Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Mỹ làm thế nào để giành phần thắng?

04/01/17, 10:45 Kinh tế

Ai sẽ là người dưới cơ trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung? Theo điều tra của hãng Geopolitical Futures (GPF), cả 2 nước đều sẽ thiệt hại trong cuộc chiến dốc toàn lực, nhưng cuối cùng Mỹ sẽ thắng thế.

1021209937
(Ảnh: Internet)

Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa qua đã chỉ trích Trung Quốc khá gay gắt, đồng thời bổ nhiệm hai “cánh diều hâu mậu dịch” là Wibur Ross và Peter Navarro vào vị trí then chốt trong nội các của ông. Bên cạnh đó, ông còn đe dọa sẽ đánh thuế cao hàng hóa Trung Quốc, cùng lúc trực tiếp điện đàm với Thủ tướng Đài Loan là Thái Anh Văn, đây vốn là điều cấm kị trong chính sách ngoại giao trước đó.

Theo cuốn sách “Đường đến thất bại” (Road to Ruin) của tác giả James Rickards, Trump đang dùng cách này để khơi mào cuộc đàm phán với Trung Quốc nhằm xây dựng mối quan hệ mậu dịch đôi bên cùng có lợi.

“Ông đang nói với Trung Quốc rằng: ‘Này nhé, chúng tôi bắt đầu rồi, còn các ông thì sao? Các ông đã sẵn sàng ứng xử mềm dẻo hơn trong vấn đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các ông đã biết cách cư xử phải phép hơn với các công ty Mỹ ở Trung Quốc, các ông đã vui vẻ mà ngừng việc đánh cắp sở hữu trí tuệ chưa? Nếu Trung Quốc nhượng bộ về các điều khoản này, ông ấy sẽ bảo ngay rằng ‘được lắm, thuế sẽ giảm xuống lập tức’. Đó là nghệ thuật đàm phán; nhiều người chưa hiểu lắm về chuyện này khi nói về Trump”, James Rickards nói với BBC.

Tuy nhiên, trong bất kì cuộc đàm phán nào, phe đối phương cũng sẽ sở hữu những con át chủ bài. Đối với Trung Quốc, đó là họ có thể gây tổn hại cho các công ty Mỹ xuất khẩu hàng hóa sang nước họ hoặc các công ty Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc.

Vậy ai là kẻ dưới cơ trong cuộc đàm phán này? Theo điều tra của hãng Geopolitical Futures (GPF), Mỹ sẽ chịu tổn thất nhất định trong cuộc chiến này, nhưng đến cuối họ sẽ là người thắng thế.

“Các biện pháp bảo hộ của Hoa Kỳ sẽ cho thấy những tác động mạnh mẽ hơn đến Trung Quốc so với việc Mỹ sẽ phải hứng chịu các đòn trả đũa từ nước này”, bài báo cho biết.

Đâu là thiệt hại?

Điều mấu chốt nhất đối với cả hai quốc gia là mối quan hệ cộng sinh giữa các nhà xuất khẩu Trung Quốc và giới nhập khẩu Hoa Kỳ; giữa công nhân sản xuất hàng giá rẻ với người Mỹ tiêu thụ chủng hàng hóa này.

Theo Cục Thống kê Hoa Kỳ, nước Mỹ nhập khẩu khoảng 483 tỉ USD giá trị hàng hóa từ Trung Quốc vào năm 2015. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, Mỹ liên tục trở thành quốc gia dẫn đầu trong việc nhập khẩu hàng Trung Quốc.

Trong 1 cuộc điều tra dự báo thiệt hại, kết quả cho thấy  khoảng 15 triệu công nhân Trung Quốc sẽ mất việc nếu Mỹ ngưng nhập khẩu tất cả hàng hóa từ Trung Quốc. Đây thực sự là 1 cơn ác mộng đối với chính quyền nước này, bởi sự tồn tại của chính quyền Trung Quốc được duy trì dựa trên việc ổn định tầng lớp lao động.

Mặt khác, Mỹ phụ thuộc vào hàng Trung Quốc giá rẻ. Ví dụ như, hơn 90% ô che mưa và gậy đi bộ ở Hoa Kì đều có xuất xứ Trung Quốc, trong khi đó tất cả sản phẩm còn lại thì hàng Trung Quốc chiếm đến 22%.

Việc thay thế nguồn nhập khẩu hoặc tự sản xuất sẽ gặp khó khăn, đồng thời giá thành sản phẩm cũng sẽ đắt đỏ. Tuy nhiên, điều này chỉ là 1 mối lo không quá to tát so với 15 triệu lao động thất nghiệp ở Trung Quốc.

“Mỹ phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc chủ yếu là do vấn đề thuận tiện”, GPF cho biết. Giới phân tích cho rằng nước Mỹ thừa năng lực sản xuất để bù đắp cho khoản thiếu hụt này.

Theo thống kê của Cục Dự trữ Liên bang, vào tháng 10/2016, Hoa Kỳ chỉ mới sử dụng khoảng 75.1% tổng năng lực sản xuất công nghiệp.

“Dĩ nhiên, việc tăng cường năng lực sản xuất không phải là chuyện dễ dàng. Một bản dự báo cho biết năng lực các nhóm ngành sản xuất đã có dấu hiệu sa sút trong nhiều năm hoạt động ảm đạm. Tuy nhiên, các nhóm ngành này vận động như cơ bắp người, mệt mỏi vào khoảng thời gian tồi tệ và sung sức khi thời cơ đến”, bài báo cho biết.

