Hoàng đế Napoleon và nguồn gốc của món mứt hạt phỉ Nutella nổi tiếng thế giới

08/08/17, 22:29 Tri thức

Nutella được xem là món ăn “tối thượng” của những người ưa ngọt, nó được làm từ mứt hạt phỉ và sô-cô-la, thường ăn kèm với bánh mì. Điều thú vị là câu chuyện ra đời của thương hiệu nổi tiếng thế giới này lại liên quan đến nhà chỉ huy quân sự tài ba nước Pháp – Hoàng đế Napoleon. 

Nutella là thương hiệu mứt hạt phỉ – sô-cô-la nổi tiếng thế giới, thường được ăn cùng với bánh mì, hạt dẻ và 1 cốc sữa. (Ảnh: GALA.de)

Ý tưởng cho sản phẩm này đến từ đâu?

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1806, tại Turin, thủ phủ của xứ Piedmont. Khi đó, Napoleon đang nỗ lực nhằm đóng băng thương mại để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến với vương quốc Anh. Sự kiện này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng trầm trọng trên khắp lục địa. Bên cạnh nhiều mặt hàng khác, giá sô-cô-la cũng leo thang nhanh chóng. Sự thiếu hụt ca cao đã buộc các nhà sản xuất sô-cô-la ở Piedmont phải tiến hành thử nghiệm các nguyên liệu và hương vị mới.

Một người thợ chế biến sô-cô-la có tài xoay xở ở Turin đã bắt đầu thử nghiệm với các hạt phỉ địa phương để tiết kiệm lượng cung sô-cô-la càng nhiều càng tốt. Thành quả của thử nghiệm này được đặt tên là: Gianduja, theo biểu tượng của ngành hài kịch ứng tác xứ Turin thời bấy giờ. Từ đó cây phỉ được trồng nhiều hơn ở Piedmont, chúng rẻ hơn nhiều so với cacao, làm cho sô-cô-la “gianduja” trở nên dễ dàng sản xuất và tiêu thụ hơn. Năm 1852, xuất hiện những viên kẹo đầu tiên có chứa sô-cô-la và hạt phỉ.

Sau đó, một công ty bánh kẹo của Ý là Caffarel đã cho ra mắt loại kẹo nhỏ có hình dáng giống chiếc thuyền lật ngược được gọi là “giandutto”. Sự kết hợp của cacao và hạt phỉ để cho ra 1 loại kẹo có dạng rắn kiểu này là sản phẩm thứ 2 trong lịch sử phát triến sô-cô-la, trước đó là sô-cô-la thỏi đen, và sau đó là sô-cô-la sữa, được sáng chế vào năm 1875

Kết quả hình ảnh cho mứt socola hạt dẻ
Nutella ngày nay là thương hiệu mứt hạt phỉ nổi tiếng thế giới. (Ảnh: Centives)

Hơn một thế kỷ sau đó, vào thời Thế chiến II, giá sô-cô-la lại tăng mạnh. Năm 1946, một nhà chế biến bánh ngọt người Ý đến từ Alba, Piedmont tên là Pietro Ferrero, người sáng lập công ty bánh kẹo Ferrero của Ý, đã quyết định đối mặt với thử thách này khi một lần nữa chuyển sang sản xuất loại kem hạt phỉ “kỳ diệu”. Đó là kem Gianduja, một sự pha trộn giữa hạt phỉ và sô-cô-la dưới dạng kem để ăn cùng với bánh mì cắt lát. Trong năm đó ông đã bán được lô đầu tiên với khoảng 270 kg kem Gianduja.

Ngay sau khi sản phẩm này ra mắt, Ferrero đã giới thiệu thêm một phiên bản mới tên là “Supercrema Gianduja”. Sản phẩm mới này đã rất được chào đón và có mặt trong các bữa ăn của nhiều gia đình trên khắp Italy, trên những ổ bánh mì nướng hoặc bánh sừng bò, ăn cùng với kem lạnh hoặc đơn giản là ăn trực tiếp.

Sự kết hợp của Ferrero đã trở nên phổ biến đến mức các cửa hàng tạp hóa ở mỗi khu phố luôn sẵn có Gianduja và lũ trẻ sau giờ tan học thường chạy đến với những lát bánh mì và mua 1 ít kem hạt phỉ như bữa ăn nhẹ buổi chiều.

Hoàng đế Napoleon –  Nhà quân sự và chính trị kiệt xuất của nước Pháp. (Ảnh: StudyBlue)

Năm 1963, con trai của Ferrero là Michele Ferrero đã phát triển thương hiệu Supercrema và mang đi quảng bá trên khắp châu Âu. 1 năm sau, năm 1964, ông đổi tên nó thành Nutella. Hộp Nutella đầu tiên xuất xưởng tại 1 nhà máy ở Alba vào ngày 20/4/1964. Sản phẩm đã thành công ngay lập tức.

Ngày nay, thành phần chính của Nutella vẫn là hạt phỉ, ngoài ra còn có dầu cọ, đường, ca cao rắn và sữa tách kem. Năm 2012, Thượng nghị sĩ Pháp Yves Daudigny đề xuất tăng thuế đối với dầu cọ. Dầu cọ là một trong những thành phần chính của Nutella vì nó chiếm đến 20% sản phẩm, và khi đó loại thuế này đã được báo chí gọi là “thuế Nutella”.

Bánh mì kẹp với Nutella. (Tác giả: Dawid Skalec)

Năm 1983, Nutella được phân phối lần đầu tiên ở Hoa Kỳ. Kể từ đó nó đã trở thành 1 món ăn rất được ưa chuộng, thậm chí người ta còn dành cho sản phẩm này một Ngày Nutella thế giới, được kỷ niệm bởi những người hâm mộ trên toàn cầu, đó là ngày 5/2 hàng năm. 2 năm sau, Poste Italiane đã phát hành một loạt tem kỷ niệm 50 năm ngày cái tên Nutella ra đời. Mỗi con tem có giá 70 cent Euro, được thiết kế bởi Istituto Poligrafico e Zecca dello Stato với một hộp Nutella trên nền vàng.

Nutella đã nổi lên như một hiện tượng, thúc đẩy các đối thủ cạnh tranh tung ra các sản phẩm khác từ hạt phỉ và họ cũng cố đưa ra những sản phẩm khác kết hợp giữa sô-cô-la và hạt phỉ đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên liệu những mặt hàng này có làm được những điều tương tự như Nutella?

Hoàng An biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng