Công nhận Jerusalem là thủ đô Israel – Một quyết định tôn trọng sự thật lịch sử

14/12/17, 15:36 Tri thức

Nhiều lời chỉ trích và nhiều cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh công nhận Jerusalem là thủ đô Israel hôm 6/12. Tuy nhiên, ông Trump không hề có vẻ sẽ thay đổi quyết định và cho rằng quyết định của mình là “công nhận thực tế”.

Công nhận Jerusalem là thủ đô Israel - Một quyết định tôn trọng sự thật lịch sử
Cờ của nhà nước Israel tung bay tại thành phố cổ Jerusalem. (Ảnh: change.org)

Fox News hôm 9/12 cũng đã đăng bài bình luận ủng hộ quyết định này của Tổng thống Donald Trump và cho rằng đó là quyết định tôn trọng sự thực lịch sử.

Để đạt được hòa bình lâu dài giữa Israel và Palestine, Fox News đưa ra ba điểm quan trọng mà cộng đồng quốc tế cần phải thừa nhận.

Thứ nhất, việc phủ nhận nhà nước Israel của người Do Thái và phản đối tuyên bố của Israel về Jerusalem là thủ đô của họ  là dựa trên lịch sử giả mạo. Các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã viết lại lịch sử, phủ nhận sử tồn tại lịch sử của Israel. Lịch sử giả mạo phổ biến nhất hiện nay xoanh quanh tuyên bố cho rằng chưa bao giờ có một Vương quốc cổ xưa của người Israel và rằng người Do Thái chưa bao giờ có một ngôi đền tại Jerusalem. Tuy nhiên, sự thực là Vương quốc Israel cổ đại có tồn tại và hình thành ở chính nơi nhà nước Israel đang hiện hữu ngày nay.

Thứ hai, Tổng thống Donald Trump đang đứng về lẽ phải của lịch sử. Bằng việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, Tổng thống Trump đang khẳng định lịch sử của người dân Do Thái. Ông cũng đang sửa chữa một vấn đề lịch sử lâu đời và một sự bất công to lớn.

Thứ ba, không công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm. Nếu vì lo sợ về điều mà các quốc gia Hồi giáo và những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan có thể làm, mà không công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, đó chính là phần thưởng cho chủ nghĩa khủng bố. Điều đó sẽ ngầm công nhận những câu chuyện sai sự thật.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel từ Tòa Bạch Ốc hôm 6/12/2017 (Ảnh chụp màn hình)

Vậy hãy cùng nhìn lại lịch sử dẫn đến xung đột của hai quốc gia này.

Vương quốc Israel và kinh đô Jerusalem

Theo ghi chép trong lịch sử, vào khoảng năm 1.000 TCN, vua David đã đưa những người dân Israel đến nơi bây giờ là Jerusalem để đặt kinh thành và thiết lập nên quốc gia Israel. 40 năm sau đó, Solomon, con trai của vua David đã xây dựng một đền thờ ở thành phố Jerusalem để thờ Hòm Giao Ước mà nhà tiên tri Moses đã mang đến cho người dân Israel. Đền thờ này hay được gọi tên là “Đền thờ của Solomon” hay “Đền thờ Thứ Nhất”, là nơi linh thiêng nhất và là trung tâm hành hương của Israel vào thời đó.

Vào khoảng năm 600 TCN, Babylon đã tiêu diệt Israel và phá hủy Đền thờ Thứ Nhất. Khoảng 70 năm sau thì Babylon bị tiêu diệt bởi Đế quốc Ba tư và người dân Israel được phép trở về Jerusalem. Họ xây lại một đền thờ trên nền của Đền thờ Thứ Nhất, được mọi người biết đến là Đền thờ Thứ Hai.

Những người Do Thái mất nước sau đó bị cai trị lần lượt bởi đế quốc Ba Tư, Hy Lạp và La Mã. Quê hương của họ, từng là quốc gia Israel, thì trở thành “tỉnh Do Thái” trong các đế quốc này và Jerusalem là thủ phủ của tỉnh Do Thái.

Sau đó thì Jesus ra đời và bắt đầu truyền đạo của mình. Trong những năm cuối đời, Jesus đã ở Jerusalem, nơi mà ông đã bị xử tử hình bởi nhà cầm quyền La Mã dưới cáo buộc của các tu sĩ Do Thái.

Nguồn gốc nhà nước Palestine

40 năm sau khi Jesus gặp nạn, người La Mã đã phá hủy thành phố Jerusalem và đốt cháy Đền thờ Thứ Hai, chỉ để lại một phần của bức tường ở phía Tây, nay được gọi là “Bức tường Than Khóc”. Người La Mã cũng bán những người Do Thái bị bắt sang Ai Cập làm nô lệ.

Sau đó, người La Mã xây một đền thờ La Mã trên nền của đền thờ Do Thái và đổi tên “tỉnh Do Thái” thành Palestine. Trong 400 năm sau đó, những người Do Thái bị cấm vào Jerusalem.

Đến thế kỷ thứ 6, Đế quốc Hồi Giáo Ả-Rập chiếm Palestine. Họ xây hai đền thờ Hồi Giáo ở Jerusalem, một trong hai đền thờ được xây trên nền của nơi từng là đền thờ Do Thái của vua Solomon. Cả hai đền thờ Hồi Giáo tại Jerusalem đều còn tồn tại đến ngày nay.

Người Israel phục quốc và chờ đợi Chúa Cứu Thế Messiah

Tranh vẽ Nehemiah xây tường thành Jerusalem.

Theo Kinh Thánh, vì bức hại Jesus, người Do Thái sẽ phải chịu giày vò nhiều thế kỷ để đền tội. Họ bị xua đuổi ở khắp mọi nơi, phải chạy trốn và đi lang bạt suốt gần 2000 năm sau đó. Tuy nhiên, vì họ cũng hối cải, Thượng Đế sẽ cho họ một cơ hội để phục quốc.

Kinh Thánh tiên đoán rằng, sau khi Israel phục quốc cũng là lúc Thượng Đế sẽ bắt đầu tiến hành đại thẩm phán toàn nhân loại và đó cũng là lúc mà Chúa Cứu Thế Messiah sẽ giáng trần. Người Israel tin rằng dưới sự dẫn dắt của Messiah, nhân loại sẽ từ xấu thành tốt, chuyển thù thành bạn và thế giới sẽ vĩnh hằng trong hòa bình. Người Do Thái có sứ mệnh phải quay lại Jerusalem, xây lại đền thờ và chờ đợi Messiah. Có những lời dự ngôn và miêu tả chi tiết về Đền thờ Thứ Ba ở Jerusalem trong các kinh sách của Do Thái.

Sau chiến tranh thế giới thứ Hai, dưới sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc, người Do Thái đã tuyên bố thành lập quốc gia Israel vào ngày 14/5/1948 trên mảnh đất quê hương của mình. Những quốc gia Ả Rập Hồi giáo xung quanh ngay lập tức phản ứng bằng việc khai chiến tiêu diệt nhà nước Do Thái non trẻ.

Sau cuộc chiến 6 ngày vào năm 1967, Israel đã đánh bại Ai Cập, Jordan, Syria, cũng như sự hỗ trợ của quân đội Iraq, Ả Rập Saudi, Kuwait và Algeria, và giữ được toàn bộ Jerusalem. Năm 1980, quốc hội Israel đã thiết lập một điều trong hiến pháp cho biết rằng Jerusalem là “thủ đô không thể chia cắt và tách rời” của Israel.

Tuy nhiên, vào năm 1988, người Ả-Rập cũng tuyên bố ý định thành lập nhà nước Palestine và đặt Jerusalem là thủ đô tương lai của mình. Cuộc chiến đòi quyền sở hữu Jerusalem giữa hai nhà nước này là một rào cản lớn và là một vấn đề vô cùng khó khăn trong tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

Nước Mỹ ủng hộ sự hiện diện của Israel

Quang cảnh Jerusalem (Ảnh: Wikipedia)
Quang cảnh Jerusalem (Ảnh: Wikipedia)

Những người dân Mỹ và người dân Châu Âu tin tưởng vào Kinh Thánh tin rằng việc Mỹ ủng hộ Israel là vô cùng quan trọng cho tương lai của Israel và toàn nhân loại.

Trên thực tế, tổng thống Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Năm 1995, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Lãnh sự quán Jerusalem và yêu cầu Đại sứ quán Mỹ ở Israel chuyển từ Tel Aviv đến Jerusalem. Tuy nhiên, các tổng thống Mỹ sau đó đã lo sợ sự leo thang xung đột giữa Palestine và Israel nên đã không thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, việc không rõ ràng quyền chiếm giữ Jerusalem lại trở thành khóa chặn tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

Tổng thống Trump thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel cũng dựa trên việc Jerusalem đã là thủ đô của Israel trong suốt 70 năm qua. Tổng thống Trump tin rằng việc thừa nhận thực tế này sẽ là một bước quan trọng đối với “hòa bình giữa Israel và Palestine”.

Những người ủng hộ quyết định của tổng thống Trump giữ quan điểm rằng việc ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Israel sẽ có tác dụng xây dựng tích cực cho hòa bình ở Trung Đông và cho rằng việc Mỹ đã thỏa hiệp suốt nhiều thập kỷ vừa qua chỉ càng dẫn đến thất bại trong việc giảng hòa mối quan hệ giữa Israel và Palestine.

Thế giới Hồi giáo một lần nữa dậy sóng sau sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Do Thái Israel. Lãnh đạo các nước Ả Rập và thậm chí cả phương Tây cảnh báo rằng việc này đã xé toạc giải pháp 2 nhà nước và mãi mãi kéo lùi tiến trình hòa bình Trung Đông.

Một quan điểm phổ biến là nếu lực lượng “đàn áp” của Israel cho phép người Palestine lập một nhà nước của riêng họ, Trung Đông sẽ có hòa bình ngay lập tức. Tuy nhiên trên thực tế, sự “đàn áp” của Israel không phải là nguyên nhân ngăn cản hòa bình Trung Đông, bởi không chỉ một, mà tới 5 lần Israel đã đề nghị người Palestine dựng một nhà nước của riêng mình.

Trong suốt 70 năm qua, những người Ả Rập đã từ bỏ mọi cơ hội để đạt được hòa bình với người Israel và do đó giải pháp 2 nhà nước vẫn luôn bế tắc. Vì vậy câu trả lời cho hòa bình Trung Đông không phải là yêu cầu Israel đề nghị hòa bình một lần nữa, mà có thể là gây sức ép khiến người Palestine chấp nhận sự tồn tại của Nhà nước Do Thái. Với lập luận này, sự công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel của Tổng thống Trump là một bước đi đúng hướng và cần thiết.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La