Du kích ấp hay cao bồi thôn?

05/07/15, 17:31 Đọc & Suy ngẫm

Vừa 30/4 xong, có một thằng trong xóm, nó là bạn học của con trai tôi, vẫn hay qua nhà, giờ nó làm dân quân. Tôi mặc váy đi ra ngoài đường nó cũng đến phê bình “dám ăn mặc kiểu tiểu tư sản”, xong còn đọc loa cho cả phường để răn đe.

danphongA14-12-204d5

Tôi từng phỏng vấn một phụ nữ lớn tuổi ở Sài Gòn từ trước 1975. Gia đình bà là nghệ sĩ, trí thức. Bà kể, đại ý vầy: Vừa 30/4 xong, có một thằng trong xóm, nó là bạn học của con trai tôi, vẫn hay qua nhà, giờ nó làm dân quân. Tôi mặc váy đi ra ngoài đường nó cũng đến phê bình “dám ăn mặc kiểu tiểu tư sản”, xong còn đọc loa cho cả phường để răn đe.

Một thằng con trai trẻ măng, theo đúng sự lễ độ thế hệ, có cho vàng cũng sẽ không bao giờ dám phê bình mẹ của bạn mình là “ăn mặc kiểu tiểu tư sản”. Sự khác biệt ở đây là con người trẻ tuổi ấy đã được hệ thống xã hội khoác lên một lớp áo của quyền lực. Có quyền, người ta mạnh miệng hẳn. Có quyền, người ta dám bắt nạt cả những người bình thường họ sẽ không bắt nạt. Có quyền, người ta dám chà đạp lên cả những đối tượng mà trước đây họ ít để ý tới. Ở nông thôn hiện đại cũng vậy, một cậu trai 18 tuổi mới lớn lên, thất nghiệp, được cho vào xã làm việc, trình độ chỉ trung học, tiểu học, nhưng sẵn sàng vung dùi cui chửi sa sả những người già đang cố bảo vệ miếng đất ruộng mà họ đã mưu sinh cả đời.

Sự thiếu tri thức và thiếu giá trị với chức vụ mình thụ hưởng đã biến nhiều người trẻ trở thành kẻ sẵn sàng tấn công người khác nhân danh chức vụ mình có. Vì thiếu tri thức, họ không hiểu làm dân quân nghĩa là bảo vệ bà, mẹ, an ninh khu phố, và những đứa trẻ yếu đuối khi có tình huống bất an xảy ra. Vì không có giá trị, họ không hiểu làm an ninh ở xã là để bảo vệ trật tự cho hàng xóm họ, người thân họ được có giấc ngủ ngon, nơi sinh sống an toàn. Họ nghĩ mình trở nên mạnh để “làm gì đó” người khác.

Sau này, khi đã già đi chút đỉnh, những người đã có tăng thêm quyền lực và (vẫn) thiếu tri thức, giá trị, càng làm những chuyện tày trời hơn. Họ có thể đánh chết một đứa cãi nhau với họ. Họ có thể trói người hàng xóm vào đánh vì nghi người ta ăn trộm. Họ có thể dùng loa phường để nói mẹ của bạn họ là dám mặc váy kiểu tiểu tư sản. Ở nông thôn, khi chứng kiến những kẻ nghênh ngang tấn công người khác, bạn đọc báo chí vẫn tự hỏi động cơ nào đã tạo ra những anh cao bồi thôn và du kích ấp trở nên quyền lực kinh dị và tàn bạo như vậy. Cũng không lạ lắm nhỉ?

Cái clip các em sinh viên tình nguyện ngăn cản phóng viên báo chí tác nghiệp cũng giống na ná anh cao bồi thôn trong câu chuyện được kể ở trên. Khi đăng ký làm sinh viên tình nguyện, các em được huấn luyện để hỗ trợ thí sinh. Trong một bài báo Mực Tím đã viết như sau:

“Đội trưởng Tiếp Sức Mùa Thi, điểm thi trường THCS Phan Bội Châu, Giáp Thanh Vũ chia sẻ: “Tụi em chỉ hỏi thông tin để báo cáo trong buổi họp giao ban về tình hình tại điểm thi thôi. Các anh chị phóng viên tác nghiệp chính thống thì không sao nhưng chỉ sợ những người không phải là phóng viên hoặc phóng viên báo lá cải mình trả lời một đằng họ ghi một nẻo thi không tốt lắm ạ, nhất là khi tụi em còn là sinh viên, nên chị thông cảm khi em hỏi giấy tác nghiệp của chị nghen”.

Năm ngoái, khi tôi đi viết về nhà trọ miễn phí cho sinh viên. Tôi cũng bị em đội trưởng hỏi tương tự. Dĩ nhiên không có vấn đề gì. Nhưng khi tôi gặng hỏi chú chủ nhà 4 lầu giàu có, ai đã giúp chú quét dọn nhà cửa để đón sinh viên. Chú không nói gì. Đến khi ra về chụp ảnh, bạn đội trưởng đề nghị tôi hãy chụp hình nhóm bạn đang quét dọn sân trước phụ chủ nhà để đón thí sinh. Khi ra về, vì tôi gặng hỏi quá mức, chú đã nói là chú với hai đứa con làm 4 – 5 ngày mới dọn xong nhà đón thí sinh, chứ không phải sinh viên tình nguyện vì sắp bắt đầu mùa thi các bạn mới đến.

Tôi vô cùng kinh ngạc, cái ý thức nào đã khiến các bạn mong muốn phóng viên ghi lại hình ảnh các bạn làm việc tốt – dù các bạn không thực sự làm việc đó?

Qua phỏng vấn trên của báo Mực Tím cũng cho thấy, các bạn đội trưởng này đã được tập huấn để khoác lên mình một cái áo của công quyền: quyền kiểm soát tác nghiệp của phóng viên. Có bạn đội trưởng tiếp sức mùa thi nào tự hỏi mình đi làm tiếp sức mùa thi với mục đích gì chưa?

Đó là làm tình nguyện. Đối tượng giúp đỡ của các bạn là thí sinh, cha mẹ thí sinh, người đi thi. Quyền hạn của các bạn: giúp đỡ. Trách nhiệm và lý tưởng của các bạn: giúp đỡ. Vậy cái quyền ngăn cản và định hướng tác nghiệp ấy dùng để làm gì? Nó có thỏa mãn các yếu tố như tình nguyện + giúp đỡ không? Ở đâu ra các bạn nghĩ mình đã trở thành một đơn vị của công quyền, là ngăn cản nhà báo tác nghiệp? Sự ngăn cản đó có giúp việc tình nguyện của các bạn tốt đẹp lên không?

Các bạn 18 -20 tuổi, sinh vào thời Internet bùng nổ, các bạn đã đọc bao nhiêu thứ gọi tên là lề phải – lề trái, tự do, thông tin trên mạng. Vậy mà những người trẻ trong các buổi tập huấn ấy không hề hỏi cái người tập huấn là “Họ nhân danh quyền gì để ngăn cản tự do tác nghiệp của nhà báo?” Họ nhân danh mùa thi hay nhân danh làm tình nguyện? Cả 2 cái đó đều ko thể ngăn cản một người bình thường muốn đưa máy ảnh lên tác nghiệp.

Trước đây Cục CSGT đường bộ từng ra công văn 1042/C67-P3, cấm ghi hình CSGT tác nghiệp, và sau đó cũng chính cơ quan này phải ra một công văn khác, hủy bỏ điểm cấm đó. Vì phóng viên có quyền tác nghiệp.

Rất nhiều bạn viện lý lẽ là sinh viên tình nguyện cũng có quyền tự do nhân thân, riêng tư và từ chối nhà báo ghi hình, thậm chí có bạn còn viện dẫn “bên Mỹ” có thể kiện nếu bạn dám chụp hình người khác mà không xin phép. Bạn đã nhầm lẫn giữa việc chụp hình cá nhân người khác ở một bối cảnh riêng tư, và tác nghiệp ghi nhận cả một mùa thi – là sự kiện xã hội và nhà báo có toàn quyền tác nghiệp.

Trước khi làm đội trưởng sinh viên tình nguyện, trước khi khoác lên mình cái áo quá khổ để có thể tấn công người khác nhân danh chức vụ, bạn trẻ ngồi nghe cái điều lệ trong buổi tập huấn ngày hôm đó có bao giờ tự hỏi, liệu cái điều người ta tập huấn cho mình là đúng hay sai? Chưa kịp tự hỏi, các bạn đã nghĩ mình có quyền điều chỉnh hành vi của người khác, dù chả liên quan gì đến lý tưởng tình nguyện của bạn.

Các bạn cán bộ Đoàn ạ, các bạn đang đi làm tình nguyện, hay ghi công để chuẩn bị leo lên những vị trí cao hơn trong cái giấc mơ cao bồi thôn của các bạn?

Tôi thật nghi ngờ!

Khải Đơn

Bài viết được sưu tầm từ trang khaidon.com, thể hiện ý kiến cá nhân của tác giả, không phải là quan điểm của TinhHoa.

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?