Dữ liệu dịch bệnh ở TQ không đồng nhất: Trung ương hay địa phương làm giả báo cáo?

26/05/20, 16:16 Trung Quốc

Sau khi virus Vũ Hán lây lan toàn cầu, chính quyền Trung Quốc vẫn thường nhấn mạnh rằng dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát. Tuy nhiên, sự bùng phát đột ngột của dịch bệnh trong thời gian gần đây đã khiến Bắc Kinh không kịp trở tay, xuất hiện rất nhiều sai lệch về dữ liệu giữa trung ương và địa phương.

Dữ liệu dịch bệnh của chính quyền Trung ương và địa phương rất khác nhau, điều này thu hút sự chú ý của công chúng.
Dữ liệu dịch bệnh của chính quyền Trung ương và địa phương rất khác nhau, điều này thu hút sự chú ý của công chúng. (Ảnh: Internet)

Kể từ khi virus Vũ Hán bùng phát lần đầu tiên, chính quyền Trung Quốc đã báo cáo những con số mâu thuẫn. Điều này khiến các nhà nghiên cứu quốc tế và người dân Trung Quốc bối rối. Dữ liệu nội bộ của chính phủ mà tờ Epoch Times có được cũng đã tiết lộ rằng chính quyền thường xuyên báo cáo sai số ca nhiễm.

Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc đã đưa ra một báo cáo dịch bệnh vào ngày 20/5, chỉ ra rằng kể từ 0 giờ đến 24 giờ ngày 19/5, đã có thêm “5 trường hợp” mới được chẩn đoán mắc bệnh ở 31 tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương) ở Trung Quốc, 1 trường hợp nhiễm bệnh trước khi nhập cảnh ở Nội Mông Cổ và 4 trường hợp lây nhiễm tại địa phương ở Cát Lâm.

Còn tại Thượng Hải, chính quyền thông báo “nghi ngờ có 3 trường hợp lây nhiễm mới”, trong đó “2 trường hợp lây nhiễm trước khi nhập cảnh, 1 trường hợp lây nhiễm tại địa phương”. Do vậy chính quyền đã tuyên bố bằng cách chơi chữ khi thông báo rằng số người nhiễm bệnh thực tế ở Trung Quốc chỉ là “6 trường hợp”.

Nhưng có một nghịch lý là Ủy ban Y tế và Sức khỏe thành phố Thượng Hải đã đưa ra một báo cáo về dịch bệnh vào ngày 20/5 và nói rằng ngày 19/5 “không có trường hợp nào được xác nhận nhiễm bệnh mới tại địa phương”.

Tình huống này đã hơn một lần xảy ra. Vào ngày 19, số lượng chẩn đoán nhiễm bệnh được công bố của chính quyền trung ương và địa phương cũng không có sự đồng nhất.

Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc tuyên bố rằng có 2 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tại địa phương ở tỉnh Cát Lâm vào ngày 18, nhưng Ủy ban Y tế và Sức khỏe tỉnh Cát Lâm đã công bố trên trang web chính thức cùng ngày rằng thành phố Cát Lâm đã thêm 5 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tại địa phương, ngoài ra còn liệt kê sự tiếp xúc và tình trạng chẩn đoán tình trạng của 5 trường hợp này.

Vì số lượng trong báo cáo ngày 18 của tỉnh Cát Lâm nhiều hơn 3 trường hợp so với Trung ương thông báo, khiến dư luận bàn tán xôn xao. 

Hai giờ sau, Ủy ban Y tế và Sức khỏe tỉnh Cát Lâm giải thích rằng 3 trường hợp lây nhiễm mới là được chẩn đoán vào sáng sớm ngày 19, vì vậy dữ liệu đã sửa đổi thành 2 trường hợp và ghi chú thêm “vào ngày 19/5, toàn tỉnh có thêm 3 trường hợp mới (thành phố Cát Lâm) được chẩn đoán nhiễm bệnh tại địa phương”.  

Đến ngày 20, trong bản báo cáo tình hình dịch bệnh ở tỉnh Cát Lâm không quên nhấn mạnh lại rằng, “3 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận tại địa phương trong khoảng thời gian từ 0:00 đến 1:00 ngày 19/5 đã được thông báo vào ngày 19/5”.

Nhân viên y tế lấy một mẫu bệnh phẩm từ một nhân viên của nhà máy sản xuất màn hình máy tính AOC ở Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 15/5/2020.
Nhân viên y tế lấy một mẫu bệnh phẩm từ một nhân viên của nhà máy sản xuất màn hình máy tính AOC ở Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 15/5/2020. (Ảnh qua Getty Images)

Đáp lại một loạt các động thái trên của chính quyền, nhiều cư dân mạng đưa ra những bình luận xôn xao: “Thượng Hải thông báo rằng không có sự trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh”, “Sao không khớp với bản báo cáo của Thượng Hải”, “Thượng Hải thông báo vào ngày 19 không có trường hợp nhiễm bệnh tại địa phương”, “Nói dối! Nói dối! Nói dối! Tất cả đều giả dối”.

Một số cư dân mạng mỉa mai rằng: Dữ liệu làm giả rồi mà vẫn không khớp, chứng tỏ nội bộ chia rẽ thành các phe phái không hỗ trợ lẫn nhau”; “Tư liệu thì tự biên soạn, đề tài cũng tự lựa chọn, chính trị cần phải chuẩn xác, nếu chỉ ngoan ngoãn nghe lời Đảng, thì liệu có con số chính xác hay không?”.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng dịch bệnh gần đây chủ yếu tập trung ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng những trường hợp này khác biệt đáng kể so với khu vực Vũ Hán. 

Khâu Hải Ba, thành viên nhóm chuyên gia của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc, trong chương trình “Tin tức 1 + 1” của CCTV vào ngày 19 đã chỉ ra rằng các bệnh nhân được chẩn đoán ở Hắc Long Giang và Cát Lâm có thời gian ủ bệnh dài và hầu như không có triệu chứng nào trước khi được xác nhận nhiễm bệnh.

Chung Nam Sơn, một học giả của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, trưởng nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia, ngoài ra còn là một chuyên gia về các bệnh lý hô hấp, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN gần đây đã thay đổi quan điểm và thừa nhận rằng, Trung Quốc “có nguy cơ lớn bùng phát làn sóng dịch bệnh thứ hai”.

Như thông tin trước đó của tờ Bloomberg, khi những ca nhiễm bệnh mới liên tục gia tăng, khoảng 108 triệu người ở vùng Đông Bắc Trung Quốc tiếp tục bị cấm túc. Quận Phong Mãn trực thuộc thành phố Cát Lâm và thành phố Thư Lan trở thành hai khu vực có nguy cơ cao nhất trên cả nước.

Gia Hưng (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi