Đã tiêm 2 liều vắc xin, giáo sư về bệnh truyền nhiễm của Mỹ ở Ấn Độ vẫn tử vong vì mắc Covid-19

06/05/21, 14:55 Thế giới

Trước khi lên đường về Ấn Độ, GS Rajendra Kapila đã hoàn thành hai lần tiêm vắc xin Covid-19 của Pfizer, nhưng sau đó ông vẫn bị nhiễm một biến thể của virus SARS-CoV-2 và qua đời tại đất nước tỷ dân.

Dù đã tiêm 2 liều vắc xin ngừa Covid-19, GS Rajendra Kapila vẫn mắc căn bệnh này và tử vong ở Ấn Độ. (Ảnh: Twitter)

The Paper đưa tin, mới đây GS Rajendra Kapila, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm người Mỹ gốc Ấn đã qua đời vì Covid-19 ở Ấn Độ.

Cái chết của ông Kapila khiến dư luận hoang mang bởi trước khi từ Mỹ trở về Ấn Độ để chăm sóc cho bố vợ đã lớn tuổi rồi qua đời vì Covid-19, Kapila đã hoàn thành 2 lần tiêm vắc xin ngừa nCoV của Pfizer.

Không những vậy, ông Kapila còn là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm với nghiên cứu đặc biệt về virus Covid-19, đã làm việc tại Bệnh viện Đại học Y khoa và Nha khoa New Jersey hơn 20 năm. 

Đến nay vẫn chưa rõ việc ông Kapila bị nhiễm Covid-19 loại nào ở Ấn Độ, và liệu vắc xin có mang lại sự bảo vệ cho ông hay không, điều này vẫn đang được nghiên cứu.

Được biết, ông Kapila tốt nghiệp cử nhân y khoa tại Đại học Delhi, Ấn Độ, sau đó, ông nhập cư vào Hoa Kỳ. Năm 1973, ông làm nghiên cứu sinh tại Đại học Y khoa và Nha khoa New Jersey. Năm 1976, ông làm việc tại bệnh viện trực thuộc của trường. Trong thời Chiến, Kapila cũng từng là Trợ lý Y tế của Quân đội Hoa Kỳ tại Okinawa, Nhật Bản.

Ông Kapila từng nhận được Giải thưởng Giảng dạy Xuất sắc của Đại học Y khoa và Nha khoa của Đại học New Jersey khi tham gia thành lập Hiệp hội Các bệnh Truyền nhiễm của New Jersey, Hoa Kỳ.

GS Rajendra Kapila Kapila là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, đã làm việc tại Bệnh viện Đại học Y khoa và Nha khoa New Jersey hơn 20 năm. (Ảnh: Sina)

Sau này, ông Kapila trở thành giáo sư tại Trường Y thuộc Đại học Rogers khi phần lớn trường được sáp nhập vào Đại học Rogers. 

Ông Kapila có sở thích nghiên cứu y học nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm và AIDS. Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, ông đã chung tay nghiên cứu và có bài phát biểu về việc sử dụng kháng thể để điều trị bệnh vào tháng 6/2020.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới