Đan Mạch: “Sự đồng cảm” được xem là một môn học bắt buộc ở trường

30/12/19, 13:59 Tri thức

Có rất nhiều môn học tưởng chừng như không cần thiết nhưng thực tế lại cực kỳ quan trọng đối với việc giáo dục trẻ tại trường học, và đó chính là dạy trẻ “sự đồng cảm”. Đây là một đức tính cực kỳ trọng yếu sẽ theo trẻ từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành.

 “Sự đồng cảm” được xem là một môn học bắt buộc ở trường
“Sự đồng cảm” được xem là một môn học bắt buộc ở trường. (Ảnh minh họa qua Twipu)

Lý do người Đan Mạch kết hợp sự đồng cảm vào chương trình giảng dạy quốc gia tiêu chuẩn của họ, là bởi họ đã nhận ra tầm quan trọng của việc dạy cho trẻ em sự thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác.

Không giống như trẻ em ở Mỹ hay ở các nước khác, trẻ em Đan Mạch còn được dạy cách đối mặt với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau mà chúng sẽ gặp trong cuộc sống, cũng như phát triển khả năng nhìn nhận và nhận biết những cảm xúc của mọi người.

Chương trình CAT-Kit

Chương trình Bộ công cụ đào tạo nhận thức (CAT-Kit) được phát triển bởi các nhà tâm lý học Đan Mạch bao gồm nhiều công cụ trực quan, có tính tương tác và tùy biến sao cho phù hợp với các độ tuổi dạy trẻ. Chương trình giúp các em cách giao tiếp hiệu quả với bạn bè, với người lớn và với các nhân vật có thẩm quyền khác.

Ví dụ, một trong số nhiều công cụ của chương trình CAT-Kit có tên là “Đo lường”, nó hoạt động dựa trên nhiệt kế và hiển thị các mức từ 0 đến 10. Trẻ em có thể sử dụng công cụ Đo lường để hiển thị cường độ cảm xúc của mình mà không cần dùng lời nói. Điều này giúp trẻ hiểu rõ hơn về chiều sâu và khái niệm cảm xúc của chính chúng, từ đó dễ dàng nhận thấy và nhận biết những cảm xúc này ở người khác.

Một công cụ khác cũng tương đối tốt trong chương trình là công cụ “Cảm giác” bao gồm 100 khuôn mặt khác nhau thể hiện tâm trạng và cảm xúc khác nhau. Những tâm trạng này được chia thành 10 loại khác nhau như: tức giận, yêu, buồn, vui, sợ, bất ngờ, xấu hổ, tự hào, chán ghét và an toàn. 

Những tâm trạng này được chia thành 10 loại khác nhau như: tức giận, yêu, buồn, vui, sợ, bất ngờ, xấu hổ, tự hào, chán ghét và an toàn. 
Những tâm trạng này được chia thành 10 loại khác nhau như: tức giận, yêu, buồn, vui, sợ, bất ngờ, xấu hổ, tự hào, chán ghét và an toàn. (Ảnh minh họa qua European)

Tiếp đó 100 khuôn mặt sẽ được chia đều cho 10 loại tâm trạng này, cho phép trẻ dễ dàng thể hiện và truyền đạt cảm xúc của chúng mà không cần nói hay phải cường điệu hoặc giảm nhẹ cảm xúc của mình. 

Công cụ này được chứng minh là rất hiệu quả vì nó giúp trẻ thể hiện được cảm xúc thật của chính mình, từ đó những người xung quanh cũng sẽ dễ dàng nhận ra cảm xúc của trẻ hơn. 

Công cụ “Những vòng tròn” lại là một ví dụ điển hình khác về phương pháp giáo dục hiệu quả này. Nó giúp trẻ mô tả mối quan hệ của chúng với gia đình và bạn bè. Chúng cũng có thể sử dụng nó để kết nối sự gắn bó và sự hiện diện của mình đến các sở thích thú vui khác nhau. 

Ngoài những công cụ kể trên, còn có các công cụ đơn giản mà hiệu quả khác như “Bánh xe, Lịch tuần, Vẽ cảm xúc và Màu sắc hành vi, Cơ thể”… và còn nhiều công cụ khác nữa đã làm chương trình CAT-Kit trở thành một chương trình học rất hiệu quả và phổ biến ở các quốc gia khác. 

Chương trình Step by Step

Một chương trình quan trọng khác trong hệ thống giáo dục của Đan Mạch là chương trình Step by Step. 

Đây là một chương trình học bắt buộc, yêu cầu trẻ nói lên cảm xúc của mình khi nhìn thấy những đứa trẻ trong hình đang thể hiện những cảm xúc khác nhau như sợ hãi, thất vọng, xấu hổ, và buồn bã,… Sau đó, trẻ sẽ cùng thảo luận về những cảm xúc đó cùng với thầy cô giáo hướng dẫn. 

Điều này dạy trẻ không nên phán xét người khác và hiểu lý do tại sao chúng ta nên lắng nghe người khác khi họ chia sẻ cảm xúc của mình và làm thế nào để phản ứng lại với cảm xúc đó của họ là điều rất quan trọng.

Chương trình học tập thể

Trong một bài báo đánh giá về chương trình hạnh phúc của Đan Mạch, bà Jessica Alexander của CPH chia sẻ rằng, học tập thể là một trong những chương trình hiệu nghiệm nhất trong hệ thống của họ.

Một phần lớn của chương trình này phụ thuộc vào các giáo viên, họ phải tổ chức hoạt động cho trẻ dựa theo các nhóm cụ thể và tùy theo từng nhiệm vụ. Đối với mỗi nhiệm vụ, thầy cô sẽ cho một số trẻ làm mẫu, sau đó những đứa trẻ này được nhóm lại với những trẻ chưa được thực hành để chúng có thể học hỏi lẫn nhau.

Chương trình này có nghĩa là những đứa trẻ có tính cách hướng ngoại và trẻ tính cách hướng nội sẽ được trộn lẫn vào nhau trong các tiết học thảo luận. Những đứa trẻ hoạt động thể chất nhiều hơn sẽ được nhóm với những trẻ có hoạt động thể chất ít hơn trong tiết thể dục, hay những đứa trẻ học tốt môn toán được yêu cầu làm việc với những đứa trẻ học chậm hơn, v…v

Những đứa trẻ sẽ học được cách học tập cùng nhau và giúp đơc lẫn nhau. (Ảnh qua Wikichame)

Điều này trái ngược hoàn toàn với hầu hết các chương trình giáo dục khác, nơi trẻ em được phân lớp dựa trên trình độ kỹ năng để những trẻ học giỏi hơn không bị làm chậm lại bởi những trẻ học chưa tốt. 

Thay vào đó, chương trình học tập thể này khuyến khích trẻ em được học hỏi lẫn nhau và giúp nhau cùng tiến bộ. 

Thêm một lợi ích nữa từ chương trình này là giúp làm giảm hẳn những người được cho là “mắt xích yếu” trong xã hội Đan Mạch. Trẻ được học tốt hơn bằng cách làm thế nào để hợp tác với người khác, nâng đỡ người khác, dạy cho người khác, hay làm thế nào để thể hiện được sự đồng cảm, và nhiều hơn nữa.

Quỹ Mary chống bắt nạt

Quỹ Mary được đặt theo tên Công chúa Mary của Đan Mạch. Quỹ này giúp điều hành một chương trình giáo dục chống bắt nạt cho tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 8 tuổi. Trong chương trình này, trẻ em được khuyến khích thảo luận về tác hại của việc bắt nạt, cũng như những giá trị đạo đức đằng sau việc này, do đó trẻ có thể học cách cư xử với bạn bè đúng mực từ khi còn nhỏ.

Chương trình thừa nhận một thực tế rằng hầu hết những kẻ bắt nạt không phải là “ác quỷ”, chúng chỉ đơn giản là những đứa trẻ có vấn đề của riêng mình. Theo cách này, chương trình sẽ giải quyết vấn đề trên từ tận gốc rễ bằng cách giúp trẻ hiểu nhau và giao tiếp với nhau theo một cách lành mạnh. Chương trình này cũng được ghi nhận đã giảm thiểu tình trạng bắt nạt tại các trường học trên toàn quốc.

Kết quả cuối cùng

Đan Mạch, cũng như một vài quốc gia khác trên thế giới, đã nhận ra một sự thật vô cùng đơn giản. Cách tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất để xây dựng một xã hội không có tội phạm, tham nhũng và các vấn đề xã hội khác đó là nuôi dạy một thế hệ trẻ thấu hiểu được sự đồng cảm. 

Một thế hệ những đứa trẻ ổn định về tinh thần, có đầu óc xã hội và đồng cảm là tất cả những gì chúng ta cần để không chỉ giải quyết hầu hết các vấn đề xã hội mà còn loại bỏ những vấn đề đó ngay từ đầu.

Xem video:

Thanh Thiên (Theo Daily Health Post)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!