ĐBSCL hạn mặn: 96.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, 80.000 ha cây trái bị ảnh hưởng 

26/03/20, 08:35 Tin trong ngày, Việt Nam

Tình hình hạn mặn ở miền Tây đang vượt mốc lịch sử hồi năm 2016. Dự kiến sẽ có khoảng 80.000 ha cây ăn trái bị ảnh hưởng, gần 96.000 hộ dân nơi đây sẽ lao đao vì thiếu nước sinh hoạt…

Cánh đồng khô hạn ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đầu tháng 3. (Ảnh qua vnexpress)
Cánh đồng khô hạn ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đầu tháng 3. (Ảnh qua vnexpress)

Hạn mặn bủa vây, 5 tỉnh miền Tây ‘khát’ nước ngọt

Theo nguồn của phóng viên, tại nhiều tỉnh thành của ĐBSCL, nước mặn đã xâm nhập nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.

Tính đến ngày 4/3, miền Tây đã có 5 tỉnh là Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An công bố tình huống khẩn cấp do tình trạng hạn mặn bủa vây.

“Chưa năm nào tình trạng xâm nhập mặn lại khủng khiếp như năm nay”, ông Nguyễn Thanh Liêm, một người dân ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng phải thốt lên khi nhìn cả cánh đồng lúa xanh tốt trước kia giờ đây đã úa vàng vì thiếu nước.

Đồng lúa ở Sóc Trăng nứt nẻ sau 45 ngày không có nước. (Ảnh qua tuoitre)
Đồng lúa ở Sóc Trăng nứt nẻ sau 45 ngày không có nước. (Ảnh qua tuoitre)

80.000 ha cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Theo nhân định của Bộ NN&PTNT, đợt xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2019-2020 này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng canh tác cây ăn trái và nước sinh hoạt của người dân miền Tây, dự báo sẽ có khoảng 80.000 ha cây ăn trái nơi đây bị ảnh hưởng… 

Từ đầu mùa đến giờ, gia đình ông Nguyễn Phi Long (trú tại ấp Phú Thạch, xã Phú Phong, Châu Thành, Tiền Giang) đã phải mua từng m3 nước để cứu lấy vườn cây ăn trái.

Ban đầu để có được 2m3 nước tưới cây, ông Long cũng đã phải bỏ ra 300.000 đồng để mua nước ngọt về. Dù xót tiền nhưng ông cũng phải bấm bụng mua để có nước sinh hoạt và cứu lấy vườn cây Sapoche (Hồng xiêm) đang độ thiếu nước của mình.

Một người dân miền Tây nhổ cỏ cho bò ăn trên cánh đồng khô nứt nẻ của gia đình mình.
Một người dân miền Tây nhổ cỏ cho bò ăn trên cánh đồng khô nứt nẻ của gia đình mình. (Ảnh qua vnexpress)

Cùng cảnh ngộ như gia đình ông Long, 5 công sầu riêng của ông Ngô Văn Sơn (Ấp Phú Quới, Phú Phong, Châu Thành) cũng đang điêu đứng chờ nước ngọt cứu sống.

Gần 96.000 hộ dân miền Tây thiếu nước sinh hoạt

Cũng theo thống kê của Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT thì các tỉnh, thành phố miền Tây hiện đang có gần 96.000 hộ dân phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt do hạn mặn xâm nhập.

Chia sẻ với phóng viên, ông Sơn cho biết, trong tuần qua ông đã phải chạy vạy khắp nơi tìm thuê ghe đưa nước về nhưng không có. Trong tình trạng khẩn cấp, gia đình ông dự định chạy lên Cái Bè (Tiền Giang) để tìm thuê ghe qua Đồng Tháp tự chở nước về phục vụ cho việc sinh hoạt và cứu lấy vườn sầu riêng của mình.

Người dân đi hứng nước ngọt ở Gò Công Đông, Tiền Giang. (Ảnh qua tuoitre)
Người dân đi hứng nước ngọt ở Gò Công Đông, Tiền Giang. (Ảnh qua tuoitre)

Tại Bến Tre, hầu hết người dân trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng bởi hạn mặn. Trong đó, nguồn nước sinh hoạt từ các nhà máy nước cấp cho các hộ dân đã nhiễm mặn trên 2/1000 có chỗ lên đến 5/1000.

Tại trung tâm thành phố Bến Tre cũng không ngoại lệ, nơi đây đang bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Cụ thể, tại khu vực Bến Lở (phường 1, TP. Bến Tre), giá nước ngọt giao động từ 100.000 – 300.000 đồng/m3 tùy theo quãng đường vận chuyển xa hay gần.

Tại các huyện vùng nông thôn, cũng có các dịch vụ cung ứng nước ngọt, nước cũng được vận chuyển đến từng gia đình có giá từ 150.000- 350.000 đồng/m3 tùy đoạn đường vận chuyển.

Nhiều con kênh ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đang khô cạn. (Ảnh qua vnexpress)
Nhiều con kênh ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đang khô cạn. (Ảnh qua vnexpress)

8 đập Trung Quốc chặn 40 tỷ m3 nước sông Mekong, hạn mặn ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng

Theo nhận định của các chuyên gia thì việc 8 đập thủy điện nằm trên đất Trung Quốc chắn ngang sông Mekong (Lan Thương), giữ lại 40 tỷ m3 nước cho các mục đích phát điện, tưới tiêu…là một trong những nguyên nhân chính khiến hạn mặn tại ĐBSCL trở lên nghiêm trọng (ĐBSCL lấy nước từ các trạm có dòng chính là sông Mê Kông).

Trước diễn biến trên, ngày 20/2/2020, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mê Kông – Lan Thương lần thứ 5 tổ chức tại Lào, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cam kết sẽ tăng xả đập thuỷ điện trên thượng nguồn sông Mê Kông để giúp đỡ các quốc gia láng giềng giảm hạn hán.

Đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. (Ảnh qua tuoitre)
Đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. (Ảnh qua tuoitre)

Tuy nhiên đến nay, sau tuyên bố nhiều ngày, nước vẫn chưa về được ĐBSCL. Mực nước sông Mê Kông tại Chiang Sean phía sau Đập Cảnh Hồng thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (nước về Cảnh Hồng từ Chiang Sean là từ 2 – 3 ngày) vẫn chưa có sự biến đổi. Việc xả nước chưa diễn biến như tuyên bố.

Các chuyên gia về biến đổi khí hậu cho rằng, việc Trung Quốc chỉ xả đập với lưu lượng 850 m3/giây là quá ít, nước chỉ giải hạn cho thượng nguồn Mekong. “Nước xả từ đập thủy điện Trung Quốc rất khó đến được ĐBSCL”, tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) nhận định.

Cồn cát lộ ra trên sông Mê Kông đoạn chảy qua Thái Lan do mực nước xuống thấp. (Ảnh qua tuoitre)
Cồn cát lộ ra trên sông Mê Kông đoạn chảy qua Thái Lan do mực nước xuống thấp. (Ảnh qua tuoitre)

Tổng cục Thuỷ lợi cũng cho biết thêm, so với hai năm gần nhất là 2018, 2019, việc vận hành xả nước của các đập thuỷ điện Trung Quốc đã chậm hơn khoảng 15 ngày. Theo thông lệ, các đập thường xả nước vào giữa tháng 2 hàng năm.

Khó khăn về nguồn nước đang khiến hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng tại tỉnh khu vực ĐBSCL. Đến nay, tổng thiệt hại lúa vụ Mùa 2019 và vụ Đông Xuân 2019 – 2020 khoảng gần 39.000ha.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

    Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý