Đâu mới là nguồn gốc thực sự của cánh tả và cánh hữu?
Cánh tả và cánh hữu là những cụm từ chính trị để chỉ phe cấp tiến và bảo thủ. Tuy nhiên, đấu trường chính trị không phải là nơi đầu tiên phân định ra ai thuộc cánh tả và ai thuộc cánh hữu. Nói về nguồn gốc lịch sử, nếu bạn nằm trong số những người cho rằng các khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc cách mạng Pháp, thì hãy đọc bài viết sau đây, bạn sẽ vỡ lẽ ra một điều bất ngờ.
Hệ tư tưởng cánh tả về cơ bản đại diện cho cùng một kiểu chính quyền độc tài theo đuổi giá trị tư tưởng “Chân lý thuộc về kẻ mạnh”. Chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân là cách để hiểu sâu hơn về phổ chính trị, mặc dù chúng cũng góp phần gây ra nạn tham nhũng và đảo chính trong chính quyền.
Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích nguồn gốc thực sự của cánh tả và cánh hữu, thông qua một hệ thống tâm linh cổ xưa.
Những nguồn gốc sai lệch
Trước khi có thể thực sự hiểu được điều này, chúng ta phải xét xem nguồn gốc sai lệch về cánh tả và cánh hữu xuất phát từ đâu. Đáp án cho câu hỏi này chính là Cách mạng Pháp.
Khi Quốc hội Pháp được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian ngắn ngủi chỉ trong năm 1789, những người ủng hộ nhà vua và trật tự tôn giáo ngồi bên phải, còn những nhà chính trị cấp tiến ngồi bên trái. Những nhà cấp tiến này gồm những người Jacobin (sau đó họ đã mở ra Triều đại Khủng bố). Ngoài việc chặt đầu vua Louis XVI – vị vua cuối cùng của Pháp, triều đại này còn dẫn đến vụ thảm sát hàng trăm ngàn người bằng máy chém.
Kể từ đó, người ta lập luận rằng đây là khởi nguồn của cánh tả và cánh hữu, nhưng đây là một sự phân đôi sai lệch. Một chi tiết rất quan trọng cần ghi nhớ là cả hai bên của Quốc hội Pháp đều là những người theo chủ nghĩa tuyệt đối ủng hộ các quyền tích cực.
Nói cách khác, họ cho rằng quyền lực không có giới hạn. Cho dù đó là quyền của Hội đồng – người ủng hộ quyền lực tuyệt đối của chế độ quân chủ, với nhà thờ là người duy trì đạo đức, hay là quyền của Jacobin – những người đứng lên vì một ý thức hệ cộng đồng mà sau này đã trở thành nền tảng cho chủ nghĩa cộng sản, cả hai nhóm đều không đại diện cho bất kỳ loại quyền tự nhiên hay chính phủ hạn chế nào.
Những thế kỷ sau đó, sự phân đôi sai lệch này trở nên phù hợp với những người theo chủ nghĩa tuyệt đối. Nó cho phép họ xây dựng một phép biện chứng giả dựa trên tư tưởng của triết gia người Đức Georg Hegel, và phép biện chứng này về sau được xem là bộ 3 luận đề-phản đề-tổng hợp, trong đó họ đẩy đà lịch sử theo hướng được quy định trước, một phần thông qua lịch sử của chủ nghĩa xét lại về nguồn gốc của cánh tả và cánh hữu. Điều này đạt đến đỉnh điểm sau khi quyền lực được tổng hợp vào tay một nhóm các nhà cai trị tuyệt đối và vận hành với mục đích hướng tới một chính thể đầu sỏ ngày một rộng mở của các tổ chức siêu quốc gia.
Do đó, trong diễn ngôn chính trị hiện đại, chúng ta không còn có thể nghe về việc hạn chế quyền lực thông qua chính phủ hạn chế hoặc luật tự nhiên. Truyền thống hiếm hoi này chỉ còn được duy trì tại Hoa Kỳ, vì những người theo chủ nghĩa hợp hiến đã và đang đấu tranh để giữ lại quyền lực của nhà nước.
Tuy nhiên, chúng ta đừng quên rằng gốc rễ của Hiến pháp và Dự luật về Quyền của Hoa Kỳ đã xuất hiện từ một cuộc đấu tranh hoàn toàn khác với cuộc Cách mạng Hoa Kỳ, cụ thể là Nội chiến Anh. Chính nhờ cuộc chiến vì tự do này mà Dự luật Nhân quyền năm 1689 đã được hình thành từ các công trình của John Locke – người được cho là nhà triết học về quyền tự nhiên vĩ đại nhất trong 300 năm qua.
Nhưng những người luôn vờ như cánh tả và cánh hữu bắt nguồn từ Cách mạng Pháp đều bác bỏ mọi thứ về sự kiện lịch sử này, như thể cuộc đấu tranh nghị viện của Anh không có vai trò gì trong chuyện này.
Nguồn gốc thật sự được đề cập trong Kinh Thánh
Tuy nhiên, có một câu chuyện tâm linh về cánh tả và cánh hữu, là khởi nguồn cho tất cả những việc khác. Câu chuyện này cổ xưa đến mức được xuất hiện trong Kinh thánh. Matthew 25:32–33 nói rằng Jesus sẽ “tách chúng ra khỏi nhau, như một người chăn cừu tách bầy cừu ra khỏi bầy dê: Và Ngài sẽ đặt cừu bên tay phải, còn dê ở bên trái”.
Các phần khác của Kinh thánh cũng có nói về việc cánh tả và cánh hữu có liên quan đến Chúa, mặc dù Matthew 25 có lẽ là tiết lộ chi tiết nhất về vấn đề này. Khi chương này chuyển sang câu 41, có đoạn như sau: “Sau đó, Ngài sẽ nói với những con bên trái mình rằng, ‘Hỡi những đứa con bị nguyền rủa, hãy rời khỏi ta và nhảy vào ngọn lửa vĩnh hằng được chuẩn bị cho ác quỷ và các thiên thần của hắn.
Một số người có thể nhận ra rằng con dê chính là biểu tượng của Satan. Tuy không có tài liệu tham khảo Kinh thánh rõ ràng nào nói rằng Satan ngồi bên trái Chúa, nhưng Kinh thánh làm rõ một điều rằng Lucifer đã từ Thiên đường rơi xuống trong Isaiah 14:12, trong đó nêu rõ: “Thần từ trên trời rơi xuống, O Lucifer, con trai của buổi sáng! Thần xẻ đất chui xuống, và chính điều đó đã làm các quốc gia suy yếu!”.
Mặc dù có một số bất đồng trong tư tưởng thần học về việc Lucifer và Satan là cùng một người, nhưng cả hai đều là những biểu hiện thần học của kẻ phản Chúa. Có lẽ Lucifer và Satan có chung sự đối nghịch tương tự như Chúa Cha và Con.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn trong cuộc tranh luận, đó là tại sao bên trái của Chúa được liên tưởng tới đặc điểm của con dê. Xét theo bản chất, loài động vật này nổi tiếng là khó thuần hóa, khiến nó trở thành một biểu tượng của sự nổi loạn. Do đó, truyền thống theo cánh tả bắt nguồn từ cuộc nổi loạn chống lại Thiên Chúa.
Vì lẽ đó, nguồn gốc thực sự của cánh tả và cánh hữu là động lực cổ xưa. Trong đó, những người theo cánh hữu tôn trọng đạo đức khách quan gần với Thiên Chúa và các quy luật tự nhiên.
Những người theo cánh tả thì chống lại các giới hạn đó, đôi khi bằng các cuộc nổi loạn toàn diện. Những người theo cánh tả khác cố gắng sử dụng truyền thống của quyền thiêng liêng để trở nên cao hơn Thiên Chúa, họ tuyên bố rằng mình là đại diện của Thiên Chúa trên Trái đất. Cả hai có thể được tóm tắt bằng sự kết hợp giữa thuyết tương đối và chủ nghĩa hợp pháp đặt quyền lực của con người lên trên Thiên Chúa và luật tự nhiên, còn gọi là “Chân lý thuộc về kẻ mạnh”.
Ngược lại, những người đi theo cánh hữu nhận thức được ý chí tự do và trách nhiệm cá nhân đi kèm với điều này, và họ đặt Thiên Chúa cũng như luật tự nhiên lên trên quyền lực của con người.
Có một lý do rất chính đáng giải thích tại sao truyền thống cổ xưa này không được quần chúng biết đến. Đó là vì tự do tương quan trực tiếp với mức độ đạo đức mà chúng ta thể hiện. Khi con người tin rằng mình có thể đặt ra luật lệ cho mình, lòng tự ái sẽ biến tất cả chúng ta trở thành nô lệ.
Tác giả: Cid Lazarou
Bảo San (Theo The Epoch Times)