Học theo Triều Tiên, TQ thắt chặt kiểm soát Internet bằng cách thanh tẩy truyền thông tự do

25/08/20, 15:57 Trung Quốc
People wearing face masks walk before the portraits of late North Korean leaders Kim Il Sung and Kim Jong Il (centre R) on Kim Il Sung Square in Pyongyang on April 9, 2020. (Photo by KIM Won Jin / AFP) (Photo by KIM WON JIN/AFP via Getty Images)

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát đối với những phát ngôn trên mạng. Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia của ĐCSTQ gần đây đã tiến hành một cuộc thanh tẩy lớn đối với các trang web thương mại và truyền thông tự do.

Học theo Triều Tiên, TQ thắt chặt kiểm soát internet bằng cách thanh tẩy truyền thông tự do (ảnh 1)
Một số phương tiện truyền thông Hoa Kỳ nói rằng, ĐCSTQ đang học tập quan điểm của Triều Tiên trong việc thắt chặt quản lý Internet. (Ảnh: Getty Images)

Bộ phận kiểm duyệt của ĐCSTQ quản lý chặt chẽ Internet đến mức cực đoan. Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia của ĐCSTQ gần đây đã yêu cầu điều chỉnh hành vi của các nền tảng trang web thương mại và truyền thông tự do vi phạm quy định.

Theo báo cáo, đợt điều chỉnh này sẽ tập trung vào 6 lĩnh vực: 1. Tập trung vào việc chấn chỉnh các nền tảng trang web thương mại, trình duyệt di động và truyền thông tự do vi phạm trong việc thu thập, biên tập và phát hành bất hợp pháp thông tin trên Internet, đăng lại các bài viết có nguồn gốc bất hợp pháp; 2. Chuẩn hóa việc quản lý các ứng dụng tin tức trong kho ứng dụng di động; 3. Thiết lập các quy tắc cộng đồng nền tảng xã hội, tăng cường vận hành và quản lý các nền tảng xã hội.

4. Chuẩn hóa việc vận hành và quản lý danh sách các nền tảng trang web thương mại đang thịnh hành; 5. Tăng cường quản lý những người nổi tiếng trên mạng tham gia diễn đàn và diễn thuyết, chuẩn hóa các hoạt động liên quan đến phát sóng trực tuyến; 6. Tăng cường hơn nữa việc quản lý cơ bản đối với truyền thông tự do v.v.

Sau khi 6 quy tắc trên được đưa ra, một làn sóng thanh tẩy mới đã diễn ra trên mạng xã hội Trung Quốc, các tài khoản Weibo và WeChat của nhiều người đã bị khóa. Do hành động này là nhắm đến truyền thông tự do, hầu như tất cả các tài khoản nói về tin tức và thời sự đã bị khóa.

Một người tham gia cuộc họp lần này của Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia của ĐCSTQ đã tiết lộ trên mạng xã hội rằng, những ngày tới đây truyền thông tự do sẽ ngày càng bi thảm hơn, theo quy định thì hầu như không được đăng gì, không được phép đưa tin chính thống và không được đưa tin về các trường hợp khẩn cấp, không được phép công bố những thông tin bất động sản tiêu cực, thậm chí là xu hướng giá ước tính. Tổng kết lại là không được đăng bất cứ thứ gì.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin rằng, sau khi ĐCSTQ đưa ra quan điểm “học theo Triều Tiên” vào năm 2003, họ đã ngày càng trở nên gay gắt hơn trong việc kiểm soát Internet. Từ một “mảnh đất ngoài vòng pháp luật” ban đầu đến bây giờ là “một ngọn cỏ cũng không thể sống nổi”, đằng sau lịch sử phát triển Internet của Trung Quốc là lịch sử kiểm duyệt Internet của ĐCSTQ.

Trình Ích Trung, cựu tổng biên tập của “Báo Đô thị phương Nam” (Southern Metropolis Daily) và “Tân Kinh Báo” (The Beijing News) cho rằng, cục diện hiện tại của các nền tảng Internet của Trung Quốc đã được bắt đầu hình thành từ năm 2003, bây giờ chỉ là lặp lại giai điệu cũ, là hậu quả của nhiều đợt công kích. Việc truyền thông tự do được đưa vào quản lý, bề ngoài là nghiêm khắc trừng trị, thực chất chỉ là thể hiện cho cấp trên xem mà thôi.

Trình Ích Trung nói thêm rằng, năm 2003 không chỉ là bước ngoặt của Internet Trung Quốc mà còn là bước ngoặt đối với toàn bộ nền chính trị Trung Quốc.

Ông nói rằng, khi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo lên nắm quyền vào tháng 10/2002, lúc đó tuyên truyền rằng: “Chính sách mới của Hồ và Ôn.” Thuật ngữ mà “Tân Hoa xã” sử dụng vào thời điểm đó có thể được hiểu rằng ĐCSTQ muốn khởi xướng cải cách chính trị. Bởi vì Giang Trạch Dân nắm quyền 14 năm, nhiều người đã mắng chửi ông ta, nói rằng ông ta nắm quyền 14 năm, không hề tiến hành cải cách chính trị cũng như thúc đẩy dân chủ hóa Trung Quốc. Hồ và Ôn lên nắm quyền, khiến người ta có cảm giác rằng cuộc cải cách chính trị bị gián đoạn đó nên được nối lại.

Đây là một dấu mốc rất quan trọng, năm 2003 là năm xảy ra hàng loạt sự cố như sự kiện Tôn Chí Cương, dịch SARS, vụ án Nam Đô, điều này đã khiến các nhà chức trách phát hiện ra rằng sức ảnh hưởng của Internet quá lớn, nhất định phải quản lý chặt chẽ. Vì vậy phải thay đổi, và sự thay đổi cục diện này đã xảy ra vào thời điểm này.

Trình Ích Trung nhớ lại rằng, đằng sau những sự việc này còn có những câu chuyện khác. Năm 2003, Giang Trạch Dân viết thư cho Hồ Cẩm Đào, nói rằng một số trí thức tự do chống Cộng sản đã sử dụng khẩu hiệu “Chính sách Mới của Hồ và Ôn” để đưa ra các đề xuất cải cách chính trị, trên thực tế, họ muốn lật đổ Đảng Cộng sản, và khuyên chính phủ Hồ và Ôn đừng để bị lợi dụng.

Đối với bức thư này Hồ Cẩm Đào đã đưa ra nhận định rằng, Triều Tiên gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng có nhiều phương pháp chính trị tốt.

Trình Ích Trung tin rằng tình hình quản lý và kiểm soát mạng hiện nay đã được đặt ra từ năm 2003, chỉ là sau này được lặp lại và củng cố.

Học theo Triều Tiên, TQ thắt chặt kiểm soát internet bằng cách thanh tẩy truyền thông tự do (ảnh 2)
Hình ảnh quân nhân Triều Tiên tại Bình Nhưỡng. (Ảnh: Getty Images)

Luật sư nhân quyền Đằng Bưu tại Hoa Kỳ nói rằng, dưới thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, ảnh hưởng của Internet chưa đủ để đe dọa chế độ nên việc đàn áp tương đối nhẹ, sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, các biện pháp kiểm soát mạng được tăng lên đáng kể.

Ông cho rằng, vào thời ông Tập, Internet, mạng xã hội, các tổ chức phi chính phủ, chiến dịch nhân quyền, nhà thờ, truyền thông báo chí,… lần lượt đều bị chèn ép, đàn áp tất cả các lực lượng tự do, nên không có gì ngạc nhiên khi việc giám sát Internet ngày càng nghiêm ngặt hơn. Lý do đằng sau là các nhà chức trách tin rằng Internet là mối đe dọa trực tiếp đối với hệ thống chính trị của ĐCSTQ.

Trình Ích Trung nói rằng, trên thực tế, sự kiểm soát của chính quyền ĐCSTQ đối với các phương tiện truyền thông chưa bao giờ lỏng lẻo, mà nó ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, được thể chế hóa, cấu trúc hóa và quy mô hóa. Không có hy vọng và không có tương lai cho truyền thông tự do ở Trung Quốc.

Lưu Lực Bằng, người đã làm kiểm duyệt và các công việc liên quan đến kiểm duyệt tại Trung Quốc trong 10 năm cho biết, với sự phát triển của Internet, việc kiểm duyệt ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Khi Internet mới xuất hiện, kiểm toán viên chỉ là công việc nội bộ của các công ty tư nhân và việc quản lý nội bộ có phần buông lỏng. Tuy nhiên, các bộ phận kiểm duyệt ngày nay có quyền kiểm duyệt, và nhiều người trong số họ được kiểm duyệt trực tiếp bởi cảnh sát mạng.

Hơn nữa, sự kiểm soát của cơ quan chức năng đối với các kiểm duyệt viên là vô cùng khắt khe, mỗi kiểm duyệt viên đều được giám sát, công việc được hoàn thành bởi hai người, tất cả các tài liệu đều có dấu vân tay kỹ thuật số, hầu như không thể “giơ súng cao hơn một tấc” hay là “mắt nhắm mắt mở” như lúc đầu, lại càng không thể đưa những tài liệu, quy tắc được thẩm duyệt ra bên ngoài.

Tờ “Tân Kinh Báo” tiết lộ vào năm 2013 rằng, hơn 2 triệu người đang tham gia vào việc kiểm soát mạng ở Trung Quốc. Do hệ thống kiểm duyệt internet nghiêm ngặt của ĐCSTQ, nhiều công ty Trung Quốc đã thuê hàng nghìn người để giám sát nội dung trên các trang web công ty của họ. Với việc ĐCSTQ liên tục gia tăng sự giám sát trực tuyến, những phát ngôn trên mạng của người dân Trung Quốc sẽ luôn trong tình trạng bị giám sát.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm