Dị tượng ở Úc: Hơn 1 triệu tia sét đánh xuống trong 1 ngày
Trong vòng 24 giờ, tại nước Úc đã có 1,37 triệu tia sét được ghi nhận, đi kèm dị tượng bất thường này là lượng mưa lớn kỷ lục…
Theo báo cáo từ trang web của Công ty dịch vụ thông tin thời tiết lớn nhất ở Úc – ‘Weatherzone’: trong vòng 24 giờ tính từ 8 giờ sáng ngày 11/11/2021 đã có 1,37 triệu tia sét được ghi nhận ở miền Trung và miền Đông nước Úc. Trong đó bao gồm cả sấm chớp và sấm sét giữa các đám mây và mặt đất.
Đi kèm lượng sấm sét lớn dị thường này là lượng mưa kỷ lục. Mưa lớn gây ra ngập lụt nhiều khu vực khiến một số tuyến đường đã bị chia cắt.
Theo báo cáo từ ‘Weatherzone’ từ ngày 9 tới ngày 11/11/2021, thành phố Alice Springs ghi nhận lượng mưa khoảng 140mm. Trong đó riêng ngày thứ Tư (10/11) ghi nhận lượng mưa tới 100,2mm, đây là lượng mưa cao nhất trong 1 ngày trong 21 năm qua.
Từ ngày 10 tới ngày 11/11, lượng mưa ở thị trấn Applethorpe, Bang Queenland đạt mức 86,8mm trong một ngày, lập kỷ lục trong 9 năm qua.
Không chỉ ở Úc, trong tháng 11 thiên tai còn xảy ra ở nhiều nơi khác.
Mưa lớn ở vùng Đông Nam Ấn Độ
Đầu tháng 11 nhiều thành phố ở Ấn Độ hứng chịu những trận mưa lớn gây lụt nặng. Ví như: từ ngày 7 tới ngày 8/11/2021 các tuyến đường của Thành phố Chennai – nơi được mệnh danh là thủ đô công nghiệp bị ngập lụt khiến người và phương tiện giao thông phải di chuyển trong nước. Chính phủ phải điều động lính cứu hỏa đến để giải cứu người dân trong vùng thiên tai.
Những ngày tiếp theo lượng mưa lớn tiếp tục xảy ra ở nhiều khu vực như Tamil Nadu, phía Nam Andhra Pradesh và Pondicherry. Cục Khí tượng Ấn Độ đã ban hành một cảnh báo về nguy cơ xảy ra lũ quét ở một số khu vực nhất định.
Triều cường khiến nước sông tràn bờ ở Băng Cốc, Thái Lan
Từ ngày 8 tới ngày 10/11 nước sông Chao Phraya ở Thái Lan dâng cao tràn bờ gây ngập lụt cho nhiều khu vực ở thủ đô Băng Cốc. Người dân phải di chuyển trong nước và dùng bao cát để chặn cho nước không chảy vào khu chợ.
Ngày 9/11/2021 chính phủ Thái Lan đã đưa ra thông báo nhắc nhở người dân sống tại khu vực dọc theo sông Chao Phraya cần đề phòng lũ từ ngày 9 tới 13/1 và từ ngày 20 tới 26/11.
Đối với thiên tai bất thường con người dường như không lường trước được, chúng thường đến bất ngờ, gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên các loài động vật thì lại có khả năng biết trước những biến động xấu này, từ đó di cư đến nơi khác để tránh nạn.
Sự việc di cư hay động vật xuất hiện ở những nơi mà xưa nay hiếm gặp đó cũng là một báo hiệu trước cho các tai họa sắp xảy ra.
Chim cánh cụt Nam Cực xuất hiện ở New Zealand, cách nơi sinh sống 3.000km
Mới đây vào ngày 12/11/2021 đài BBC đưa tin, người ta đã phát hiện một chú chim cánh cụt Adelie (loài vốn sống ở Nam Cực) xuất hiện tại một bờ biển thuộc Christchurch, New Zealand, cách nơi sinh sống của nó ít nhất 3.000km. Điều này vô cùng hiếm gặp.
Trong thấy vẻ mệt mỏi của con vật, người ta đã đưa nó đến bác sỹ thú y. Sau khi kiểm tra bác sĩ kết luận nó bị thiếu chất và mất nước. Có lẽ do chuyến hành trình quá dài.
Về vấn đề này các chuyên gia cho biết, sự xuất hiện của chim cánh cụt Adelie tại New Zealand là khá hiếm, nhưng nếu những sự việc như thế này tiếp diễn nhiều hơn trong tương lai thì lại là dấu hiệu đáng lo ngại. Cụ thể Giáo sư Philip Seddon – chuyên ngành động vật học tại Đại học Otago nói: nếu chim cánh cụt Adelie xuất hiện hàng năm ở New Zealand, thì có lẽ có một số biến động trong lòng đại dương mà con người cần sớm tìm hiểu.
Theo Minh Huệ Net