GS Chương Thiên Lượng: Ôn dịch bạo phát, cầu nguyện thế nào mới vượt qua nghịch cảnh?

26/03/20, 09:26 Đọc & Suy ngẫm
Ôn dịch bạo phát, cầu nguyện thế nào mới vượt qua nghịch cảnh?
Ôn dịch bạo phát, cầu nguyện thế nào mới vượt qua nghịch cảnh? (Ảnh: Tinh Hoa)

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành tại Trung Quốc và rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Đối mặt với sự kiện này, mỗi dân tộc đều có những phương thức khác nhau để đối phó với ôn dịch, có nhiều nơi còn tổ chức cầu nguyện quy mô lớn. Về vấn đề này, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã có bài chia sẻ cá nhân để giúp mọi người an toàn vượt qua nghịch cảnh.

Ôn dịch bạo phát, cầu nguyện thế nào mới vượt qua nghịch cảnh?
Ôn dịch bạo phát, cầu nguyện thế nào mới vượt qua nghịch cảnh? (Ảnh: Tinh Hoa)

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu (13/3) đã tuyên bố rằng ngày chủ Nhật (15/3) là ngày cầu nguyện quốc gia. Trên thực tế, nước Mỹ đã có ngày cầu nguyện quốc gia chính thức vào thứ Năm tuần đầu tiên của tháng 5. Mục đích là giúp toàn bộ nước Mỹ, dù là tín ngưỡng vào vị Thần nào cũng có thể trong cùng một ngày cùng nhau cầu nguyện vị Thần của mình, cầu cho nước Mỹ được Thần linh bảo hộ, có thể trù phú và cường đại.

Bởi trước mắt nước Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ trầm trọng, nên Tổng thống Donald Trump đã hiệu triệu người dân cầu nguyện vào ngày 15/3. Trong bài diễn văn của mình, ông Trump nói rõ nước Mỹ là một quốc gia tín Thần, mỗi khi phải đối diện với thời khắc hiểm nguy, chúng ta luôn tìm cầu sự bảo hộ của Thần linh. Điều ông ấy làm chính là cầu mong được Thần bảo hộ. Ông động viên người dân có tín ngưỡng hướng về vị Thần của mình mà cầu nguyện.

Chuyện như thế này đối với người dân Trung Quốc quả là khó mà tin được. Bởi vì Trung Quốc vốn là tin theo vô Thần luận. Người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không thể nào lên tiếng kêu gọi người dân cầu xin Thần linh, mà chỉ có thể hướng vào ĐCSTQ mà cầu xin, bởi ĐCSTQ đã tự cho mình là Thần. Trên thực tế, một bài đăng trên Tân Hoa Xã vào ngày 4/3 đã cười nhạo Phó Tổng thống Mike Pence. Bởi ông Pence là một tín đồ Cơ Đốc giáo thành tín, cho nên khi tiếp nhận trọng trách mà ông Trump giao phó, trong lúc tìm biện pháp xử lý nguy cơ trước mắt, người ta đã chụp được hình ảnh ông và các đồng sự cùng cúi đầu trong phòng làm việc để cầu nguyện.

Nói về cầu nguyện, tôi cảm thấy là rất nhiều người họ không cầu nguyện. Rất nhiều người Trung Quốc nói rằng họ sẽ cầu nguyện, họ nghĩ, không phải là cầu xin Thần sao, liền khẩn khoản: “Lạy Chúa, xin giúp con giúp con, xin Chúa ban phước ban phước cho con”. Có người thì bảo tôi niệm A Di Đà Phật, tôi cả ngày niệm A Di Đà Phật. Nhưng đó chỉ là câu cửa miệng, chỉ là đem Thần dán ở mép, chứ không phải thật sự ôm giữ một cái tâm thành kính mà cầu nguyện.

Hôm nay, tôi xin được giảng giải một chút về vấn đề cầu nguyện. Đương nhiên chúng ta ở đây không phải là giảng đạo, mà là tôi muốn nói một chút về vấn đề này thông qua góc nhìn của một người có tín ngưỡng thật sự. Chúng tôi mượn chút câu chuyện của ông Donald Trump để giảng nói cho rốt ráo cách mà những người tín Thần cầu nguyện. Nếu là người không tín Thần thì có thể nghe qua một chút coi như là tiếp thu thêm tri thức. Bởi vì toàn cầu có hơn một nửa, thậm chí là 70 đến 80% là người tín Thần, họ rốt cuộc là cầu nguyện như thế nào, và ho đang nghĩ gì?

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cùng các đồng sự cầu nguyện trong phòng làm việc.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cùng các đồng sự cầu nguyện trong phòng làm việc. (Ảnh: The Epoch Times)

Cầu nguyện chủ yếu phân thành 3 phần

Bản thân tôi nhìn nhận rằng việc cầu nguyện chủ yếu phân thành 3 phần. Phần thứ nhất, khi cầu nguyện phải có lòng tin, nghĩa là đối với Thần phải có một loại tôn kính thành tâm. Tôi cảm thấy có rất nhiều người đến chùa chiền cầu xin là nhanh chóng quỳ xuống dập đầu, dập đầu xong thì đến chiếc hòm công đức bên cạnh ném vào chút tiền, cảm thấy cầu nguyện chính là phải làm như thế, cầu cho phát tài, cầu cho hết bệnh, mong rằng Thần linh sẽ ban cho như ý.

Nếu quả thực là vậy, nếu sự tình đơn giản như vậy, vậy thì chẳng phải ví Thần như bác sĩ, hoặc coi Thần như nhân viên môi giới, nên đưa tiền công đức ấy cũng không phải là làm từ thiện mà là đưa Thần tiền lương. Nếu nói như vậy thì chẳng phải Thần là người làm công cho bạn sao?

Cho nên cầu nguyện thật sự phải bắt đầu từ chỗ tín Thần, ôm giữ một tín ngưỡng thành kính. Trong Cơ Đốc giáo, việc cầu nguyện thường rất được xem trọng, ví như trong Kinh Thánh có nhắc đến David và lời cầu nguyện nổi tiếng của ông. Tất cả những gì mà David cầu xin Chúa là trợ giúp ông, giúp ông có thể đi trên con đường mà Chúa đã chỉ ra, giúp ông thực hiện theo những chân lý mà Chúa truyền dạy.

Mục đích cầu nguyện của David trước tiên là ca ngợi Chúa, cầu nguyện Chúa giúp ông có thể duy trì niềm tin vào Chúa. Đây là phần đầu tiên trong lời cầu nguyện mà David nhất định phải nói. Lời nói cụ thể thế nào tôi cũng không muốn lặp lại, mọi người nếu cảm thấy hứng thú thì có thể tự mình tìm hiểu thêm về lời cầu nguyện thống hối của David (Thánh vịnh 51). Bởi câu từ rất dài, nội dung cũng rất nhiều lời ca ngợi đối với Chúa cũng như cầu nguyện để bản thân có thể làm người tốt, đi trên con đường Chúa chỉ dẫn. Đây chính là phần thứ nhất.

Lời cầu nguyện của David.
Lời cầu nguyện của David. (Ảnh: Wikipedia)

Phần thứ hai, cầu nguyện rằng tôi nhất định sẽ hối cải, nhất định sám hối. Chúng ta biết rõ rằng mỗi người khi gặp thời điểm khó khăn hoặc lúc lâm vào khốn cảnh, đều không phải là sự việc vô duyên vô cớ. Chúng tôi từng kể các câu chuyện về nhân quả trong Phật giáo, thực tế là vì quá khứ đã làm nhiều chuyện xấu xa, bất kể là kiếp này hay kiếp trước, hay chỉ là vô ý mà làm chuyện xấu thì đã làm ắt phải hoàn trả.

Chúng tôi từng kể câu chuyện về Thích Ca Mâu Ni, trong kiếp trước từng ở thành La Duyệt chứng kiến việc bắt cá, chính là bắt cá để ăn, dù bản thân ông không hề tham dự vào việc bắt cá, mà chỉ là lúc trông thấy cảnh đó thì thoáng nở nụ cười, thế mà sau lại vì chuyện này mà bị đau đầu, vậy nên luôn là có nhân quả. Cho nên rất nhiều người khi cầu nguyện, ngoài việc ca ngợi và bày tỏ sự thành tín đối với Thần, thì còn phải biết sám hối.

Tôi cũng từng đọc, trong Kinh Thánh, Chúa Jessu từng kể một câu chuyện: Có hai người đến nhà thờ cầu nguyện, một người là tín đồ Pharisee, người còn lại là một người thu thuế. Vị tín đồ Pharisee cầu nguyện như thế nào? Hắn cảm thấy mình là một người đặc biệt tốt, nên hắn cầu nguyện rằng: “Lạy chúa, Người nhìn xem, tiền tôi kiếm được tôi đóng thuế, đây là tôi tự nguyện nhé. Tôi mỗi tuần nhịn ăn 2 lần, và tôi không nói dối, không gian dâm”,….

Hắn khoe khoang về bản thân trước Chúa, như thể là nếu hắn không nói ra thì Chúa sẽ không biết việc hắn làm. Thần là toàn trí toàn năng, người đang làm Thần đang nhìn, không cần phải nói ra. Dù sao thì người này cũng được một phen khoác lác, cũng là nội dung hắn cầu nguyện. Chúa Jesus hình dung lời cầu nguyện của hắn là “độc thoại”. Sao lại gọi là “độc thoại”? Bởi những điều hắn nói là Thần không muốn nghe, nên hắn chẳng khác gì đang khoác lác với chính mình.

Người cầu nguyện còn lại là nhân viên thu thuế. Anh ta cầu nguyện vô cùng đơn giản. Anh ta đứng cúi đầu trước Thần điện, thậm chí không dám ngẩng đầu lên nhìn, nói: “Lạy Chúa, con là một tội nhân, cầu xin Người thương xót”. Chúa Jesus giảng lời cầu nguyện của hai người đó thì lời nào sẽ ứng nghiệm, đương nhiên là viên thuế lại. Đầu tiên, anh ta đứng trước Thần là giữ gìn sự khiêm tốn, sau đó là ôm giữ tâm sám hối. Đây chính là phần thứ hai trong lời cầu nguyện.

Phần thứ ba trong lời cầu nguyện, bạn có thể cầu xin Thần giúp bạn làm điều gì đó, nhưng bạn cũng biết, Thần có thể sẽ không làm. Nếu Thần không làm mà lại bảo bạn phải làm gì đó thì sao? Về việc này tôi xin kể một câu chuyện khác.

Trước kia, khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá, không phải là Ngài vào ngày Lễ Vượt qua đã bị Juda bán đứng, rồi bị đóng đinh lên thập tự giá. Vào thời điểm đó, Chúa Jessu đã tiên đoán rằng bản thân sắp bị đóng đinh trên thập tự giá, nói rằng Ngài sẽ bị đòn roi, bị đóng đinh trên thập tự giá, và 3 ngày sau phục sinh. Ngài cũng nói với các môn đồ rằng “Nhưng sau khi ta sống lại từ trong kẻ chết, ta sẽ đi trước các con qua miền Ga-li-lê”. Ngài báo trước những việc sẽ xảy ra cho các môn đồ của mình, vì ngài có thể biết trước điều gì sẽ sắp xảy ra. Tuy nhiên, bản thân Chúa Jesus cũng không muốn bị đóng đinh trên thập giá, cho nên trước khi bị hành hình, ngài đã hướng đến Đức Chúa Cha để cầu nguyện. Nội dung cầu nguyện đại khái là:

“Thưa Cha, nếu có thể được, xin đừng trao cho con chén này”, ở đây “chén” trong Cơ Đốc giáo có nghĩa là chén đau khổ, ý tứ chỉ việc sắp bị treo lên thập tự giá. “Thưa Cha, nếu có thể được, xin đừng trao cho con chén này, nhưng xin hãy làm theo ý muốn của Cha, chứ không phải theo ý muốn của con”. Ý tứ chính là ngài cầu xin Chúa Cha, Đức Jehovah, nói rằng Ngài không muốn bị treo lên thập tự giá, nhưng phần sau lời cầu nguyện đó lại bày tỏ rằng dẫu Ngài không muốn bị treo lên thập tự giá, nhưng nếu Cha Ngài muốn Ngài làm điều đó thì cứ theo ý muốn của Đức Chúa Cha mà hoàn thành. Đây là lần đầu Chúa Jesus cầu nguyện.

Tổng thống Donald Trump nói rằng cầu nguyện là thứ có sức mạnh to lớn nhất và có rất nhiều người Mỹ vẫn tin vào điều đó.
Tổng thống Donald Trump thường nói rằng cầu nguyện là thứ có sức mạnh to lớn nhất và có rất nhiều người Mỹ vẫn tin vào điều đó. (Ảnh: American Priority)

Cầu nguyện xong, Ngài trở lại với các môn đồ, thì thấy họ ngủ gục hết. Ngài gọi các môn đồ thức dậy và bảo họ cầu nguyện với Ngài. Sau đó, Chúa Jesus lại cầu nguyện lần nữa.

Ngài hướng đến Đức Chúa Cha Jehovah và nói: “Thưa Cha, nếu chén đau khổ này không thể cất khỏi con được mà con phải nhận thì con nguyện rằng ý muốn Cha được thực hiện”. Ngài không cầu xin khỏi phải treo lên thập tự giá. Do đó, điều tôi muốn nói ở đây là ngài ấy tôn trọng ý chỉ của Chúa trời, bởi vì Đức Chúa Cha của ngài sẽ an bài cho ngài điều tốt đẹp hơn điều mà ngài ấy tự an bài.

Vì vậy, điều tôi nói với bạn về cầu nguyện, thực tế là lời cầu nguyện cần có 3 phần: Phần đầu tiên là ngợi ca Thần bằng sự thành kính, có thể có niềm tin kiên định vào Thần, hết sức thành kính tin tưởng. Thứ hai là ăn năn. Và phần thứ ba là làm những gì Thần muốn chứ không phải những gì bạn muốn.

ĐCSTQ là địch nhân lớn nhất của Thần

Chúng tôi nói nhiều như vậy chính là để nói rằng, khi rất nhiều người đang phải đối mặt với mối nguy như thế ở Trung Quốc, là người Trung Quốc bạn cũng có thể cầu nguyện. Nội dung lời cầu nguyện mà tôi nghĩ cho bạn, tất nhiên là hy vọng cuộc khủng hoảng sẽ qua nhanh. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng, Thần trừng phạt con người không phải là vô duyên vô cớ. Trước chúng tôi cũng đã nói về vấn đề cộng nghiệp, cũng nói về nhân quả, một sự kiện chấn động như thế phát sinh, đó là phải do con người đã làm sai điều gì đó.

Tôi nghĩ một trong những vấn đề lớn nhất ở Trung Quốc là, đạo đức người dân Trung Quốc đã bại hoại quá lâu rồi, không tín Thần, rồi cả những người Trung Quốc hám lợi, sống vì tiền,… Đương nhiên, khi tôi nói vậy thì không nhất thiết ai cũng sẽ đồng tình, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể thấy được sự trượt dốc của toàn bộ xã hội nói chung.

Trước khi sự việc này phát sinh, rất nhiều người có thể đã có kinh nghiệm du lịch hoặc công tác ở nước ngoài, đến châu Âu, Tây Âu, hoặc Mỹ, Úc châu, các bạn sẽ phát hiện nếu một xã hội còn có sự tín Thần thì có thể nói là tiêu chuẩn đạo đức phổ quát của xã hội này là còn tương đối cao. Bởi vì người tín Thần sẽ cảm thấy Thần chính là đang quan sát việc làm tốt xấu của anh ta, nếu làm chuyện xấu ác thì tương lai có thể phải xuống địa ngục, hoặc phải hoàn trả, do đó anh ta sẽ không muốn làm chuyện xấu.

Còn tại Trung Quốc, rất nhiều người cảm thấy rằng làm chuyện xấu thì chỉ cần không để bị cảnh sát bắt là được, nào là nhà chúng ta có tiền, nhà chúng ta có quyền thế, ta có thể hối lộ cảnh sát, chỉ cần tránh được sự trừng phạt của pháp luật, thì ta có làm chuyện xấu xa đến thế nào cũng không sao, không có báo ứng. Cho nên, toàn bộ đạo đức người Trung Quốc trượt dốc, kể cả việc quan hệ tình dục tràn lan, đều là bắt nguồn từ những tuyên truyền vô thần luận của ĐCSTQ, bao gồm cả việc phá hoại văn hóa truyền thống.

Nếu dùng 3 chữ để khái quát về ĐCSTQ thì chính là là “Giả, ác, đấu”, nếu chỉ dùng 2 chữ để diễn tả thì ngắn gọn thành “tà giáo”.
Nếu dùng 3 chữ để khái quát về ĐCSTQ thì chính là là “Giả, ác, đấu”, nếu chỉ dùng 2 chữ để diễn tả thì ngắn gọn thành “tà giáo”. (Ảnh: Epoch Times)

Cho nên ở phương diện này, ĐCSTQ chính là một tà giáo phản Thần, Satan cũng không sánh được, khống chế nhiều người như vậy, khiến đạo đức trượt dốc đến mức này, phương thức mà ĐCSTQ dùng để hãm hại đức tin của con người so với Satan cũng lợi hại hơn nhiều. Cho nên, ĐCSTQ là một tổ chức tà giáo tội ác tày trời, không việc xấu xa nào mà không làm.

Trong tình huống như thế này, nếu như bạn có thể thật sự muốn được Thần ban phúc, muốn được Thần bảo hộ, thì bạn không thể nào theo đứng về phe ĐCSTQ mà chống lại Thần. Nếu như bạn thật sự hy vọng được Thần bảo hộ, hoặc ban phúc, ít nhất bạn phải khinh bỉ ĐCSTQ, phỉ nhổ ĐCS phản Thần. Bởi vì ĐCSTQ nhất định là địch nhân của Thần, là lực lượng phản Thần.

Trước kia tôi cũng từng bảo mọi người có thể thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, niệm “Chân Thiện Nhẫn hảo”, đây cũng là một loại phương thức cầu nguyện, hy vọng có thể đạt được sự bảo hộ của Thần. Bởi vì bản thân tôi là một đệ tử Pháp Luân Công, nếu như bạn không tin Pháp Luân Công, bạn có thể niệm “Trời diệt Trung Cộng”, tại trang web của Epoch Times cũng có đăng thông tin về những người làm tam thoái, tuyên bố rời khỏi đội, đoàn, đảng… Như tôi đã nói, ĐCSTQ là một tà giáo phản Thần, nếu bạn phỉ nhổ nó, rời bỏ tổ chức của nó thì ắt sẽ được Thần bảo hộ. Bởi vì ĐCSTQ là địch nhân lớn nhất của Thần.

Tôi vừa rồi mượn chuyện Tổng thống Trump kêu gọi người dân cầu nguyện vào ngày 15/3, để nói về việc cầu nguyện, đề cập đến việc làm sao để người dân Trung Quốc có thể được Thần linh ban phúc.

Những lời tôi nói, mọi người có thể coi như ý kiến riêng của một cá nhân, nhưng tôi thật sự tin tưởng, vô cùng tin tưởng nên mới nói ra những điều này. Những người vô thần nghe xong hẳn sẽ cười chê, tôi cũng không sợ bị chê cười, cảm giác của tôi là dẫu các bạn có tin hay không thì đây vẫn là điều tôi tin tưởng nên tôi mới nói ra.

Tác giả: Chương Thiên Lượng

Hàn Mai (Theo SOH)

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT TinhHoa.Net)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?