Đài Loan là một phần của Trung Quốc”, “Tây Tạng thuộc về Trung Quốc từ thời cổ đại”.
Dần dần, khi Học viện Khổng Tử phát triển càng rộng rãi hơn và sức ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ngày càng tăng lên, chắc chắn Chính phủ Trung Quốc sẽ sử dụng Học viện Khổng Tử như một công cụ chính trị. Năm 2007, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Lý Trường Xuân đã đến thăm Ban Quảng bá Hán văn và phát biểu: “Học viện Khổng Tử là một phần quan trọng trong công tác tuyên truyền đối ngoại của Chính phủ Trung Quốc”. Sau đó ông Lý Trường Xuân còn nhận định, “thương hiệu Khổng Tử” có “sức thu hút tự nhiên”, và “mượn cớ dạy tiếng Trung này, mọi thứ thật hợp lý và hợp logic”.
Giáo dục phải bắt đầu từ trẻ thơ
Cuối cùng, nhiều trường tại châu Âu và Mỹ đã bắt đầu cảm nhận được hệ thống giảng dạy văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc của Học viện Khổng Tử chính là cánh tay nối dài của “giáo dục cộng sản” Trung Quốc, được những người của ĐCSTQ xem là kế hoạch chiến lược quốc tế đáng tự hào nhất, từ đó họ bắt đầu cảnh giác.
Vì Học viện Khổng Tử không chỉ chú trọng truyền bá ý thức hệ cộng sản, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tiêu cực đối với phong cách học tập và nghiên cứu tự do của người châu Âu và Mỹ, qua việc tô vẽ làm đẹp hình ảnh nhà cầm quyền Trung Quốc thông qua tài liệu giảng dạy để thẩm thấu dần và qua đó “tẩy não” những người học, cách làm hoàn toàn phù hợp với chủ trương “giáo dục cần bắt đầu từ trẻ thơ” của Đặng Tiểu Bình.
Ban đầu khi Học viện Khổng Tử mới thành lập và mời đối tác hợp tác, họ quảng bá tự hào là noi theo các Hội Văn hóa và Học viện Goethe ở Đức, Anh và Pháp, trên thực tế từ việc xây dựng, tổ chức, hình thức hợp tác của Học viện Khổng Tử hoàn toàn không có tiền lệ. Có thể nói đó thực sự là “một tổ chức giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá mang bản sắc cộng sản Trung Quốc”.
Trong phim “Mượn tên Khổng Tử”, Juno Kashua, cựu giám đốc Văn phòng Tình báo Canada ở Châu Á – Thái Bình Dương nhận định: “ĐCSTQ tin rằng nếu có thể mở các Học viện Khổng Tử trên toàn thế giới, họ có thể ảnh hưởng và can thiệp vào thế giới”.
Vấn đề nữa mà phim “Mượn tên Khổng Tử” đưa ra là, bất chấp Học viện Khổng Tử cho đến nay còn những tranh cãi, thông tin hiển thị phong phú trên trang Wikipedia, nhưng vẫn đang ngày càng nhiều trường đại học, trung học tại phương Tây cảnh giác và né tránh. Lý do là “việc sử dụng tiền của Trung Quốc, quá dễ gây nghiện, và một khi nghiện thì rất khó để từ chối”.
Ngoài ra, ngay cả khi sống trong một xã hội tự do và dân chủ, nhưng giới quản lý của nhiều trường đại học rất thực tế, họ chỉ quan tâm đến tiền bạc. Mặc dù những Học viện này mượn tên của Khổng Tử, nhưng rốt cuộc cách làm của nó thật đầy mỉa mai, như một câu nói của Khổng Tử: “Quân tử sống ví nghĩa, tiểu nhân sống vì lợi”.
Theo Trithucvn