Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp Đài Loan vào top 4 siêu cải cách
Theo ấn bản năm 2018 của Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) phát hành ngày 17/10/2018, Đài Loan đứng vị trí thứ 4 ở Đông Á và Thái Bình Dương.
Đài Loan cũng duy trì được vị trí thứ 13 trong số 140 nền kinh tế được đánh giá trên toàn thế giới, đứng sau Singapore (2), Nhật Bản (thứ 5) và Hồng Kông (thứ 7), nhưng trước Úc (thứ 14), Hàn Quốc (15), New Zealand (18), và Trung Quốc (28).
>>> Cùng là người Hoa nhưng vì sao Trung Quốc và Đài Loan lại quá khác biệt?
Đài Loan cũng là một trong bốn quốc gia duy nhất (Đài Loan, Mỹ, Singapore và Trung Quốc) nằm trong số 17 nền kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương giữ vững vị trí như năm 2017.
Dựa trên 98 chỉ số được chia thành 12 nhóm, chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá khả năng cạnh tranh của 140 nền kinh tế bằng phương pháp tích hợp số liệu thống kê mới nhất từ các tổ chức quốc tế và khảo sát các nhà điều hành.
12 nhóm chỉ số này bao gồm: Thể chế, cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ thông tin, ổn định kinh tế vĩ mô, sức khỏe, kỹ năng, thị trường sản phẩm, thị trường lao động, hệ thống tài chính, dung lượng thị trường, động lực kinh doanh và khả năng đổi mới.
Đài Loan có cùng vị trí dẫn đầu trong nhóm “ổn định kinh tế vĩ mô” cùng với 31 quốc gia khác. Trong 98 chỉ số, Đài Loan có 18 chỉ số lọt vào top 10. Đài Loan xếp thứ 7 với “hệ thống tài chính” và thứ 4 với “khả năng đổi mới”.
Điểm trung bình toàn cầu về “khả năng đổi mới” là 36/100, thấp nhất trong số 12 nhóm. Tuy nhiên, Đài Loan, Đức, Mỹ và Thụy Sĩ là bốn “siêu cải cách” duy nhất có điểm số trên 80.
Việt Nam xếp thứ 77/140 về năng lực cạnh tranh toàn cầu, tụt 3 bậc so với 2017
Trong số 12 nhóm chỉ số, Việt Nam đạt điểm cao nhất ở nhóm “sức khỏe” với 81 điểm và thấp nhất ở “năng lực sáng tạo” với 33 điểm.
WEF chỉ ra rằng, với sự ra đời của Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 4.0 mới, ấn bản 2018 của Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu là cột mốc quan trọng trong lịch sử bốn thập kỷ của loạt bản tin này. Bộ chỉ số mới sẽ làm rõ hơn về chương trình điều khiển năng suất và tăng trưởng dài hạn mới trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
WEF cũng chỉ ra rằng, báo cáo này là nguồn tham khảo cần thiết của các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan, giúp định hình và theo dõi tiến độ các chiến lược kinh tế.
>>> Vì sao Đài Loan được chọn là đất nước đáng sống nhất thế giới?
Xuân Nhạn, Theo Vision Times