Chuyện về loại hình văn hóa dân gian mang tên “tò he”

16/12/14, 16:24 Tri thức

Nặn tượng bột là một trò chơi dân gian đầy tính thẩm mỹ rất phổ biến tại các nước châu Á. Ở Việt Nam, trò này còn có tên là tò he, người Nhật thì gọi là amezaiku (飴細工); tại Trung Quốc, bộ môn này lại có tên là diện tố nghệ thuật (面塑艺术) tức nghệ thuật làm hình nhân.

Tại Trung Quốc, Lưu Dung hay Tể tướng Lưu gù, một nhân vật huyền thoại thời nhà Thanh, đã góp phần phát triển hình thức nghệ thuật tò he.

Xưa kia, tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa phục vụ vào các dịp lễ hội, đám rước,… Người làm nghề có mặt ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La (xã Phượng Dực, Phú Xuyên – Hà Tây). Theo lời một cụ già trong làng, nghề nặn tò he có lịch sử hơn 300 năm.

Ban đầu, người ta gọi tò he là đồ chơi chim cò do hình tượng được nặn thường là những con vật gần gũi với đời sống nông dân. Nhưng về sau, sản phẩm hay được gắn với một chiếc kèn ống sậy, đầu kèn có dính kẹo mạch nha, có thể phát ra âm thanh ngắt quãng tò… te… tò… te. Có lẽ vì thế mà cái tên “tò he” ra đời (nói trại chữ tò te). Nguyên liệu làm tò he là bột gạo hấp chín, màu sắc tươi rói. Hình tượng tò he sau này đa dạng hơn, như nải chuối, đĩa xôi, chân giò, quả cau, quả hồng, quả oản… để phục vụ cho các bà, các cô đi lễ chùa. Vì được làm từ bột nên tò he có phần giống đồ ăn, cũng vì thế mà trẻ em gọi tò he là bánh vòng hoặc “con bánh”.

Người nặn tò he có một nguyên tắc của dòng họ là chỉ truyền cho con trai và con dâu. Nặn tò he có nguồn gốc lâu đời nhưng do tư liệu ghi chép bị cháy nên không tìm ra được ông tổ nghề.

to he he
Tò he tạo hình 12 con giáp tại Việt Nam.

Tại Trung Quốc, dù không có tên là to he, nhưng đây cũng là nghệ thuật nổi tiếng xuất hiện cách đây đã ba thế kỷ. Lưu Dung hay Tể tướng Lưu gù, một nhân vật huyền thoại nhà Thanh, đã có công phát triển loại hình nghệ thuật này.

Lưu Dung (1719-1804) là một chính trị gia và nhà thư pháp trong triều đại nhà Thanh. Ông từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. Lưu tể tướng nổi tiếng liêm khiết và được ca ngợi về tài năng thư pháp bậc nhất một thời. Nhà ông có một người đầu bếp tên Vương đến từ Sơn Đông.

Một ngày nọ, khi đang nhào bột làm bánh hấp, Vương nảy ra một ý tưởng. Anh bắt đầu dùng bột nắn ra những hình dạng khác nhau như bông hoa, con cá hay bướm theo văn hóa Sơn Đông. Những chiếc bánh đẹp đến nỗi gia đình của Lưu tể tướng không nỡ ăn chúng. Lưu Dung khen ngợi sự sáng tạo của Vương.

Được khích lệ bởi lời khen của chủ nhân, Vương mua thêm một số thứ để tạo màu cho chiếc bánh. Anh tạo hình bột thành các nữ nhân trong nhà Lưu Dung. Việc này khiến Vương được khen ngợi bội phần. Lưu hỏi Vương về nơi anh học nghề. Vương đáp: “Quê tiện nhân rất nghèo khó. Người dân không đủ tiền để mua quà cho năm mới, vì vậy họ nặn bột thành những bức tượng nhỏ, hấp lên và xem đó như một món quà. Tôi dùng bột nếp vì nó dẻo và không bị khô nhanh”.

Lưu chỉ vào bức tranh về Bát Tiên và hỏi: “Anh có thể tạo ra những bức tượng này không?”. Vương ngắm nghía thật kỹ và nói: “Tôi có thể thử”.

Lưu bảo Vương trộn thêm mật ong vào bột để sản phẩm giữ được lâu hơn. Ông cũng bày cách trộn thuốc nhuộm trong quá trình nhào bột để màu sắc được đều và tươi tắn hơn.

Vương rất vui mừng làm theo gợi ý của Lưu Dung. Anh dành rất nhiều thời gian để cố tạo hình các bức tượng sao cho giống nhất có thể. Anh cũng tạo ra một số dụng cụ hỗ trợ như những mảnh tre phẳng và tròn cùng chiếc kéo nhỏ. Trong vòng một tháng, Vương đã hoàn thành bộ tượng bột màu Bát Tiên với những nét mặt, cử chỉ đặc trưng của từng nhân vật.

Màu sắc làm cho những bức tượng sống động như thật. Bột gạo nếp khi hấp lên tạo ra bề mặt sáng bóng. Mật ong trộn vào bột cũng tạo độ trong cho sản phẩm. Bộ tượng Bát Tiên trông như được khắc từ ngà hay ngọc bích. Lưu Dung xem xét những bức tượng một lúc rồi thốt lên: “Tuyệt! Tuyệt lắm!”.

Bất chợt, Lưu tể tướng nhớ đến sinh nhật Hoàng đế đang đến gần và ông có một ý tưởng. Theo thông lệ, các triều thần sẽ dành rất nhiều tiền của để mua quà quý hiếm dâng vua. Lưu Dung nghĩ rằng những bức tượng bột này sẽ giúp ông tiết kiệm được rất nhiều.

Lưu Dung bảo Vương làm một bộ tượng Bát Tiên lớn hơn. Vương hoàn tất chúng trong ba ngày. Ngoài ra, anh cũng nặn thêm một bức tượng ông Thọ. Lưu Dung rất hài lòng và bảo Vương hãy chờ tin tốt. Lưu chắc chắn rằng Vương sẽ nhanh chóng nổi danh.

Tượng Tể tướng Lưu gù tại Cao Mật, Thành Nam thuộc bộ ba tượng có tên Tam Hiền Tất Chí (bao gồm Yến Anh, Trịnh Huyền và Lưu Dung)

Vào ngày đại thọ của vua Càn Long, khắp hoàng cung rộn ràng tiếng trống nhạc. Hoàng đế gặp mặt hoàng tộc và các triều thần để nhận lời chúc tụng cùng những món quà quý hiếm.

Lưu Dung đến gặp vua Càn Long. Sau lời mừng thọ, ông bày ra các bức tượng nhỏ bằng bột do Vương ra. Mọi người đều bị cuốn hút khi nhìn thấy chín vị thần tiên rực rỡ đầy màu sắc. Họ bắt đầu tò mò về nơi bày bán những quà tặng thú vị này.

Hoàng đế thắc mắc: “Tể tướng đã mất bao nhiêu bạc vàng cho những vật này?”. Lưu mỉm cười: “Thưa hoàng thượng, chín lạng bạc”.

Cả nhà vua và quan khách đều lắc đầu hoài nghi: “Sao có thể như vậy được. Những món quà ngươi mang đến, chúng được làm từ ngọc bích và ngà voi kia mà?”. Lưu giải thích: “Thưa không, chúng chỉ được làm từ bột thôi”. Nhưng không ai tin lời ông.

Hoàng đế ngắm nghía những bức tượng nhỏ và cầm một cái lên. Trông tất cả đều tươi sáng và mềm mại. Vua Càn Long lại hỏi: “Ai đã làm ra chúng? Thật là tinh tế!”. Lưu Dung nói rằng chúng được làm từ người đầu bếp đến từ Sơn Đông của mình. Hoàng đế cười và nói: “Sơn Đông quả là có nhân tài!”

Sau khi nhà vua rời đi, cả hoàng tộc và triều thần đều vây quanh các bức tượng nhỏ và hết lời ngợi khen. Một hoàng tử ngỏ ý muốn mua bộ tượng Bát Tiên làm quà tặng cho mẫu thân.

Lưu Dung trở về nhà và nói với Vương: “Bây giờ anh nổi danh rồi nhé. Hoàng tử đã đưa một khoản tiền lớn để mua tượng Bát Tiên. Tôi sẽ đưa cho anh 18 lạng bạc để thuê một chỗ làm việc”.

Vương rất hồ hởi. Từ đó về sau, rất nhiều quan viên và người giàu có đặt mua tượng bột của anh.

Ngoài Bát Tiên, Vương cũng nặn nhiều nhân vật trong truyền thuyết Trung Hoa. Theo thời gian, kỹ năng của anh càng phát triển và tinh tế hơn. Khi về già. Vương truyền lại cho con trai mình và một số đệ tử là trẻ em nghèo từ quê nhà.

Cho đến ngày nay, nghệ thuật làm những bức tượng nhỏ bằng bột được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác ở Trung Quốc.

Một số hình ảnh về tạo hình tò he ở các nơi:

Nghệ nhân làm nghệ thuật nặn tượng bột tại Trung Quốc.

An Nhiên – Theo vanhoahoc.vn, Vision Times

>>> Jerusalem được công nhận là thủ đô của Israel – Phúc báo cho một dân tộc dám đứng lên vì chính nghĩa

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng