Cuộc Cách mạng Ca hát đã giúp Estonia giải phóng khỏi Liên Xô như thế nào?

09/11/17, 17:37 Trung Quốc

Bằng cách nào, sau nửa thế kỷ bị Liên Xô thống trị, người dân Estonia có thể cùng nhau thực hiện cuộc cách mạng ôn hoà bằng tiếng hát, giành lại được độc lập, tự do và trở lại với thế giới văn minh…

3333
Lễ hội ca hát ở Tallinn vào ngày 6/7/2014. Lễ hội này được tổ chức 5 năm một lần. (Ảnh: Ilmars Znotins)

Sten Weidebaum là một trong hàng ngàn thanh niên can đảm đã tập trung tại Raekoja Plats, quảng trường của thủ đô Tallinn, Estonia vào năm 1987, để hát lên những bài ca yêu nước bị cấm, để phất lên lá cờ tổ quốc ba màu xanh-đen-trắng, và diễn hành đến Khu Liên hoan Âm nhạc Tallinn (Tallinn Song Festival Grounds). Sten Weidebaum có mặt ở đó để phản đối gần 50 năm chiếm đóng của Đảng Cộng sản Liên Xô.

“Đó là một phong trào hướng về ước mơ chung: tập hợp sức mạnh và sự dũng cảm ngày từng ngày và kết quả là dẫn đến những lần tập trung với số lượng người rất lớn”, Weidebaum, hiện là quản lý truyền thông của Tổ chức Khiêu vũ và Ca hát Estonia ở Tallinn cho biết.

Cuộc Cách mạng Ca hát là một loạt các buổi trình diễn ca nhạc tự phát được tổ chức hàng đêm ở 3 quốc gia Baltic Estonia, Latvia, và Lithuania, từ năm 1987 đến 1991.

Vào thời điểm đó, quân đội Liên Xô ở khắp mọi nơi. Không ai dám tưởng tượng sẽ gây xung đột vũ trang với Liên bang Xô Viết hay một quốc gia lớn đến vậy có thể tan rã, Weidebaum cho biết.

Việc hát những bài ca yêu nước và mặc trang phục truyền thống dân tộc là cách duy nhất mà người Estonia biết để kháng cự lại những kẻ đàn áp và để cảm thấy gần với tự do hơn. Ca hát làm cho họ đoàn kết lại thành một quốc gia, củng cố họ về mặt tinh thần, và đảm bảo với các chính trị gia của họ (có ba đảng chiếm ưu thế ở Estonia vào thời điểm đó) rằng người dân luôn đứng sau họ.

Vào ngày 23/8/1987, 2.000 đến 5.000 người đã gặp nhau tại Công viên Hirve ở Estonia trong dịp kỷ niệm Hiệp ước Liên Xô và Đức Quốc xã. Đây là một trong những cuộc biểu tình có tổ chức đầu tiên chống lại Đảng Cộng sản Liên Xô. (Ảnh: James Tusty)

Weidebaum nói: “Truyền thống ca hát này giúp văn hóa và ngôn ngữ của chúng tôi được gìn giữ, vì Liên Xô đã làm mọi thứ để khiến ngôn ngữ của chúng tôi biến mất”.

Sau Thế chiến II, Estonia đã bị mất gần 1/4 dân số, khi đó Stalin bắt đầu đưa người Nga và văn hóa Nga đến Estonia làm phương tiện để thuần hóa đất nước này.

“Điều kỳ diệu nhất đối với tôi là không phải người Estonia đã sống sót qua thời Stalin, mà là họ đã đứng vững sau 50 năm giáo dục tẩy não của Liên Xô và bằng cách nào đó, mong muốn độc lập không bao giờ mất đi trong họ”, đạo diễn người Mỹ James Tusty nói. Ông đã ghi lại sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Estonia trong bộ phim tài liệu “The Singing Revolution” (Cuộc Cách mạng Ca hát) vào năm 2006.

Cha của Tusty là người Estonia di cư sang Mỹ năm 1924. Tusty cùng vợ ông là Maureen, đã rất ngạc nhiên trước câu chuyện về cuộc Cách mạng Ca hát. Họ chỉ biết về nó hồi còn làm giảng viên môn quy trình làm phim ở Đại học Tallinn từ năm 1999-2001.

Sau đó cặp vợ chồng này quyết định thực hiện bộ phim vì họ nhận ra rằng, cuộc Cách mạng Ca hát đã đóng vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Và hơn nữa, đây là một câu chuyện cho thấy sức mạnh tinh thần phi thường của con người.

Cuộc chiến không bạo lực

Kết quả hình ảnh cho James Tusty
James Tusty, đạo diễn phim người Mỹ.

Theo Tusty, cuộc Cách mạng Ca hát giành thắng lợi vì người Estonia đã chủ động không dùng bạo lực trong sách lược chính trị. Thay vào đó họ dùng tiếng hát để tăng thêm tinh thần đoàn kết dân tộc.

“Yếu tố thực sự to lớn đằng sau cuộc Cách mạng Ca hát chính là thời điểm”, ông nói.

“Tôi hiểu rằng vào năm 1949, dưới thời của Josef Stalin, nếu 100.000 Estonia đứng giữa đồng và hát những bài hát bị cấm thì 100.000 người này sẽ bị đưa đến các nhà tù hoặc trại cải tạp Gulag”, ông nói.

>>> Tranh minh họa về Gulag – Trại lao động cưỡng bức khét tiếng tàn bạo thời Liên Xô

Tuy nhiên khi đó, Mikhail Gorbachev đã lên nắm quyền và ông đã thi hành chính sách “perestroika”, với sự cởi mở và tự do ngôn luận. Người Estonia đã nhận thấy đây là cơ hội tốt để phản kháng. Gorbachev không cứng rắn như Stalin và họ tận dụng điều đó.

“Người Estonia chờ đợi phút giây này”, Tusty nói.

Cuộc phản kháng đầu tiên của họ là vào năm 1986. Họ đã thử hát tập thể mà không cần xin phép chính quyền với lý do vì môi trường chứ không phải vì chính trị. Những người biểu tình nhận thấy chính quyền Liên Xô không phản ứng gì nên họ tiếp tục những buổi trình diễn ca nhạc của mình từng ngày một.

Trong những ngày đầu tiên, từ 10.000 đến 20.000 người đã đi bộ gần 5km về phía Khu Liên hoan Âm nhạc Tallinn, nơi lễ hội ca hát (Laulupidu) được tổ chức 5 năm một lần kể từ năm 1869.

Kết quả hình ảnh cho singing revolution estonia
Lễ hội Laulupidu vào năm 2004. (Ảnh: James Tusty)

Thông thường, chính quyền Liên Xô sẽ phá vỡ các lễ hội ca hát bằng cách cúp điện.

Tuy nhiên cuối cùng, người Estonia vẫn tổ chức các buổi ca nhạc mỗi đêm, hát những bài hát của các nhà soạn nhạc như Alo Mattiisen và Tonis Magi. Bài hát “Koit” (Bình minh) khi ấy đã trở thành biểu tượng của tự do.

Người dân vẫn tiếp tục tổ chức các buổi ca nhạc ngay cả khi chính quyền Liên Xô đưa ra lệnh cấm. Ngày càng có nhiều người đến mỗi đêm để hát những bài hát này. Có lúc hàng ngàn người hát trong sự chứng kiến của cảnh sát Liên Xô.

“Khi Gorbachev hiểu điều gì đang xảy ra, đã bốn năm trôi qua, và họ đã tiến lên một bước mới”, đạo diễn phim giải thích.

Đỉnh cao của Cách mạng Ca hát là vào tháng 9/1988, khi lễ hội ca nhạc quốc gia ở Tallinn có sự tham gia kỷ lục của 100.000 người và các chính trị gia đã công khai kêu gọi độc lập trong suốt sự kiện.

“Gorbachev không hiểu ý nghĩa chính sách của ông: ông là một nhà cộng sản cố chấp và không có ý định từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Nhưng ông lại ngây thơ không biết những gì sẽ xảy ra khi cho mọi người quyền tự do ngôn luận”.

“Thời điểm đó là không còn đường khác nữa. Việc người Estonia được tự do chỉ còn là vấn đề thời gian”, Tusty nói.

Vào cuối buổi tối 20/8/1991, Estonia được tuyên bố là một quốc gia độc lập mà không cần mất một mạng người nào.

Hồng Liên, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?