Cuộc truy tìm cổ mộ đại đế Thành Cát Tư Hãn đã có thêm manh mối

16/01/15, 18:10 Tri thức

Trước khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, ông đã dặn dò bên dưới không được để bất kì ai tìm thấy mộ của mình. 800 năm đã trôi qua sau cái chết của một trong những vị tướng chinh chiến hùng mạnh nhất lịch sử, vị trí chôn cất đại Hãn vẫn là niềm khao khát khám phá của nhiều người.

Tượng Thành Cát Tư Hãn.

Nhiều người cố gắng xác định vị trí nơi an nghỉ cuối cùng của ông nhưng không thành công. Tuy nhiên, các cuộc tìm kiếm gần đây dường như đang có dấu hiệu khả quan. Một dự án được tài trợ đang tiến hành khai quật quy mô lớn tại hàng chục địa điểm khảo cổ trong khu vực nghi ngờ là nơi chôn chất vị hoàng đế huyền thoại này.

Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn, người đã thống nhất các bộ lạc du mục Mông Cổ và tiến hành mở rộng lãnh thổ chinh phục xuống Trung Nguyên, các quốc gia Châu Á, lan sang tận Châu Âu, đột ngột băng hà, và cái chết của ông hiện vẫn còn là một bí ẩn. Theo những ghi chép hiếm hoi của nhà thám hiểm Marco Polo, đại Hãn bị thương ở đầu gối do trúng tên trong trận vây hãm thành Caaju, vết thương nhiễm trùng khiến ông qua đời sau đó.

Theo biên niên sử Galician – Volhynian (Ukraina ngày nay) cũng ghi chép, ông đã bị sát hại trong trận đánh cuối cùng chống lại quân Tây Hạ. Ở một phiên bản khác, trong cuốn “Nguyên Triều Mật Sử” có ghi khi Thành Cát Tư Hãn cưỡi ngựa hồng đi săn, vô tình gặp đàn ngựa rừng khiến ngựa ông cưỡi phát hoảng, lồng lên hất ông ngã ngựa, bị thương nặng rồi qua đời sau đó.

Một trong những giả thuyết đầy màu sắc nhất về cái chết của vị hoàng đế này được truyền lại là Thành Cát Tư Hãn bị ám sát. Cuốn “Mông Cổ Nguyên Lưu” thời Khang Hy nhà Thanh năm 1662 chép rằng khi tấn công Tây Hạ, binh lính đã bắt được Vương phi Tây Hạ xinh đẹp, liền đưa về dâng lên Thành Cát Tư Hãn. Vương phi Tây Hạ vốn căm thù quân Nguyên Mông, nên trong đêm ân ái, nhân lúc Thành Cát Tư Hãn mỏi mệt đã dùng dao găm giết ông chết.

Phiên bản này có vẻ không được vẻ vang, và gây nhiều nghi ngờ, nhiều người cho rằng đây chỉ là chuyện bịa đặt bởi tộc người Oirat, bộ tộc luôn đối chọi với Mông Cổ thuở xưa.

Giống như cái chết của mình, nơi Thành Cát Tu Hãn được chôn cất thực sự làm bối rối các học giả hiện đại. Sự mơ hồ trong việc ghi chép về cái chết của Thành Cát Tư Hãn trong sử liệu chính thống cũng như quá nhiều giả thuyết về cái chết của ông vua Mông Cổ được lưu truyền trong dân gian đã khiến việc xác định vị trí huyệt mộ của vị đại đế trở nên cực kỳ khó khăn.

Ví dụ, Marco Polo có ghi chép rằng theo phong tục Mông Cổ thời bấy giờ, đại Hãn phải được chôn cất trên vùng núi Altay, vua hay tướng tử trận đều được mang về đây để an táng không cần biết họ đã chết ở đâu. Để dẫn chứng thêm, Marco Polo còn đề cập rằng những ai đến dự tang lễ của đại Hãn đều bị giết, vì tập tục thời đó cho rằng những người bị giết sẽ được theo hầu đại Hãn ở thế giới bên kia.

“Nguyên Triều Mật Sử” không chứa bất kỳ thông tin gì về ngôi mộ, trong khi nhiều câu chuyện lan truyền trong dân gian xung quanh vị trí ngôi mộ bí ẩn này. Cụ thể, khu lăng mộ được xây bên dưới một con sông để đánh lạc hướng, hoặc sau khi xây xong mộ thì những quần thần cho hàng nghìn con ngựa san phẳng cả khu vực rồi để mặc cây rừng mọc phủ lên xóa dấu tích.

Chân dung Thành Cát Tư Hãn.

Cũng có lời đồn rằng, vào năm 1937, chiếc rương chứa bản đồ đến mộ của đại Hãn đã bị hồng quân Liên Xô lấy mất từ một tu viện Phật giáo. Hơn nữa, người ta cho rằng theo tập tục của người Mông Cổ, huyệt mộ của các “hãn” phải được yểm bùa và bảo mật tuyệt đối. Do không chắc chắn lắm về vị trí chôn cất cũng như e ngại lời nguyền, nhiều cá nhân tổ chức tỏ ra chần chừ trong việc tìm kiếm.

Năm 2000, các nhà khảo cổ Trung Quốc tuyên bố, họ đã phát hiện ra lăng mộ Thành Cát Tư Hãn ở phía tây bắc của Tân Cương là vùng Duy Ngô Nhĩ , một khu vực tự trị dưới sự giám sát của chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, đây có vẻ chỉ là tuyên bố suông.

Năm 2004, một đoàn thám hiểm hợp tác giữa Nhật Bản – Mông Cổ tiến hành khai quật cung điện của Thành Cát Tư Hãn, với mong mỏi tìm ra ngôi mộ của vị đại đế.

Theo ghi chép của Marco Polo, đại Hãn có thể được chôn cất trên vùng núi Altay.

Đến năm 2009, một dự án tìm kiếm khác do Albert Lin khởi xướng, sử dụng các phương pháp khảo cổ không phá hủy, dự án này còn thu hút được nhiều tài trợ quốc tế, thu hút sự chú ý từ truyền thông và công chúng.

Albert Yu-Min Lin, từ đại học California, San Diego, thu hút được sự chú ý của cộng đồng thông qua việc kêu gọi hỗ trợ hình ảnh quét vệ tinh, và đánh dấu vào các khu vực có khả năng. Hơn 10.000 tình nguyện viên trực tuyến đã đóng góp hơn 30.000 giờ kiểm tra diện tích 6.000 km vuông trong và xung quanh các khu vực gần cung điện của đại Hãn, khoảng 240km về phía đông thủ đô Mông Cổ là Ulan Bator.

Tiến trình được công bố trên tạp chí PLoS One, Albert mô tả công việc giống như một “cuộc điều tra quy mô lớn về các sự vật bất thường dưới sự trợ giúp của ảnh chụp có độ phân giải cao qua vệ tinh”.

Trình bày với National Geographic, Albert cho biết, đoàn của ông không sử dụng các phương pháp khảo cổ truyền thống có thể tác động đến tín ngưỡng người dân, thay vào đó ông áp dụng phương pháp khám phá không gây hại, cùng sự hợp tác và hỗ trợ từ người Mông Cổ, đồng thời cung cấp cho họ công cụ hiện đại để tiến hành thăm dò.

Theo báo cáo của ông, dự án đã tiến thêm bước nữa khi tạo ra một bản đồ chi tiết các khu vực có thể giúp National Geographic khởi động một cuộc khám phá điều tra sâu hơn. Đã có hơn 50 vị trí khảo cổ được thiết lập, từ thời đại Đồ Đồng đến thời kỳ Mông Cổ. Họ cần thời gian để xâu chuỗi các dấu vết nhằm lần ra đầu mối vị trí chôn cất của vị đại đế.

Bên cạnh những cuộc khai quật ồn ào nhất quyết tìm ra ngôi mộ, một số khác tự hỏi phải chăng nên để cho đại Hãn được yên nghỉ. Đây là mong muốn của ông trước khi qua đời, và cũng là tập tục truyền thống của người Mông Cổ. Sự yên nghỉ nghìn thu này có thể được gói gọn bằng những lời thơ của John Clare:

“Để nằm xuống tâm hồn không tư lự,

Nắm cỏ xanh trời tỏ ở trên cao”.

Bruce Phan – Theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng