Bài hát Bắc Kim Thang bắt nguồn từ 1 câu chuyện kinh dị?

27/08/19, 19:33 Tri thức

Là một trong những bài hát thiếu nhi “quốc dân” mà hầu hết đứa trẻ con nào cũng thuộc, Bắc Kim Thang đã để lại một tuổi thơ hồn nhiên và trong sáng cho biết bao thế hệ người Việt. Thế nhưng, nhiều giả thiết cho rằng sự thật đằng sau những câu hát ngây thơ ấy lại là một câu chuyện kinh dị.

Bài hát Bắc Kim Thang bắt nguồn từ 1 câu chuyện kinh dị?

Thời gian qua, mạng xã hội Việt Nam liên tiếp dậy sóng vì bộ phim Bắc Kim Thang. Nhiều ý kiến cho rằng bộ phim kinh dị “made in Vietnam” này sẽ ‘phá nát’ tuổi thơ với câu slogan rùng rợn: ‘Tháng 10 này đừng nghe Bắc Kim Thang’. Điều này đã đặt một dấu chấm hỏi về ý nghĩa thực sự của bài hát Bắc Kim Thang. Liệu bài đồng dao thiếu nhi này có ‘trong sáng’ như bạn nghĩ?

Nhiều giả thuyết giải thích ý nghĩa bài hát Bắc Kim Thang

Trẻ em chơi trò khoèo chân, vừa chơi vừa hát Bắc Kim Thang. (Ảnh: Youtube)

Có giả thuyết đề cập bài hát Bắc Kim Thang mà ta biết vốn là bài hát mà các em nhỏ Nam Bộ dùng để chơi trò khoèo chân, vừa chơi vừa hát.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, bài hát Bắc Kim Thang có tên chính xác là “Bắt Kim Than” (tức là Bắt con ngựa màu nâu sậm) – hay là giai điệu vần vè nói về những chú ngựa mà thôi. 

Và có vẻ như giả thuyết được nhiều người đồng ý nhất, cho rằng nó bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích cảm động ca ngợi tình cảm bạn bè thân thiết, giữa một anh bán dầu và một anh bán ếch.

bắc kim thang
Bắc Kim Thang bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích giữa một anh bán dầu và một anh bán ếch. (Ảnh qua DKN)

Chuyện kể rằng:

“Ngày xửa ngày xưa, ở một làng quê nọ, có hai người bạn làm nghề buôn bán cùng nhau. Một người đi soi đèn bắt ếch về đêm, còn anh kia thì chuyên đi bán dầu thắp đèn vào rạng sáng. Nhà họ dựng trên một cù lao nhỏ ven sông, tách biệt với làng xóm, muốn đi vào chợ làng phải đi ngang một cây cầu khỉ vắt vẻo.

Do hoàn cảnh đơn chiếc, nên hai anh cũng thân thiết với nhau. Có lần vì mẹ già của anh bán ếch bệnh mà không có tiền chạy chữa nên qua đời, anh bán dầu liền bỏ tiền ra giúp đỡ ma chay mà không hề tính toán, vì thế mà anh bắt ếch càng quý trọng tình bạn của anh bán dầu.

Một đêm nọ, trong lúc đi làm việc, anh bắt ếch nghe tiếng kêu thảm thiết phát ra từ một cái bẫy trên đồng. Tính tò mò, anh lại mở ra coi thì phát hiện ra hai con chim le le và bìm bịp nằm trong bẫy, do chúng giành ăn với nhau mới bất cẩn rơi vào bẫy của con người. Hai con chim ra sức năn nỉ anh bắt ếch mở bẩy tha cho mình, rồi hứa sẽ đền ơn báo đáp. Vốn là người có tính nhân từ, anh bắt ếch cũng xuôi lòng rồi giải thoát cho chúng.

Vài ngày sau, hai con chim cùng bay đến nhà anh bắt ếch để cảnh báo cho anh biết tai ương sắp đến. Chúng nghe được hai con ma da ở sông bàn với nhau rằng sẽ kéo chân anh bán dầu và anh bắt ếch, cho hai anh chết, thế mạng cho chúng để chúng được đầu thai. Vì hai con ma này chết đã lâu, nếu trong 7 ngày không bắt được người thay thế sẽ bị hồn phách tứ tán, không được đầu thai nữa.

Thêm vào đó, ma da cũng chỉ có thể bắt hai anh khi trời vừa rạng sáng, lúc anh bán dầu ra chợ và lúc anh bắt ếch về nhà, bởi vì khi mặt trời lên thì chúng không còn ma phép.

Ban đầu anh bắt ếch đem cớ sự nói anh cho bán dầu nghe, khuyên anh nên ở nhà, nghỉ bán một tuần lễ, nhưng anh bán dầu lại không tin, cho rằng đây là mê tín vớ vẩn, trên đời không có ma quỷ.

Do bước vội vàng qua cầu khỉ cheo leo, lại bị bọn ma da biến phép cho cầu trơn trượt nên sẩy chân rơi xuống nước mà chết. (Ảnh qua zenquiz)

Không muốn bạn phải chết oan uổng, anh bắt ếch viện cớ đến ngày cúng mẹ, gọi anh bán dầu qua nhà tiệc tùng ăn nhậu, chuốc cho anh say mèm đến mức sáng hôm sau không ra chợ bán được. Ngày kia lại lấy cớ sang nhà cảm ơn anh bán dầu đã giúp đỡ, lại bày tiệc ăn uống no say, trì hoãn việc đi ngang cây cầu kia.

Hôm ấy là ngày cuối cùng của thời hạn 7 ngày ma da bắt hồn, do say sỉn nhiều ngày liền nên anh bắt ếch ngủ quên. Anh bán dầu sực tỉnh vào sáng sớm, nhận ra mình đã bỏ buôn bán mấy ngày liền bèn nhanh chóng gánh hàng ra chợ. Do bước vội vàng qua cầu khỉ cheo leo, lại bị bọn ma da biến phép cho cầu trơn trượt nên sẩy chân rơi xuống nước mà chết.

Anh bắt ếch vì tiếc thương bạn nhưng do còn sợ bọn ma da nên phải đợi hết một ngày sau mới dám vớt xác bạn lên mà làm ma chay. Thấy ân nhân của mình đau lòng, le le và bìm bịp cũng bay đến, cất tiếng kêu thảm thiết như tiếng kèn trống đám ma để tiễn biệt một người chết oan.”

Sự thật ý nghĩa bài hát Bắc Kim Thang

Đọc hết truyện cổ tích này thì có lẽ mọi người đều sáng tỏ vì sao trong bài đồng dao Bắc Kim Thang có 4 câu cuối là:

Chú bán dầu, qua cầu mà té.

Chú bán ếch, ở lại làm chi.

Con le le đánh trống thổi kèn,

Con bìm bịp thổi tò tí te tò te.

Thực chất là để diễn tả lại câu chuyện đề cao tình bạn và tính chất cứu vật vật trả ơn của người xưa.

Vậy 2 câu đầu của bài hát thì sao?

Bắc kim thang, cà lang bí rợ

Cột qua kèo, là kèo qua cột.

Ở câu đầu tiên, “cà, lang, bí rợ” là để chỉ cho 3 loại củ, quả có cùng một đặc tính là thuộc họ dây leo, trái cà, khoai lang và bí rợ. Đặc biệt với từ bí rợ, là một từ thuần chất của miền Nam, cũng đã nói lên xuất xứ của bài đồng dao này là từ miền Tây Nam bộ.

Nói đến ‘bắc kim thang’ thì phải hiểu hơi ‘hàn lâm’ một chút, là từ ‘kim thang’ ở đây hiểu cho đúng phải là cái thang hình chữ KIM (金), tức là hình tam giác cân. Từ “kim tự tháp” cũng là bắt nguồn từ chữ “kim” này mà có, do chỉ hình dạng cái tháp của người Ai Cập cổ là hình tam giác cân.

 

Những cái kim thang được nối vào nhau bởi cái “vì kèo”, là những thanh tre chạy dọc theo giàn, cứ như thế tạo thành một giàn, để cho cà, lang, bí rợ leo lên mà sinh sôi, phát triển. (Ảnh qua hcm.edu.vn)

Còn cái ‘kim thang’ của con nít ngày xưa là do người lớn dùng hai thanh tre dài, bắt chéo vào nhau tạo thành một hình tam giác cân rồi cắm trên mặt đất, cách vài mét lại đặt một cái như vậy, tạo thành một hàng dài. Bản thân của cái kim thang này trở thành một cái cột (do không có cây cột dựng đứng giữa nên hai thanh tre chéo vào trở thành cột luôn). Những cái kim thang được nối vào nhau bởi cái “vì kèo”, là những thanh tre chạy dọc theo giàn, cứ như thế tạo thành một giàn, để cho cà, lang, bí rợ leo lên mà sinh sôi, phát triển.

Vậy “cột qua kèo, kèo qua cột” là chỉ mối quan hệ gắn bó vào nhau của hai vật thể. Cả câu “bắc kim thang, cà lang bí rợ, cột qua kèo, là kèo qua cột” là để miêu tả mối quan hệ keo sơn, quấn quít, gắn bó vào nhau của anh bán dầu và anh bán ếch ở bốn câu sau.

Cả bài đồng dao này được viết lại dựa trên câu chuyện cổ tích kia, nên cách lý giải cũng vì thế mà nên hiểu cho đúng. Tuy nhiên trải qua thời gian dài, người lớn không còn kiên nhẫn để giải thích cho con trẻ hiểu về truyện cổ tích kia, thế nên bài đồng dao Bắc Kim Thang cứ thế mà lưu truyền, gây ra sự hoang mang, khó hiểu cho người nghe.

Viên Luân (t/h)

Xem thêm:

Chuyện kinh dị: Quỷ có tình người, người lại đánh mất lòng lương thiện

Lời dặn của quỷ đói: Sám hối nhất định phải thực hiện khi còn sống

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?