Ví như vào năm 2015, ngành sản xuất trang thiết bị có 17% trên tổng sản phẩm bán ra xuất xứ từ Trung Quốc, trong khi đó năng lực sản suất ngành này chỉ đạt khoảng 75% trong năm đó.

Theo 1 viễn cảnh khả thi, nếu Hoa Kỳ có thể đẩy năng lực sản xuất chạm mốc 100% thì họ có thể hoàn toàn thay thế tất cả hàng hóa từ Trung Quốc, mặc dù giá thành có cao hơn. Kết quả tương tự nếu tính theo cách này cho các ngành công nghiệp khác từ dệt may đến nhựa tổng hợp. Song song đó là tỉ lệ thất nghiệp cũng sẽ giảm xuống.

Độc quyền

Khi bàn về thương mại với Trung Quốc, người ta hay nhắc đến việc nước này độc quyền về nguyên tố Kim loại Đất Hiếm (REE), thành phần quan trọng trong sản phẩm kỹ thuật số. Khi bị đẩy vào đường cùng, rất có thể Trung Quốc sẽ chấm dứt việc cung ứng loại nguyên liệu hiếm này cho Hoa Kỳ, điều mà họ từng làm với Nhật Bản vào năm 2010.

Tuy nhiên theo GPF, điều này lại là dẫn chứng kinh điển cho thấy nó không khả thi trong thực tế. Trong năm 2016, Trung Quốc sản xuất 89% lượng REE toàn cầu. Tuy nhiên, Mỹ lại sở hữu công ty sản xuất REE riêng tận đến năm 2015, thời điểm mà Tập đoàn Molycorp tuyên bố phá sản vì không cạnh tranh lại với hàng giá rẻ từ Trung Quốc.

GPF ước tính, năng lực sản xuất của Molycorp đủ để đáp ứng nhu cầu REE của Mỹ, và như đã nói giá sẽ cao hơn sản phẩm từ Trung Quốc, đi kèm với khoảng thời gian chuyển biến để thích nghi.

“Kết quả sẽ không có gì là quá thê thảm và nó thực sự có thể sẽ thúc đẩy năng lực sản xuất REE tại Mỹ hoặc quốc gia khác như Úc, nơi Mỹ có thể nhập khẩu”, báo cáo cho biết.

Đòn trả đũa

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc trả đũa bằng cách đánh thuế cao sản phẩm xuất khẩu của Hoa Kỳ?

Cũng theo GPF, điều này từng xảy ra và chẳng mang lại kết cục tốt đẹp cho Trung Quốc. Khi Tổng thống Obama ấn định tỉ suất thuế 35% lên mặc hàng tự động và lốp xe tải hạng nhẹ vào năm 2009, Trung Quốc đã trả đũa bằng cách đánh thuế cao mặt hàng thịt gà Mỹ.

Tác động của tỉ xuất thuế đối với mặt hàng này chỉ có hạn: Nhập khẩu từ Trung Quốc giảm xuống 50% cho đến năm 2015 mới được thay thế, khi các nhà sản xuất Hàn Quốc và nước khác nhảy vào. Điều này cho thấy hạn chế về số lao động xuất hiện tại của Mỹ, nhưng cũng cho thấy Mỹ không phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc.

Điều này cũng tương tự đối với các tập đoàn đa quốc gia, họ có lẽ sẽ phải di dời hoạt động sản xuất sang các nước châu Á khác, và thực tế Trung Quốc đang tự làm khó mình.

Tuy nhiên, tỉ suất thuế này đã để lại vết hằn lên ngành công nghiệp sản xuất vỏ ô tô của Trung Quốc. “Năng lực sản xuất các ngành công nghiệp của Trung Quốc rớt xuống còn 50 – 60%. Hàng trăm xí nghiệp sản xuất phải đóng cửa và nhà sản xuất phải hạ giá thành để cạnh tranh cầm cự trên thị trường”, theo báo cáo.

Vậy còn thịt gà Mỹ. Việc xuất khẩu tăng gấp đôi từ 2011 đến 2016 và ngành sản xuất thịt gia cầm ở Hoa Kỳ tăng trong suốt khoảng thời gian này.

“Rất có thể các biện pháp trả đũa trong tương lai cũng đưa đến kết quả tương tự: ảnh hưởng trong ngắn hạn rồi Mỹ lại phục hồi”, bài báo cho biết.

Cân bằng thương mại

Mặc dù Apple có thể di dời hoạt động sản xuất sang một nơi khác, nhưng nó sẽ tốn thời gian và chi phí.

Starbucks kiếm được 5,7% lợi nhuận toàn cầu tại Trung Quốc và không có thị trường nào có thể thay thế quốc gia với hơn 1 tỉ người tiêu dùng này. Đây cũng là tình cảnh chung của Boeing, hãng hàng không có thu nhập từ Trung Quốc chiếm đến 13,1% vào năm 2015, đây vốn dĩ là thị trường máy bay tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Tuy nhiên, cũng có nhiều tập đoàn đa quốc gia của Trung Quốc đang hoạt động ở Mỹ như FOSUN hoặc đang đầu tư và mở rộng thị trường tại Mỹ như Alibaba.

Theo báo cáo của GPF, cả 2 nước đều sẽ thiệt hại trong cuộc chiến thương mại dốc toàn lực, nhưng Mỹ sẽ thắng thế. Donald Trump hiểu rõ điều này, đó là lý do ông buộc Trung Quốc tham gia đàm phán. Nếu Trung Quốc biết rõ mình dưới cơ, họ sẽ tránh được viễn cảnh lôi nhau xuống.

Hàn Mai, theo Epoch times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng