Hoa Kỳ trừng phạt SMIC sẽ giáng đòn mạnh vào ĐCSTQ

07/10/20, 10:12 Thế giới

Vào tối ngày 4/10, SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corporation) đã thông báo trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông rằng, Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã gửi thư tới một số nhà cung cấp của SMIC, trong đó nói rằng một số thiết bị, phụ kiện và nguyên liệu thô của Hoa Kỳ phải tuân theo các quy định kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ, cần phải xin giấy phép xuất khẩu trước để cung cấp cho SMIC, điều này có thể gây ra ảnh hưởng cực kì bất lợi đến hoạt động sản xuất sau này của SMIC.

Hoa Kỳ trừng phạt SMIC sẽ giáng đòn mạnh vào ĐCSTQ (ảnh 1)
Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với SMIC sẽ làm giấc mơ tự cung tự cấp Chip của ĐCSTQ ngày càng xa vời. (Ảnh qua Chinadaily)

Khoảng cách giữa công nghệ bán dẫn của Trung Quốc và thế giới sẽ ngày càng nới rộng

Là nhà sản xuất chip công nghệ tiên tiến và lớn nhất Trung Quốc, một khi SMIC mất nguồn hỗ trợ thiết bị từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác, triển vọng phát triển quy trình sản xuất tiên tiến của Trung Quốc sẽ không còn, và khoảng cách giữa công nghệ bán dẫn của Trung Quốc so với thế giới sẽ bị kéo giãn ngày càng lớn hơn.

Hãng tin Reuters ngày 5/10 cho biết, theo thống kê từ cơ quan nghiên cứu thị trường TrendForce, đứng đầu thị trường sản xuất vật liệu bán dẫn là Đài Loan với 65%, tiếp theo là Hàn Quốc với 16% và Trung Quốc với 6%. SMIC trên thế giới chiếm thị phần khoảng 4%, đứng thứ 5 trên thế giới và đứng thứ nhất ở Trung Quốc. Đây cũng là nhà sản xuất wafer (đĩa bán dẫn) duy nhất ở Trung Quốc có kế hoạch phát triển các công nghệ Chip tiên tiến dưới 14nm.

TrendForce tin rằng, với việc SMIC là công ty tiên tiến nhất trong quy trình sản xuất chất bán dẫn ở Trung Quốc, khi nguồn cung ứng thiết bị và nguyên liệu bị cắt đứt, nó sẽ phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển quy trình sản xuất tiên tiến của công ty và con đường tự sản xuất thiết bị bán dẫn.

Văn phòng Nghiên cứu Chất bán dẫn của TrendForce chỉ ra rằng, các nhà sản xuất chất bán dẫn lớn hiện nay ở Trung Quốc bao gồm NAURA Technology Group Co., Ltd; Advanced Micro-Fabrication Equipment; Shanghai Micro Electronics Equipment (Group) Co., Ltd và China Electronics Technology Group v.v.

Mặc dù quy trình sản xuất của những công ty này được cung ứng bởi các nhà sản xuất độc lập ở Trung Quốc, nhưng trong quá trình in thạch bản và kiểm tra, chỉ có Shanghai Micro Electronics Equipment (Group) Co., Ltd mới có thể cung cấp thiết bị tiên tiến nhất đạt đến 90nm. Tuy nhiên, quy trình dưới 90nm, tức là thiết bị 12 inch về cơ bản vẫn cần phải dựa vào sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp của Mỹ. Theo ước tính, khả năng để có thể tự cung cấp thiết bị bán dẫn trong 5-10 năm tới là cực kỳ thấp.

TrendForce cho biết, mặc dù SMIC vẫn có thể dựa vào các dây chuyền sản xuất hiện có của mình để tiếp tục hoạt động trong ngắn hạn, nhưng nó sẽ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan là không thể mua máy móc mới để mở rộng phát triển trong tương lai. Việc mở rộng và thành thục các quy trình chế tạo công nghệ Chip trên 28nm, và kế hoạch phát triển các công nghệ Chip tiên tiến dưới 14nm, có thể sẽ phải chậm lại.

Người sáng lập Alibaba – Jack Ma, trong một video được lan truyền trên cộng đồng Trung Quốc gần đây cho biết, nếu tách biệt hoàn toàn khỏi công nghệ nước ngoài, Trung Quốc hiện chỉ có thể sản xuất chip ở mức 90 nanomet, và đó là công nghệ năm 2004 của Intel. Chip của Trung Quốc lạc hậu hơn so với thế giới 20 năm.

Tờ “The Wall Street Journal” vào ngày 7/7 trích dẫn ước tính của các nhà phân tích nói rằng, công nghệ của SMIC vẫn còn kém TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) khoảng 5 năm, và trong tương lai gần, khoảng cách này có thể vẫn tồn tại. Điều đáng chú ý là khoảng cách này tồn tại trong những điều kiện lý tưởng, đó là SMIC chưa bị Hoa Kỳ trừng phạt và có thể liên tục có được công nghệ và thiết bị của Mỹ. Một khi bị Hoa Kỳ trừng phạt, khoảng cách này sẽ tiếp tục bị kéo giãn.

Tờ “Tin tức Khoa học và Công nghệ” của Đài Loan ngày 28/9 đưa tin, một kỹ sư dây chuyền sản xuất chip của SMIC tiết lộ rằng, các lệnh trừng phạt mà Hoa Kỳ áp dụng đối với SMIC sẽ có tác động ớn lạnh đối với các ngành công nghiệp trong nước.

Kỹ sư này thừa nhận rằng, triển vọng tự cung tự cấp là “bi quan hơn nhiều” (much more pessimistic) so với đánh giá của các nhà phân tích, và cho biết “Chúng tôi cảm thấy rất bất lực” (We feel very helpless).

Giấc mơ tự cung tự cấp chip của Trung Quốc có thể sẽ tan vỡ

Trung Quốc có nhu cầu mạnh về chip của riêng mình, nhưng sự lệ thuộc vào bên ngoài của nó là rất lớn. Năm 2019, đô la Mỹ của Trung Quốc chi cho Chip nhập khẩu đạt 300 tỷ nhân dân tệ, nhiều hơn tổng số đô la Mỹ chi cho nhập khẩu dầu và thực phẩm cộng lại. Ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc rất cần chip, Tập Cận Bình cũng hy vọng khả năng tự cung cấp chip của Trung Quốc sẽ được nâng cao hơn nữa.

Ban đầu, Bắc Kinh hy vọng rằng đến năm 2025, tỷ lệ tự cung tự cấp của tất cả các chip máy tính được sử dụng ở Trung Quốc sẽ tăng lên 70%, nhưng hiện tại tỷ lệ này chỉ là khoảng 16%.

Tập Cận Bình cũng đã nhiều lần lên tiếng nhấn mạnh cần đột phá về công nghệ, để giải quyết vấn đề “bị kẹp cổ” trong các ngành kỹ thuật then chốt. Trước xu hướng tách rời hoàn toàn khỏi Hoa Kỳ và các nước tiên tiến trên thế giới, Tập Cận Bình vào tháng 7 năm nay thậm chí đã đề xuất kế hoạch chính là “vòng tuần hoàn lớn quốc nội”, với nội dung cốt lõi là tự chủ công nghệ và phụ thuộc vào nhu cầu trong nước.

Vương Kiếm, một nhà quan sát kinh tế và chính trị ở nước ngoài chỉ ra rằng, các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ sẽ khiến SMIC không thể leo lên một quy trình sản xuất cao hơn. SMIC chỉ là một nhà máy hạng hai trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn trên thế giới, nhưng nó là hy vọng duy nhất cho sự đột phá trong lĩnh vực chip của Trung Quốc. Lệnh cấm của Mỹ đối với SMIC, chính là đã phá tan giấc mơ tự cung cấp Chip của Tập Cận Bình.

Jefferies (ngân hàng đầu tư độc lập đa quốc gia của Mỹ) ước tính, SMIC có mức độ phụ thuộc khá cao vào thiết bị bán dẫn của Mỹ. Khoảng 50% thiết bị của họ là đến từ Mỹ. Để đẩy nhanh quá trình sản xuất công nghệ 14nm, SMIC đã đưa ra một thông báo vào ngày 24 tháng 1 năm nay rằng, công ty này đã căn cứ vào các hiệp nghị thỏa thuận thương mại, mà phát hành một loạt đơn đặt hàng máy móc và thiết bị trong thời gian 12 tháng, từ tháng 2 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020, với tổng giá trị lên đến khoảng 620 triệu đô la Mỹ.

Theo phân tích của giới chế tạo, SMIC sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là quy trình sản xuất công nghệ 14nm.

Mark Li, nhà phân tích thâm niên về ngành bán dẫn của Bernstein Research cho biết, vì Mỹ đã thống trị việc sản xuất một số bộ phận không thể thiếu của thiết bị trong nhiều năm, nên rất ít khả năng Trung Quốc có thể xây dựng một dây chuyền sản xuất chỉ dựa vào công nghệ trong nước.

Khoa học công nghệ và nhân tài của Trung Quốc sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu chất xám

Kênh “Tài chính kinh tế tự do” đưa tin vào ngày 1/10 nói rằng, mới đây, Cao Khải Toàn đã xác nhận với giới báo chí rằng, hợp đồng 5 năm của ông với Tsinghua Unigroup đã hết hạn, ông sẽ rời đi vào ngày 1 tháng 10 và muốn làm việc riêng của mình.

Cao Khải Toàn được biết đến là cha đỡ đầu của ngành DRAM ở Đài Loan, ông từng là giám đốc ở các nhà máy 6 inch của Intel và TSMC, và từng tham gia sáng lập công ty Macronix. Năm 1995, Cao Khải Toàn được tuyển dụng làm phó tổng giám đốc điều hành của Nanya, ông đã dẫn dắt Nanya và Huaya hợp tác với các nhà sản xuất lớn trên quốc tế, những cống hiến của ông là không hề nhỏ.

Cao Khải Toàn đã làm việc trong ngành DRAM của Đài Loan hơn 30 năm, ông nghỉ hưu vào tháng 10 năm 2015 và gia nhập vào Tsinghua Unigroup của Trung Quốc, việc này đã gây ra chấn động rất lớn.

Cao Khải Toàn rời khỏi Tsinghua trùng với thời điểm Mỹ tăng cường cấm vận với SMIC, công ty dẫn đầu trong ngành bán dẫn ở Trung Quốc.

Tờ NTDTV ngày 1/10 dẫn lời bình luận của Lưu Bội Chân – nhà nghiên cứu kiêm tư vấn công nghiệp của Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan rằng, trong những năm gần đây, cuộc chiến thương mại và công nghệ Mỹ-Trung đã thực sự làm lung lay tốc độ phát triển chất bán dẫn của Trung Quốc. Nhưng không chỉ hạn chế đáng kể khả năng tiếp cận chip của ĐCSTQ, khó khăn lớn hơn mà ĐCSTQ gặp phải là thiếu các nhân tài xuất sắc trong ngành bán dẫn này.

Nhiều ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc có bóng dáng của các nhân tài kĩ thuật người Đài Loan. Ví dụ như công ty lớn nhất và tiên tiến nhất của Trung Quốc SMIC được thành lập bởi Trương Nhữ Kinh, một nhân vật trong ngành kỹ thuật của Đài Loan; Lương Mạnh Tống, từng là trưởng bộ phận nghiên cứu và phát triển của TSMC, đã đến SMIC vào năm 2017 để phát triển quy trình 14nm; Tsinghua Unigroup đã nhận Cao Khải Toàn và Tưởng Thượng Nghĩa, cựu giám đốc điều hành của TSMC để đảm nhận vị trí CEO của công ty Wuhan Hongxin Semiconductor Manufacturing vào năm 2019.

Ngành công nghiệp Chip của Trung Quốc đã và đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chảy máu chất xám. Dữ liệu công khai của “White paper” cho thấy trong năm 2018, tỷ lệ nhân viên chủ động từ chức trong ngành chip Trung Quốc là 14,3%, trong đó ngành sản xuất Chip là 17,1% và ngành thiết kế chip là 9,8%.

Báo cáo “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp năm 2018” do SMIC công bố, cho thấy tỷ lệ thay đổi nhân viên của SMIC năm 2018 cao tới 22%, vượt xa mức trung bình trong toàn ngành. Trái ngược với SMIC, từ năm 2015 đến 2019, tỷ lệ nhân viên từ chức của TSMC không vượt quá 5%, và năm thấp nhất chỉ là 4,1%.

Vương Kiếm ước tính rằng, một khi các lệnh trừng phạt của Mỹ được thực thi, tình trạng chảy máu chất xám của SMIC có thể còn trở nên nghiêm trọng hơn, có giữ được đội ngũ kỹ thuật cốt lõi hay không vẫn còn là vấn đề.

Minh Huy

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng