Chuyên gia: Donald Trump thông đồng với Nga là một chiến dịch bóp méo thông tin

17/08/17, 14:02 Trung Quốc

Theo phân tích của một chuyên gia, câu chuyện Tổng thống Donald Trump thông đồng với Nga để tác động lên cuộc bầu cử 2016 có những dấu hiệu của một chiến dịch bóp méo thông tin kinh điển của Nga.

Chuyên gia: Donald Trump thông đồng với Nga là một chiến dịch bóp méo thông tin - H1
Chuyện Tổng thống Donald Trump đã thông đồng với Nga trong chiến dịch tranh cử có phải là sự thật? (Ảnh: Slate)

Giáo sư Luật học Ronald Rychlak, tác giả cuốn sách “Bóp méo thông tin” cùng với người đào tẩu khỏi Rumani, nguyên là tướng ba sao Ion Mihai Pacepa đã chia sẻ về câu chuyện ông Donald Trump thông đồng với Nga tác động lên cuộc bầu cử hồi năm 2016: “Nó dường như phù hợp với một số ý tưởng điên rồ vốn đến từ những lãnh đạo cấp cao trong chính quyền Nga. Cũng có một khả năng nhỏ rằng đó là một ‘âm mưu khinh xuất’ của một số quan chức bất hảo”.

Giả thuyết thông đồng giữa Trump và Nga dựa chủ yếu vào một hồ sơ bị lật tẩy từ Fusion GPS, một công ty nghiên cứu đối lập. Hiện tại, người ta đã phát hiện ra rằng Fusion GPS đã cho đăng những tuyên bố chưa được xác minh trong hồ sơ của mình, thông tin này được thu thập từ hai cá nhân hiện đang làm việc ở Điện Kremlin. Đồng thời, công ty này đã đang nhận tiền từ một quan chức chính quyền Nga và vận động hành lang bên lề chính phủ Nga.

Rychlak nói rằng những hoạt động bóp méo thông tin của người Nga thường lợi dụng những vấn đề xung quanh để tạo ra những câu hỏi hay nghi hoặc. Nó phù hợp với mục tiêu của họ là “khiến người Mỹ nghi ngờ kết quả của cuộc bầu cử”.

“Đó là một cách hay để quẳng một cái mỏ lết vào nước Mỹ, khiến người Mỹ nghi ngờ, và để làm mất uy tín của cả hệ thống của nước này”, ông nói.

Những chiến dịch bóp méo thông tin loại này có liên quan đến sự cạnh tranh giữa các chính phủ để mở rộng tầm ảnh hưởng trên vũ đài quốc tế và nhận thức của dân chúng về những hệ thống chính quyền đó. Ví dụ như, Hoa Kỳ đề cao các quyền của cá nhân, dân chủ, và những ý tưởng của chính mình về sự cai trị bằng pháp luật.

Vì sự cạnh tranh này mà các nước như Nga, Trung Quốc và Iran đã coi Hoa Kỳ và chế độ chính trị của nước này là đối lập với hệ thống của họ. Và đó cũng là lý do tại sao mà họ thường tìm cách thách thức chế độ chính trị của Hoa Kỳ bằng cách sử dụng những phương tiện bao gồm tuyên truyền và bóp méo thông tin.

Giáo sư Luật học Ronald Rychlak, tác giả cuốn sách “Bóp méo thông tin”.
Giáo sư Luật học Ronald Rychlak, tác giả cuốn sách “Bóp méo thông tin”. (Ảnh: Wabash College)

Rychlak nói rằng sự cạnh tranh này thể hiện rõ ràng hơn trong Chiến tranh Lạnh. Ông cũng lưu ý rằng những chiến dịch bóp méo thông tin của Liên Xô thường lợi dụng những vụ việc toàn cầu để biến đổi nhận thức của công chúng theo những cách có lợi cho Liên Xô.

Ví dụ như, ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy bị ám sát, việc bóp méo thông tin của Liên Xô đã tô vẽ việc này như là một hành động của CIA; và trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, những người Xô-viết cũng tương tự như vậy đã dùng việc bóp méo thông tin để khiến người dân Mỹ nghi ngờ tính đạo đức của cuộc xung đột này. Cả hai hoạt động này, Rychlak nói, đều nhằm mục đích là khiến nhân dân Mỹ nghi ngờ những người nắm quyền quyết định ở đất nước họ.

Việc bóp méo thông tin khác với những hình thức tuyên truyền khác. Rychlak mô tả việc này như “một câu chuyện bịa đặt được nghĩ ra mà dường như đến từ một nguồn tin đáng tin cậy. Nó được thiết kế để có một bầu không khí đáng tin cậy, hoặc được xây dựng xung quanh một việc có thật, nhưng nó có dụng ý thúc đẩy một mục đích chính trị nào đó”.

Rychlak nói thêm rằng việc bóp méo thông tin không nên bị nhầm lẫn với sự thiên vị của chính quyền hay của báo chí, trong đó thủ phạm có thể thực sự tin những thông tin mà họ đang đưa ra. Ông nói rằng, dưới một chiến dịch bóp méo thông tin, những người đứng đằng sau đang tích cực thúc đẩy một mục đích nào đó.

“Khi người ta có một công cụ, khi người ta có một thực thể như trước kia là KGB (cơ quan mật vụ của Nga) và những gì mà chúng ta thấy xung quanh ban lãnh đạo của nước Nga hiện nay, bạn phải nhận ra một khả năng đặc thù rằng họ đang cố tình bóp méo sự thật để thúc đẩy một mục đích chính trị nào đó”, ông nói.

Các đặc vụ Nga đứng đằng sau

Fusion GPS đã phát tán bản hồ sơ dày 35 trang của họ về ông Trump tới mọi thành viên trong chính quyền Mỹ, các tổ chức truyền thông, và cơ quan tình báo. Đầu tiên nó được tài trợ bởi một nhà tài trợ ủng hộ Đảng Cộng hòa giàu có không được nêu tên vào tháng 9/2015, sau đó là bởi một khách hàng thuộc Đảng Dân chủ không được nêu tên bắt đầu từ tháng 5/2016 sau khi ông Trump có vẻ như có thể giành được sự đề cử của Đảng Cộng hòa. Tạp chí Mother Jones đã đăng câu chuyện đầu tiên về bản hồ sơ này vào tháng 10/2016.

Bản báo cáo không được xác minh này đã được Ủy ban Toàn quốc Đảng Dân chủ sử dụng để buộc tội ông Trump là hợp tác với Nga để phát tán những thông tin bóp méo về Hillary Clinton.

Tổng hành dinh của Cơ quan An ninh Liên bang (FSB), trước kia là KGB ở Moscow.
Tổng hành dinh của Cơ quan An ninh Liên bang (FSB), trước kia là KGB ở Moscow. (Ảnh: Getty Images)

Nội dung của hồ sơ này không được nhiều người biết đến cho đến khi nó được BuzzFeed News đăng toàn văn vào ngày 10/1 và những tuyên bố của nó đã bị lật tẩy không lâu sau đó. Nhưng vào lúc đó, những tổn hại đã xảy ra rồi.

Những tuyên bố về âm mưu giữa Trump và Nga đã trở thành chủ đề nói chuyện then chốt trong chiến dịch của bà Clinton, và hồ sơ này đã được dẫn chứng như một bằng chứng then chốt trong một bản báo cáo của FBI về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 – bất chấp việc FBI không thể xác minh những tuyên bố này.

Người ta cũng đã phát hiện ra rằng Christopher Steele, một cựu điệp viên của Anh được Fusion GPS thuê để thu thập nghiên cứu cho hồ sơ này, đã có được hầu hết những gì mà ông này tìm thấy từ hai mối liên hệ chủ chốt mà ông này nói chuyện thông qua những người trung gian. Một trong những mối liên hệ này là một nhân vật cao cấp ở Bộ Ngoại giao Nga và người kia là một cựu sĩ quan tình báo cấp cao của Nga hiện vẫn hoạt động ở Kremlin.

Việc chính bản thân hồ sơ đó có những dấu hiệu của một chiến dịch bóp méo thông tin của Nga chỉ được biết đến rộng rãi khi William Browder, Tổng Giám đốc và sáng lập viên của công ty Quản lý Vốn Hermitage, chứng thực tại một phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp của Thượng viện ngày 27/7 năm nay.

Browder nói rằng Fusion GPS đang gián tiếp nhận tiền từ một quan chức cao cấp trong chính phủ Nga vào mùa xuân và mùa hè năm 2016. Ông này cũng nói rằng cả Fusion GPS và chính phủ Nga đều đã vận động hành lang chống lại bộ luật 2012 Magnitsky Act vào cùng thời gian đó.

Luật Magnitsky Act trừng phạt bất cứ ai ở Nga chịu trách nhiệm đối với các vụ giết người ngoài vòng pháp luật, tra tấn hay vi phạm nhân quyền của những người đề cao nhân quyền ở Nga, hay những người phơi bày những hoạt động bất hợp pháp của chính quyền Nga.

Theo Rychlak, bản hồ sơ này, những mối quan hệ của Fusion GPS, và những hiệu quả của chiến dịch này cho thấy bóng dáng của một chiến dịch bóp méo thông tin của Nga.

Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng