Cụm từ “chủ nghĩa tư bản” và những khái niệm bị bóp méo

08/12/17, 14:10 Trung Quốc

Luôn bị những người cộng sản đả kích, nhưng thực ra cụm từ “chủ nghĩa tư bản” (capitalism) trong tiếng Anh có nghĩa là một hệ thống kinh tế – trong đó nền công nghiệp và việc kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lợi của quốc gia phần lớn được điều hành và quản lý bởi những chủ sở hữu tư nhân.

c4eca364d5821f294a0006dffe6df4193bf932ef

Và chúng ta đang tự hỏi tại sao người ta lại có thể sử dụng một từ có hàm nghĩa bình thường như thế cho mục đích chính trị và cố ý miêu tả hầu hết các xã hội trên thế giới là “chủ nghĩa tư bản” một cách kích động?

Hãy cùng lật lại lịch sử để trả lời câu hỏi này. Lịch sử các quốc gia có quá nhiều những điểm tương đồng để qua đó thấy rằng câu hỏi trên không chỉ là chuyện của quá khứ.

Hơn nữa, để thực sự gỡ rối ý nghĩa của cụm từ “chủ nghĩa tư bản” đòi hỏi phải lập ra một nền tảng kiến thức chung cho hầu hết những người đang mê muội trong mâu thuẫn đấu tranh.

Đầu tiên, để giải thích chủ nghĩa tư bản là gì, chúng ta cần truy tìm về thuật ngữ “capital”. Nó bắt nguồn từ thời trung cổ, có lẽ là từ năm 1100 khi khái niệm vốn vay được đề cập tới. Sau đó, từ thế kỷ 17, của cải được sử dụng cho mục đích kinh doanh nên từ “capital” còn được dùng để miêu tả sự giàu có và tài sản của một người.

Cụm từ “chủ nghĩa tư bản” (capitalism) được dùng cho đến năm 1754 với nghĩa đơn giản là “trạng thái của người giàu có” và cụm từ “nhà tư bản” (capitalist) được dùng đến năm 1759 có nghĩa là “một người có vốn, một người giàu có”.

1
Kỹ xảo chạm trổ và in ấn trên đĩa sử dụng các máy ép loại lớp  ở một xưởng in vào khoảng năm 1600. (Ảnh: Getty)

Tuy nhiên, những từ ngữ này đã bị thay đổi ý nghĩa vào cuối thế kỷ 18 trong cuộc Cách mạng Pháp với sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản.

Kể từ đó, “chủ nghĩa tư bản” đã trở thành một cái mác chính trị được những người theo chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tập thể sử dụng cho mục đích cách mạng của họ.

Sử dụng lần đầu tiên với nghĩa mới vào năm 1850, “chủ nghĩa tư bản” được nhà chính trị xã hội chủ nghĩa người Pháp Louis Blanc diễn tả là “một số người chiếm đoạt vốn của những người khác”.

Do đó, cụm từ “chủ nghĩa tư bản” không xuất phát từ một lý thuyết kinh tế hay từ một hệ thống chính phủ. Nhiều người nhận thức rằng, “chủ nghĩa tư bản” là một xã hội nơi những người giàu càng trở nên giàu hơn, trong khi những người khác, đặc biệt là những người làm thuê cho nhà giàu thì không giàu lên được.

Những người sử dụng thuật ngữ này coi tình cảnh trên là bất công và nhận định sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản là tất yếu.

2
Sản xuất súng Armstrong ở xưởng Woolwich Arsenal vào khoảng năm 1862. (Ảnh: Getty)

Thành công của chủ nghĩa tư bản

Nhưng chủ nghĩa tư bản đã không hề sụp đổ. Đến thế kỷ 20, mức sống của không chỉ người giàu, mà còn của hầu hết người dân phương Tây đã dần dần được cải thiện. Nếu so với tiêu chuẩn từ thế kỷ 19 thì họ được xem là giàu có hơn.

3
Dây chuyền sản xuất tại nhà máy sản xuất động cơ Ford ở bang Michigan, Mỹ năm 1927. (Ảnh: Getty)

Như Arthur Brooks, chủ tịch Viện Doanh nghiệp Mỹ khi chỉ ra sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp tự do ở Mỹ trên khắp thế giới đã nói “thậm chí trên thế giới, kể từ năm 1970, tỷ lệ dân số thế giới sống với 1 USD/ngày (hoặc ít hơn) (điều chỉnh theo lạm phát) đã giảm 80%”.

Mặt khác, các chế độ chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tập thể khi cố gắng tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, luôn gánh lấy thất bại cả về lĩnh vực văn hóa lẫn kinh tế và còn giết hại hơn 100 triệu người.

>>> Một thế kỷ đẫm máu của những nhà lãnh đạo tàn bạo nhất trong lịch sử cận đại

>>> Nhà Trắng tưởng niệm 100 triệu nạn nhân của 1 thế kỉ đen tối và bạo tàn

Cuối cùng, người ta đã nhìn nhận chủ nghĩa tư bản là một hiện tượng tích cực: Mọi người cố gắng làm giàu cho mình từ những mốc khởi đầu khác nhau, nhưng vô tình làm cho sự thịnh vượng chung tăng lên.

Tuy nhiên, khi chấp nhận thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản”, một số người vô tình hoặc cố ý đã chấp nhận luôn định nghĩa mà những nhà tư tưởng như Marx và Proudhon gán lên cho nó – một thế giới lạnh lùng, độc ác, vô thần, vật chất, xã hội người ăn thịt người với đám đông vô cảm giành giật những lợi ích vị kỷ.

