Con sông lớn thứ ba thế giới cạn trơ đáy vì hạn hán kỷ lục

29/08/22, 16:10 Trung Quốc

Hạn hán kỷ lục đã khiến nhiều đoạn của sông Dương Tử, dòng sông lớn thứ ba thế giới, cạn trơ đáy, ảnh hưởng đến năng suất thủy điện, lưu thông của tàu thuyền, hạn chế nguồn nước uống và tưới tiêu nông nghiệp.

Mực nước nhiều con sông ở Trung Quốc đang xuống thấp, không ít con sông đã cạn trơ đáy. (Ảnh: Xinhua)

Hình ảnh sông Dương Tử khô cạn nhìn từ vũ trụ

Dương Tử là một trong nhiều con sông đang khô cạn ở Trung Quốc trong đợt hạn hán kỷ lục gần đây. Tình trạng nắng nóng gay gắt và kéo dài ở khu vực phía Tây Nam quốc gia này đã ảnh hưởng đến thủy điện, đường thủy, hạn chế nguồn nước uống và tưới tiêu nông nghiệp.

Cụ thể, việc một số khúc sông Dương Tử và hàng chục phụ lưu của dòng sông này cạn trơ đáy làm mất đi dòng nước cung cấp cho hệ thống thủy điện, khiến tỉnh Tứ Xuyên rơi vào cảnh không có điện (Hơn 80% nguồn điện của tỉnh này đến từ thủy điện).

Ảnh chụp từ vệ tinh Copernicus Sentinel-2 so sánh sông Dương Tử và sông Gia Lăng ở gần Trùng Khánh vào tháng 8 năm 2020, 2021 và 2022. Nhiệt độ cao hơn thông thường khiến nước sông bốc hơi mạnh hơn, kết hợp với lượng mưa khan hiếm, dẫn tới mực nước hạ thấp và vận chuyển phù sa tới hạ lưu giảm đi. Đó là lý do màu sắc sông Dương Tử vào tháng 8 năm nay khác biệt đáng kể. Một số khu vực khô hạn và lòng sông lộ ra ở phía tây Trùng Khánh.

Sự thay đổi của sông Dương Tử qua các năm. (Ảnh: Copernicus Sentinel)

Trong thông báo ngày 17/08, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho biết hạn hán trên khắp lưu vực sông Dương Tử “đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nước uống của người dân nông thôn và gia súc, cũng như sự phát triển của cây trồng”.

Theo đó, ít nhất 4,2 triệu người dân tỉnh Hồ Bắc đang bị ảnh hưởng bởi đợt hạn hán nghiêm trọng kể từ tháng 6, theo Cục Quản lý khẩn cấp tỉnh Hồ Bắc. Hơn 150.000 người tại đây đang khó tiếp cận nguồn nước uống và gần 400.000ha mùa màng bị hư hại do hạn hán và nhiệt độ cao.

Cùng ngày (17/08), tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc đã trở thành tỉnh mới nhất tuyên bố sẽ làm mưa nhân tạo, sử dụng các thanh iôt bạc để tạo mưa cho một số khu vực của sông Dương Tử. 

Ruộng lúa khô nứt nẻ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)

Cùng với đó, từ ngày 16/8, đập Tam Hiệp – dự án thủy điện lớn nhất thế giới – đã tăng cường xả nước để giúp giảm bớt hạn hán nghiêm trọng ở trung lưu sông Dương Tử.

Tuy vậy cả hai cách trên đều không thấm vào đâu trước đợt nắng nóng kỷ lục, đến nay tình trạng khô hạn tại sông Dương Tử vẫn chưa được cải thiện. 

Giới chức Trung Quốc lý giải nguyên nhân của đợt nắng nóng và hạn hán này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khí hậu, đồng thời cảnh báo hạn hán ở sông Dương Tử có thể kéo dài đến tháng 09/2022.

Đợt nắng nóng kỷ lục ở Trung Quốc ảnh hưởng thế giới như thế nào?

Phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng năng lượng được cho là sẽ có tác động đến phần còn lại của thế giới khi đất nước 1,4 tỷ dân này là quốc gia thải ra lượng khí CO2 lớn nhất thế giới, chiếm 27% lượng khí thải toàn cầu. 

Đặc biệt là khi Tứ Xuyên đang chạy các nhà máy điện than để giảm bớt căng thẳng năng lượng, mà than là nguyên nhân lớn nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, điều này khiến các nhà bảo vệ môi trường lo ngại về khả năng gia tăng phát thải khí nhà kính.

Ở Trung Quốc, các nhà máy điện than xả khói mù mịt. (Ảnh: Getty Images)

Trong quý đầu tiên của năm nay, chính quyền các tỉnh của Trung Quốc đã phê duyệt kế hoạch bổ sung tổng cộng 8,63 gigawatt (GW) cho các nhà máy điện than mới, bằng gần một nửa công suất được phê duyệt cho cả năm 2021, theo báo cáo của Greenpeace. 

Bà Yu Aiqun, nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại tổ chức phi chính phủ Global Energy Monitor (Mỹ), ví việc làm trên của Trung Quốc là “giải khát bằng uống thuốc độc”

“Trung Quốc có nỗi ám ảnh về điện than – có một cảm giác phụ thuộc rất lớn. Bất cứ khi nào có vấn đề về năng lượng xảy ra, họ luôn cố gắng tìm kiếm câu trả lời từ điện than… Điều này đang diễn ra ngược lại với các mục tiêu khí hậu của họ”, bà Yu nói.

Hiện Trung Quốc đang trải qua mùa hè nóng nhất, khô cạn nhất trong 61 năm trở lại đây. Hạn hán đã đe dọa mùa màng, khiến cây cối héo úa, các hồ chứa chỉ còn lại lượng nước bằng một nửa bình thường. 

Tuy vậy, Dương Tử ở Trung Quốc chỉ là một trong nhiều con sông và hồ trên khắp Bắc bán cầu đang khô hạn do nắng nóng kéo dài và lượng mưa thấp, bao gồm cả hồ Mead ở Mỹ và sông Rhine ở Đức.

Một số hình ảnh về sông Dương Tử cạn trơ đáy vì hạn hán:

Lòng sông Dương Tử cạn trơ đáy ở thành phố Trùng Khánh ngày 17/8. (Ảnh: REUTERS)
Sông Dương Tử cạn kiệt nước, ngày 13/8/2022. (Ảnh: VCG)
Sông Gia Lăng, một nhánh của sông Dương Tử ở Trùng Khánh cạn nước. (Ảnh: VCG)

Xuân Hạ (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới