Hàm lượng oxy trong đại dương giảm mạnh, đe dọa mạng sống của sinh vật biển

27/02/20, 16:50 Tri thức

Các đại dương trên khắp thế giới đang ngày càng suy giảm nồng độ oxy ở mức chưa từng thấy. Điều này dẫn đến một lượng đáng kể sự sống dưới đại dương bị đe dọa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của hàng triệu con người trên thế giới.

Hàm lượng oxy trong đại dương giảm mạnh, đe dọa mạng sống của sinh vật biển
Hàm lượng oxy trong đại dương giảm mạnh, đe dọa mạng sống của sinh vật biển. (Ảnh: VOA)

Một báo cáo mới của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế vừa được công bố tại Hội nghị Thay đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (còn gọi là COP25) diễn ra ở Madrid, đã nêu ra thực trạng đáng lo ngại của các vùng biển, đại dương hiện giờ.

Ước tính từ năm 1960 đến năm 2010, các đại dương trên thế giới đã mất đi khoảng 2% lượng oxy. Ngoài ra, báo cáo ước tính rằng hiện có khoảng 700 “vùng chết”, là những vùng ven biển bị thiếu oxy trầm trọng, trong khi con số này vào trước năm 1960 chỉ có 45.

Đây rõ ràng là một điều khủng khiếp đối với các loài cá biển như cá ngừ, cá marlin và cá mập, là những loài đặc biệt cần một lượng oxy cao để sống vì kích thước lớn và nhu cầu năng lượng cao của chúng. Mặt khác, các loài sứa và một số loài mực được dự đoán ​​sẽ phát triển mạnh mẽ vì chúng chịu được điều kiện sống có hàm lượng oxy thấp.

Nhưng dù là bất kỳ sự thay đổi nào đối với nồng độ oxy của đại dương đều có nguy cơ làm xáo trộn chuỗi thức ăn và gây ra sự gián đoạn cho toàn bộ hệ sinh thái biển. Vì nhiều quần thể người phụ thuộc vào lượng lớn cá biển cung cấp protein và duy trì cuộc sống nên sự xáo trộn này còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng triệu người.

Và điều đáng buồn là tình trạng này đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Xu hướng khử oxy đại dương là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy quá trình biến đổi khí hậu và khí thải nhà kính, mặc dù ô nhiễm chất dinh dưỡng (một dạng ô nhiễm nước) cũng là một yếu tố. 

Sự khử oxy xảy ra khi nhiệt độ nước trở nên ấm hơn khiến hàm lượng oxy sẽ khó tan trong nước. Việc ít oxy trong nước sẽ gây ra sự sụt giảm của các lớp nước giàu oxy gần bề mặt nước biển với độ sâu của đại dương. 

Vì vậy, xét theo một viễn cảnh “có tính toán”, nếu cuộc khủng hoảng khí hậu vẫn chưa được giải quyết và mức nhiệt toàn cầu vẫn tiếp tục tăng, nồng độ oxy trong đại dương có thể giảm tới 4% vào năm 2100.

“Con người hiện đã nhận ra hàm ​​lượng oxy hòa tan trong nước biển ngày càng thấp dần tại các khu vực rộng lớn của vùng biển khơi. Đây có lẽ là lời cảnh tỉnh cuối cùng từ hàng loạt các cuộc thí nghiệm vô độ mà con người đang gây ra cho khắp các đại dương trên thế giới khi lượng khí thải carbon vẫn tiếp tục tăng”, Dan Laffoley, cố vấn cao cấp về Khoa học và Bảo tồn Biển thuộc Chương trình Quốc tế về Biển và Vùng Cực của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế kiêm đồng biên tập của báo cáo cho biết trong một tuyên bố.

“Sự suy giảm oxy trong đại dương đang đe dọa hệ sinh thái biển vốn đã bị ảnh hưởng từ trước do sự nóng lên và axit hóa đại dương. Để ngăn chặn sự mở rộng của các khu vực thiếu hụt oxy, chúng ta cần phải hạn chế lượng khí thải nhà kính cũng như hạn chế hiện tượng ô nhiễm nước từ nông nghiệp và các lĩnh vực khác.”

Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng để giải quyết vấn đề. Các tác giả của báo cáo cho rằng chúng ta có thể tránh được thảm họa nếu hành động mạnh mẽ, dứt khoát trong việc giảm tải trọng lượng khí thải nhà kính. 

Theo một nghiên cứu mới được tiết lộ, con người từng một lần làm được điều này, và chúng ta hoàn toàn có thể làm lại một lần nữa. Giai đoạn thập kỷ mới từ năm 2020 đến năm 2030 được cho là thập kỷ quyết định để giải quyết vấn đề khủng hoảng khí hậu. Đây cũng được coi là giai đoạn quan trọng cho tương lai sắp tới của đại dương và các sinh vật sinh sống tại đây.

“Cần phải có những hành động cấp bách quy mô toàn cầu để khắc phục và đảo ngược tác động của quá trình khử oxy đại dương. Các quyết định được đưa ra tại hội nghị khí hậu đang diễn ra sẽ quyết định xem liệu đại dương của chúng ta có tiếp tục duy trì sự sống phong phú được hay không, hay các khu vực biển giàu oxy sẽ ngày càng trở nên suy tàn và không thể cứu vãn”, Giáo sư Minna Epps, Giám đốc của Chương trình Quốc tế về Biển và Vùng Cực cho biết.

Thanh Thiên (theo Iflscience)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới