Có một thời, màu hồng là màu của nam, màu xanh mới là của nữ

16/05/19, 08:46 Tri thức

Nhiều năm qua, chúng ta sống trong thế giới mà màu hồng thường được xem là màu nữ tính, trong khi màu xanh dương lại dành cho phái nam. Tuy nhiên có một khoảng thời gian, sự phân biệt này lại hoàn toàn ngược lại.

Màu hồng từng là màu của nam, màu xanh là của nữ. (Ảnh qua The Vintage News)
Có một thời, màu hồng là màu của nam, màu xanh mới là của nữ. (Ảnh qua The Vintage News)

Ngày nay, chúng ta có thể thấy sự phân biệt màu sắc giới tính ở khắp mọi nơi, từ thiệp chúc mừng, đồ chơi cho đến quần áo trẻ em,…

Khi em bé mới chào đời, cha mẹ thường được tặng vô số món quà màu xanh hoặc hồng phụ thuộc vào giới tính của trẻ. Nhưng có một khoảng thời gian mà sự phân biệt màu sắc này dường như rất khác so với quan điểm của chúng ta ngày nay. Thời điểm đó, màu xanh dương mới là màu nữ tính và màu hồng từng phổ biến hơn ở phái mạnh.

Để hiểu khái niệm này, chúng ta phải quay ngược về khoảng thời gian trước khi màu sắc được liên kết với giới tính. Theo tiết lộ của Giáo sư Jo B. Paoletti tại Đại học Maryland và là tác giả của cuốn “Pink and Blue: Telling the Boys from the Girls in America”, từng có một thời gian dài mà khi đó, hai màu xanh dương và hồng chưa được sử dụng để phân biệt giữa nam và nữ.

Cặp song sinh năm tuần tuổi với trang phục hồng và xanh. Bạn có biết đâu là trai, đâu là gái?
Cặp song sinh năm tuần tuổi với trang phục hồng và xanh. Bạn có biết đâu là trai, đâu là gái? (Ảnh qua The Vintage News)

Quay trở lại thời gian đó, xã hội thực sự tiến bộ hơn rất nhiều so với sau này, chuẩn mực trang phục về giới là trung tính. Tất cả trẻ em, dù là nam hay nữ, đa số đều mặc đồ trắng.

Thời điểm này, cả bé trai và bé gái đều mặc váy, và sở dĩ màu trắng được ưa chuộng là vì trên thực tế, quần áo màu trắng rất dễ làm sạch bằng thuốc tẩy. Trẻ em thường không mặc các trang phục nhiều màu sắc hay các mặt hàng dành riêng cho giới tính như áo sơ mi, váy cho đến khi chúng lên 6 hoặc 7.

Theo báo cáo của trang The List và tiết lộ của Paoletti trong cuốn sách của mình, khái niệm liên kết màu sắc với giới tính chỉ thực sự bắt đầu vào giữa thế kỷ 19.

Bức tranh “Cậu bé mặc váy hồng” vào thập niên 1840.
Bức tranh “Cậu bé mặc váy hồng” vào thập niên 1840. (Ảnh qua The Vintage News)

Tại thời điểm này, các tông màu sáng và pastel bắt đầu phổ biến hơn ở trẻ em và có liên hệ với trẻ nhỏ. Nhiều thập kỷ sau, hai màu riêng lẻ là hồng và xanh dương bắt đầu được liên kết với từng giới tách biệt, nhưng không phải theo cách chúng ta mong đợi. Trên thực tế, màu xanh dương thường được các cô gái sử dụng và hồng lại là màu ưa thích của các chàng trai.

Một ví dụ cụ thể về điều này có thể được tìm thấy trong một ấn phẩm thương mại cũ từ năm 1918. Theo Viện Smithsonian, Tòa soạn tạp chí Earnshaw’s Infants ghi chú: “Quy tắc chung được mọi người chấp nhận là màu hồng dành cho các chàng trai và màu xanh dành cho các cô gái”.

Các lý thuyết để giải thích cho việc này đã thay đổi qua nhiều năm, nhưng người ta thường tin rằng màu xanh dương có liên quan đến Đức Mẹ Đồng trinh Maria, do đó màu này mang ý nghĩa nữ tính hơn, trong khi màu hồng được liên kết với màu đỏ – được coi là màu sắc mạnh mẽ và nam tính.

Bức vẽ Chúa Kitô lúc nhỏ mặc đồ màu hồng của họa sĩ Duccio. (Ảnh qua The Vintage News)
Bức vẽ Chúa Kitô lúc nhỏ mặc đồ màu hồng của họa sĩ Duccio. (Ảnh qua The Vintage News)

Những ý tưởng này đã được nhà văn kiêm chuyên gia về màu sắc Gavin Evans củng cố thêm trong một cuộc phỏng vấn với tờ Business Insider.

Evans tiết lộ rằng vào cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, các bà mẹ thường bảo rằng con trai nên mặc quần áo có màu nam tính như màu hồng để phát triển thành một người đàn ông nam tính hơn, trong khi đó, con gái nên mặc trang phục với màu sắc nữ tính như màu xanh.

Paul-Henri Thiry, Nam tước d’Holbach của Louis Carmontelle. Màu hồng được coi là màu sắc mạnh mẽ và nam tính.
Bức vẽ nhà triết học Paul-Henri Thiry, Nam tước d’Holbach của họa sĩ Louis Carmontelle. Khi đó màu hồng được coi là màu sắc mạnh mẽ và nam tính. (Ảnh qua The Vintage News)

Thật kỳ lạ, sau Thế chiến II, quan điểm này bị đảo lộn và màu hồng bỗng nhiên bắt đầu được các thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ kinh doanh như một màu sắc hoàn hảo dành cho phụ nữ, còn màu xanh dương đột nhiên trở nên nam tính và thiên về nam giới hơn.  

Theo thời gian, khoảng cách giữa các màu này chỉ có chiều hướng tăng lên và sự phân chia hồng/xanh bắt đầu lan sang cả đồ chơi, phụ kiện, giường cũi, xe đẩy, v.v.

Ngày nay, với sự hiểu biết và nhận thức về bản sắc giới tính ngày một sâu sắc hơn, cũng như nhiều công trình đang được thực hiện nhằm phá vỡ các định kiến cũ về sự liên kết giữa màu sắc với đặc thù giới tính, thời đại phân chia màu hồng và xanh có thể sắp đi đến hồi kết.

Thời trang và xu hướng có thể thay đổi trong phút chốc, và câu chuyện hấp dẫn nhưng không kém phần kỳ lạ về màu hồng và xanh này rõ ràng là một ví dụ hoàn hảo cho thấy những ý tưởng như thế này có thể đến và đi nhanh chóng ra sao.

Bảo San (Theo The Vintage News)

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?