Hình ảnh đẹp đến khó tin của Trái Đất thông qua góc nhìn của các phi hành gia

04/02/20, 14:12 Hình ảnh đẹp

Tính đến tuần này, Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã quay quanh Trái Đất được 21 năm, các phi hành gia trực thuộc trạm cũng đã ghi lại nhiều tấm hình xuất sắc mà họ đã chứng kiến khi ở ngoài Trái Đất. Thậm chí phi hành gia NASA Mike Massimino đã từng chia sẻ rằng “Tại sao lại có thể có những thứ tuyệt đẹp như này trước mắt con người cơ chứ?”

Ngày 20/11/1998 là lần đầu tiên mô-đun của trạm vũ trụ quốc tế được phóng lên quỹ đạo. Đến 2 năm sau đó, một đoàn phi hành gia đã đặt chân lên mô-đun này. Trong khoảng thời gian đó, họ đã ghi lại được hàng triệu tấm ảnh, trong đó có một số cảnh ghi được đẹp đến mức khó tin.

Trạm vũ trụ quốc tế 21 năm tuổi này được phóng lên quỹ đạo lần đầu tiên vào ngày 20/11/1998

Nhà du hành vũ trụ người Nga Serger Ryazanskiy đang nghỉ ngơi sau 6 tiếng lắp ráp và bảo trì Trạm vũ trụ quốc tế vào ngày 22/8/2013. (Ảnh: NASA)

Đoàn phi hành gia đầu tiên đặt chân ra ngoài vũ trụ vào ngày 2/11/2000, và họ đã chụp lại nhiều tấm ảnh ngay sau đó

Một khu vực bị đóng băng ở phía đầu nguồn của sông Rio de la Colonia phía nam Chi-lê vào tháng 12/2000. (Ảnh: NASA)

Các phi hành gia đã chụp lại được nhiều cảnh đẹp hút hồn ngoài không gian kể từ khi đặt chân lên Trạm Vũ trụ quốc tế. Họ đã lưu lại được hàng triệu tấm ảnh

Chiều dài của gần như toàn bộ con hồ Powell, một hồ chứa thuộc sông Colorado ở Khu giải trí quốc gia Glen Canyon và Đài tưởng niệm quốc gia Grand Staircase-Escalante ngày 6/9/2016. (Ảnh: NASA)

Thông thường sẽ có 6 người sống và làm việc cùng nhau trên trạm ISS 

Một hòn đảo với lớp rào chắn nhỏ bảo vệ Phá Venezia khỏi những cơn sóng bão từ phía bắc biển Adriactic ngày 8/5/2014. (Ảnh: NASA)

Cứ mỗi 90 phút, trạm ISS sẽ quay được 1 vòng quanh Trái Đất. Nghĩa là họ được ngắm bình minh và hoàng hôn 16 lần mỗi ngày

Phi hành gia Scott Kelly đăng tấm ảnh này lên Twitter kèm theo dòng trạng thái: “Bình minh rồi, dậy thôi! Bình minh cuối cùng ở ngoài vũ trụ trước khi trở về Trái Đất! #Chào buổi sáng từ Trạm vũ trụ quốc tế!”. (Ảnh: NASA)

Đến nay, trạm ISS cách Trái Đất khoảng hơn 400km

Ánh mặt trời phản chiếu từ vùng biển Thái Bình Dương bị che khuất bởi đám mây vũ tích ngày 20/7/2018. NASA (Ảnh: NASA)

Các phi hành gia thường không hay bận tâm và để ý đến những khung cảnh mà họ nhìn thấy. Nhưng nhiều người đã chia sẻ rằng họ chưa bao giờ hết bất ngờ với những cảnh đẹp ở nơi đây 

Phi hành gia Scott Kelly đăng tấm ảnh nước Úc được chụp từ Trạm ISS lên Twitter với dòng trạng thái: “#EarthArt (Vẻ đẹp của Trái Đất) Một cái nhìn lướt qua châu Úc. #YearinSpace (Một năm ngoài vũ trụ).” (Ảnh: NASA)

“Tôi không chắc có thể ở chung phòng với bất kỳ ai nói rằng họ chán ngấy với cảnh đẹp ở đây”, phi hành gia Kathy Sullivan chia sẻ với tờ National Geographic

Khi Trạm Vũ trụ quốc tế băng qua vùng sa mạc ở giữa Iran ngày 14/2/2014, một phi hành đoàn đã ghi lại được hiện tượng địa lý kì lạ này. Khi đó gió đã làm xói mòn các lớp đá được xếp lên nhau trong thời gian dài, khiến hình dạng và màu sắc của những nếp gấp này được hiện ra rõ nét. (Ảnh: NASA)

Một trong những tấm ảnh rực rỡ nhất được chụp bởi phi hành gia Scott Kelly, sau đó anh đã chia sẻ những cảnh đẹp này lên mạng xã hội

Phi hành gia Scott Kelly đã đăng tấm ảnh chụp vùng Địa Trung Hải thuộc bờ biển Pháp lên Instagram vào tháng 3/2016. (Ảnh: NASA)

Kelly đã dành 340 ngày liên tiếp sống tại trạm vũ trụ, từ năm 2015 đến 2016. Đây là thời gian lâu nhất đối với một phi hành gia tồn tại ngoài không gian 

Scott Kelly đăng tải tấm ảnh này lên Twitter ngày 25/7/2015 với dòng trạng thái: “Chào buổi tối Nhật Bản. Tôi đang hướng dẫn phi hành gia Kimiya cách chụp lại Trái Đất về đêm #YearInSpace.” (Ảnh: NASA)

Khi băng qua những thành phố không bị mây che phủ, các phi hành gia có thể nhìn rõ từng chi tiết nhỏ từ trên cao

Ảnh chụp thành phố Sfax, Tunisia và vùng bến cảng cùng với vựa muối đầy sắc màu ở phía nam của thành phố ngày 19/6/2015. (Ảnh: NASA)

Vào những đêm không mây, khung cảnh còn trong trẻo hơn nữa. Thật không ngoa khi người ta gọi Paris là “thành phố của ánh sáng”

Ảnh chụp Paris về đêm theo giờ địa phương vào ngày 8/4/2015 từ Trạm Vũ trụ quốc tế. (Ảnh: NASA)

Đôi khi những đám mây còn tạo ra những hình dạng rất đẹp mắt. Các phi hành gia được dịp chứng kiến những trận dông từ ngay phía trên chúng

Một cơn dông bao phủ phía Biển Đông Trung Quốc ngày 29/7/2016. (Ảnh: NASA)

Họ thậm chí còn có thể nhìn thẳng vào tâm của một cơn bão

Phi hành gia Nick Hague đã đăng tấm ảnh chụp cơn bão Dorian từ Trạm ISS lên Twitter ngày 2/9/2019. Anh chia sẻ: “Nhìn vào tâm bão, bạn có thể thấy độ mạnh của nó. Mọi người hãy giữ an toàn nhé!”. (Ảnh: NASA)

Khi vùng biển Caribbean không bị ảnh hưởng bởi lốc xoáy thì Bahamas là một ốc đảo xanh yên tĩnh từ góc nhìn của phi hành gia

Phi hành gia Scott Kelly đã đăng tấm ảnh chụp ốc đảo Bahamas lên Twitter ngày 19/7/2015 với dòng trạng thái: “Ốc đảo Bahamas với sắc xanh luôn là một cảnh đẹp thư giãn”. (Ảnh: NASA)

Con hồ đóng băng tại dãy Himalaya cho thấy một ốc đảo màu xanh khác

Scott Kelly cũng đã đăng tấm ảnh này lên Twitter với dòng trạng thái: “Một con hồ đóng băng tại dãy Himalaya” vào ngày 6/1/2016. (Ảnh: NASA)

Không phải cảnh đẹp lúc nào cũng bình yên. Những trận phun trào núi lửa cũng thường dễ thấy từ ngoài không gian

Vào một buổi sáng ngày 22/7/2019, các phi hành gia tại trạm ISS đã chụp lại được khối tro và khí bốc lên từ núi lửa Raikoke đang phun trào trên quần đảo Kuril ở Bắc Thái Bình Dương. (Ảnh: NASA)

“Không nhiều nghệ sĩ trên thế giới có được sự sáng tạo như mẹ thiên nhiên”, chỉ huy trạm Vũ trụ quốc tế, ông Alexander Gerst nói với NASA về bức hình này

Ảnh chụp bờ biển Tây của phía nam Châu Phi được ghi lại từ trạm ISS vào tháng 4/2019. (Ảnh: NASA)

Cực quang Borealis là một trong những tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn nhất của thiên nhiên. Nó xuất hiện khi các hạt tích điện từ mặt trời va chạm với oxy và nitơ trong khí quyển Trái đất.

Cực quang tại Canada được bắt gặp tại trạm vũ trụ gần điểm cực của quỹ đạo ngày 15/9/2017. (Ảnh: NASA)

Những phi hành gia có thể thấy hiện tượng tương tự ở phía bên kia địa cầu – cực quang Australis.

Cực quang Australis vào ngày 25/6/2017 được ghi lại tại Trạm vũ trụ. (Ảnh: NASA)

Một số hoạt động của con người trông cũng khá nghệ thuật khi nhìn từ trên cao, ví dụ như vụ khởi hành tàu vũ trụ Nga dưới đây

Phi hành gia Christina Koch đã chụp lại con tàu vũ trụ Soyuz MS-15 được phóng khỏi Trái Đất từ Kazakhstan vào thứ Tư, ngày 25/9/2019. (Ảnh: NASA)

Chỉ có 239 người từ 19 quốc gia được chứng kiến những cảnh đẹp này tận mắt

Scott Kelly đăng tấm ảnh này lên Twitter ngày 23/9/2015 kèm theo dòng trạng thái: “Xin chào Mecca (thành phố của Ả Rập Xê Út)”. (Ảnh: NASA)

Các phi hành gia đã thực hiện 223 lần bảo trì kể từ khi Trạm vũ trụ hoạt động

Hai phi hành gia Robert L. Curbeam (bên trái) và Christer Fuglesang (bên phải) làm việc trên khung của Trạm vũ trụ quốc tế ISS  vào ngày 12/12/2006. (Ảnh: NASA)

Đôi khi họ cũng chụp những khoảnh khắc đẹp nhất cho mình

Phi hành gia Thomas Pesquet trong một lần bảo trì Trạm vũ trụ ngay phía trên vùng lãnh thổ Argentina vào ngày 13/1/2017. (Ảnh: NASA)

Sau lưng họ là một khoảng không của vũ trụ

Phi hành gia Luca Parmitano trong một lần làm việc ngoài không gian ngày 15/11/2019. (Ảnh: NASA)

Nhưng ngay cả khoảng trống đó đôi khi cũng mang lại những khung cảnh tuyệt đẹp

Phi hành gia Scott Kelly đã đăng bức ảnh này lên Twitter vào ngày 9/8/2015 với chú thích: “Ngày 135 tại Ngân Hà. Trông mày đã già, bụi bặm, cong vênh, nhưng vẫn vô cùng đẹp. Chúc mọi người ngủ ngon nhé!”. (Ảnh: NASA)

“Dạo một vòng Trái Đất trên tàu vũ trụ, tôi mới thấy được hành tinh chúng ta đẹp đến nhường nào. Hãy duy trì và phát huy vẻ đẹp này thay vì hủy hoại nó”, Yuri Gagarin, phi hành gia đầu tiên ra ngoài không gian chia sẻ năm 1961.

Trạm Vũ trụ quốc tế đang quay trên quỹ đạo cách phía Bắc Thái Bình Dương 413 km ngày 28/4/2019. Lúc này một thành viên trong phi hành đoàn đã chụp lại được những đám mây ở phía nam quần đảo Aleut. (Ảnh: NASA)

Nguồn: UNESCO

Thanh Thiên (theo Business Insider)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?