Hàng trăm thanh niên Vũ Hán mất tích kỳ lạ nhưng cảnh sát không tiến hành điều tra
Khi viêm phổi Vũ Hán vẫn đang hoành hành, một sự việc nữa liên quan đến Vũ Hán lại thu hút sự chú ý của công chúng. Trong những năm gần đây, hàng trăm sinh viên đại học và thanh niên Vũ Hán đã mất tích một cách bí ẩn, phụ huynh liên tục tìm kiếm nhưng không có kết quả, cảnh sát cũng không lập án, không xử lý, vụ việc rất kỳ lạ.
Thông qua phụ huynh của những sinh viên bị mất tích, người ta đã lập ra một danh sách những người bị mất tích, thu thập những thông tin như tên, tuổi, trường học, nơi mất tích và ngày mất tích của những thanh niên này.
Số người mất tích ngày càng tăng, người ta đã tra được từ trên mạng rằng những năm gần đây, tổng số thanh niên 18, 19 đến 20 tuổi mất tích đã là 500 đến 600 người.
Trong số 500 đến 600 người này bao gồm Lâm Phi Dương – con trai của Lâm Thiếu Khanh. Vào ngày 26/11/2015, Lâm Phi Dương đang học tại Đại học Moscow, đột nhiên bay về nước, anh không thông báo cho bất cứ ai, cũng không về quê hương là Lạc Dương – Hà Nam, mà hình như đã đến Vũ Hán, một nơi không liên quan gì, sau đó mất tích.
“Đoạn video giám sát được kiểm tra sau đó cho thấy, anh ấy đang đi thẳng ở đường Thường Thanh, đi vào Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thay quần áo, rồi tiếp tục đi tiếp. Sau khi đi bộ đến trạm trung chuyển, xe cộ ở chỗ đó rất nhiều, sau đó thì không thấy ở trong video giám sát nữa”.
Lâm Thiếu Khanh đã tìm kiếm khắp nơi ở Vũ Hán, để thu hút sự chú ý, ông đã từng thiết kế thông báo tìm người như thông báo treo thưởng của cảnh sát. “Chạy khắp nơi tìm kiếm, kết quả lại gặp được nhiều phụ huynh có con cái mất tích ở Vũ Hán”, ông nói.
Ông Trình cũng là một trong những phụ huynh trông chờ mòn mỏi. Con trai 21 tuổi của ông, Trình Hạo đang học tập ở Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung – Vũ Hán, bị mất tích ở gần cây cầu thứ 2 sông Trường Giang ở Vũ Hán vào tháng 11/2014.
“Vì tìm đứa trẻ này, trong nhà đều đi tìm hết. Bây giờ mắt nhìn gì cũng mờ mờ, bởi vì đã khóc cạn nước mắt vì đứa trẻ này. Rất nhiều gia đình, có những cha mẹ bị điên, một số thậm chí đã qua đời, nhưng nhà nước vẫn mặc kệ. Giống như chính quyền Vũ Hán, chúng tôi đã tới bao nhiêu lần, nhưng cũng không thể qua nổi cửa lớn phía trong. Những nỗi khổ mà chúng tôi chịu đựng không thể nói thành lời”.
Trong quá trình tìm kiếm, các phụ huynh đều phải chịu đựng sự lo lắng và giày vò, họ cũng phải chịu đựng đòn kép của một thể chế không hoạt động.
Lâm Thiếu Khanh nói: “Lúc đó, số điện thoại di động của nó (Lâm Phi Dương) vẫn có thể liên lạc được, nhưng không ai bắt máy. Tôi đã xin cảnh sát rằng các anh có thể theo dõi và xem số đó ở đâu, nhưng câu trả lời của bọn họ là không thể lập án cho người mất tích, bởi vì không thể lập án nên không thể tìm kiếm địa chỉ của số điện thoại, bỏ lỡ một cơ hội quan trọng”.
Nhiều năm qua, chỉ có ba trong số hàng trăm thanh niên mất tích ở Vũ Hán đã tìm thấy thi thể, cảnh sát tuyên bố là tự sát. Những bài đăng tìm con của các vị phụ huynh trên mạng cũng nhanh chóng bị xóa.
“Quốc gia phải lập án cho nó, phải có trách nhiệm một chút, tìm kiếm một chút, trong lòng chúng tôi cũng thoải mái hơn. Giờ nói thật, chúng tôi nhìn thấy ĐCSTQ, nhìn thấy công an là thấy hận, tôi không hề tôn trọng họ, đều là những quan chức vô dụng”.
Lâm Thiếu Khanh vẫn luôn không hiểu, trước khi đứa trẻ mất tích, tại sao lại vào Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ thay quần áo? Ngoại giới cũng để ý, vì sao hệ thống giám sát tiên tiến của Trung Quốc lại không tìm được hành tung của những đứa trẻ này?
Minh Huy (Theo NTDTV)