Nhưng thực ra, đó chính là mô hình xã hội đã mang đến sự phồn vinh cho thế kỷ 20 kia mà!

Vai trò của đạo đức

Nhìn lại, các nhà kinh tế đã xác định 2 tiền đề chủ yếu của chủ nghĩa tư bản: bảo vệ quyền sở hữu và thực thi các hợp đồng.

Như nhà triết học và phê bình đương đại Stefan Molyneux từng nói: “Giữ tiền của bạn, giữ lời hứa của bạn”.

Nhưng ai có thể đảm bảo những tiền đề này? Barry Weingast, kinh tế gia và giáo sư khoa học chính trị của Đại học Stanford đã chỉ ra rằng, các nhà tư bản có thể dựa vào sức mạnh của nhà nước khi gặp nguy hiểm, bởi vì “một chính phủ đủ mạnh để bảo vệ quyền sở hữu và làm cho hợp đồng có hiệu lực thi cũng đủ mạnh để tịch thu tài sản của công dân”.

Họ cũng có thể dựa vào các tổ chức tư nhân, như phường hội và các nhóm thương mại, để khiến hợp đồng được thực thi nhưng các tổ chức này chỉ có ảnh hưởng đến các thành viên của họ.

Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn sẽ thấy rằng, sự thành công hay thậm chí sự sống còn của chủ nghĩa tư bản căn bản phụ thuộc vào mức độ đạo đức chung của xã hội.

Nhiều nhà tư bản không phải là những nhà tư bản khát máu như Marx miêu tả. Đầu tiên, hãy xem xét họ dưới góc độ là một con người, và như thế họ tự câu thúc bản thân về đạo đức, thậm chí khi sự ràng buộc đạo đức đó khiến họ tổn thất tiền bạc.

Và cơ bản mà nói, người ta không xem xã hội tư bản chỉ đơn thuần là xã hội tìm kiếm lợi nhuận. Người dân ở xã hội tư bản còn giúp đỡ những người kém may mắn, già yếu, bệnh tật ngay cả khi họ phải chịu hao tổn tiền bạc.

Cuối cùng, trong chủ nghĩa tư bản hiện đại còn hiện diện một yếu tố đạo đức nữa mà đã lâu không được chú ý, thậm chí còn bị chế diễu.

Năm 1905, nhà xã hội học học người Đức Max Weber đã chỉ ra trong nghiên cứu “Đạo đức Tin Lành và Thần linh của chủ nghĩa tư bản”, đó là đạo đức kinh doanh và [đạo đức] nghề nghiệp.

Có vẻ như ngày nay khái niệm này đã trở nên tầm thường mất rồi. Vì rốt cuộc, những người hiện đang ủng hộ chủ nghĩa tư bản giải thích rằng, tự chủ nghĩa tư bản điều chỉnh đạo đức kinh doanh và nghề nghiệp, vì cả người làm thuê lẫn chủ doanh nghiệp đều nhận ra cần phải có một mức độ đạo đức nhất định mới mong có được lợi nhuận.

Nhưng theo Weber, để đạt được mức độ thịnh vượng như hiện nay thì tự điều chỉnh đạo đức như vậy vẫn chưa đủ.

Ông chỉ ra, trong lịch sử đã có nhiều cơ hội để những nhà tư bản có thể kiếm tiền. Tuy nhiên, họ không mù quáng theo đuổi đồng tiền mà bất chấp đạo đức con người, vì như thế bị xã hội xem là hám lợi, độc ác, và dung túng cho cái ác. Việc kiếm tiền một các vô đạo đức thực sự không đóng góp gì cho sự phồn vinh ngày càng tăng của xã hội tư bản.

Weber nhấn mạnh rằng: “Chủ nghĩa tư bản không cần những người thực hành học thuyết trọng tài tự do mà không tuân thủ kỷ luật, hay những người làm doanh vô đạo đức trong giao dịch thương mại và chúng ta có thể học hỏi điều này qua các tác phẩm của Franklin”.

Các tác phẩm của Benjamin Franklin đúng là chứa đầy những tấm gương về phẩm chất siêng năng, tiết kiệm, trung thực, và liêm chính để dẫn đến sự giàu có.

Nhưng Weber đã lập luận rằng, những giá trị như thế sẽ không đủ để đảm bảo sự thành công của chủ nghĩa tư bản nếu chúng không được những người như Franklin truyền đạt.

4
Benjamin Franklin (1706-1790) là chính trị gia, nhà văn và nhà khoa học người Mỹ. (Ảnh: Getty)

Đáng chú ý là, Weber phát biểu, những người theo đạo Tin Lành ở Châu Âu và Hoa Kỳ đã xem văn hoá quản lý và phát triển kinh doanh trung thực là mục tiêu quan trọng trong kinh doanh.

Như vậy, hình tượng xã hội tư bản người ăn thịt người do cộng sản tô vẽ hóa ra chỉ là một huyền thoại. Không như những người theo chủ nghĩa cộng sản tiên đoán, con người trong xã hội tư bản không trở nên độc ác đến nổi chỉ biết có lợi nhuận.

Bảo vệ quyền sở hữu và thực thi hợp đồng – những sự bảo đảm cho tự do kinh tế cho phép người ta tìm kiếm lợi nhuận trong một thị trường tự do. Và đến ngày nay, nhiều người coi “thị trường tự do” đồng nghĩa với “chủ nghĩa tư bản”. Đó chỉ là một điều kiện để dẫn tới một xã hội thịnh vượng cùng với sự hỗ trợ của đạo đức xã hội.

Bạch Vân, từ Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng