Chuyện cổ Phật gia: Văn Thù Bồ Tát thử thách đấng quân vương như thế nào?

27/11/18, 18:45 Đọc & Suy ngẫm
Văn Phù Bồ tát thử thách đống quân vương. (Ảnh: Internet)
Văn Phù Bồ tát thử thách đống quân vương. (Ảnh: Internet)

Trong Kinh Phật có ghi chép rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng một câu chuyện cho các đệ tử của mình, câu chuyện Văn Thù Bồ Tát thử thách đấng quân vương.

Chuyện cổ Phật gia: Văn Thù Bồ Tát thử thách đấng quân vương như thế nào?1
Văn Phù Bồ tát thử thách đống quân vương. (Ảnh: Internet)

Xưa có một vị quốc vương tên là Tát Thứ Thiện rất thiện lương, thương xót người nghèo khổ cô quả. Ông thường chu cấp cứu tế và bố thí cho họ. Người dân nghèo khổ có nhu cầu gì là quốc vương dốc sức đáp ứng, do đó tiếng lành của quốc vương đồn xa, vượt qua biên giới, cuối cùng truyền tới tai chúng Thần trên Thiên thượng.

Văn Thù Bồ Tát biết được chốn nhân gian có vị quốc vương từ bi như thế này thì trong lòng rất vui mừng, muốn đích thân thử xem rốt cuộc quốc vương có thành tâm hành thiện hay không.

Một hôm, Văn Thù Bồ Tát lắc mình biến thành một thiếu niên Bà La Môn, từ nước láng giềng đi đến nước Tát Thứ Đàn, tới trước cửa cung vua xin bố thí.

Quốc vương nghe nói có một thiếu niên Bà La Môn nước khác đến tìm ngài nên rất vui mừng tiếp kiến, đồng thời rất quan tâm hỏi: “Cậu thiếu niên, cậu từ nơi nào tới đây? Có nhu cầu gì cần ta giúp đỡ chăng?”

Thiếu niên Bà La Môn trả lời: “Thần ở nước bên, nghe danh công đức của bệ hạ nên chẳng quản xa xôi vạn dặm tìm tới đây, muốn được bệ hạ bố thí”.

Quốc vương nghe vậy rất vui mừng nói: “Tốt thôi, cậu có yêu cầu ra sao, muốn được bố thế nào? Vậy  cứ nói ra, đừng ngại. Thần dân của trẫm cầu xin bố thí điều gì, trẫm cũng đều đáp ứng cả, huống hồ cậu lại là khách từ nước láng giềng lặn lội tới đây”.

Văn Thù Bồ Tát thấy thế trong lòng nghĩ: “Quả nhiên danh bất hư truyền, đã thế thì ta cứ thử ông ta mạnh mẽ một chút”.

Thế là cậu thiếu niên nói: “Thưa đại vương, ngài quân tử nhất ngôn. Nhưng yêu cầu của thần có lẽ hơi quá mức, thần muốn quốc vương làm nô lệ cho thần, vương hậu làm tỳ nữ cho thần”.

Quốc vương nghe vậy nhưng không nổi giận, không bực tức, trái lại vô cùng vui vẻ đồng ý: “Được thôi! Cậu muốn tôi làm nô lệ, bây giờ tôi có thể đáp ứng ngay được yêu cầu của cậu, tôi rất sẵn lòng từ bây giờ nghe theo lời sai khiến của cậu, hầu hạ cậu. Nhưng vương hậu vốn là công chúa của một đại quốc vương được gả đến nước tôi, cô ấy có thể làm tỳ nữ cho cậu không thì tôi không quyết định được, tôi cần phải hỏi ý kiến cô ấy”.

Thế là quốc vương đến hậu cung, nói với vương hậu về yêu cầu thí xả của cậu thiếu niên Bà La Môn, và hỏi vương hậu có thể làm tỳ nữ cho cậu ấy được không. Vương hậu cũng là một phụ nữ tâm địa thiện lương, một lòng muốn cứu độ chúng sinh, hơn nữa lại ở bên quốc vương, được cảm hóa bởi những điều tai nghe mắt thấy, bà không muốn trái ý quốc vương nên liền đồng ý yêu cầu của cậu thiếu niên Bà La Môn.

Chuyện cổ Phật gia: Văn Thù Bồ Tát thử thách đấng quân vương như thế nào?2
Vương hậu cũng là một phụ nữ tâm địa thiện lương, lại được ở bên quốc vương, nên liền đồng ý yêu cầu thí xả của cậu thiếu niên Bà La Môn. (Ảnh: Internet)

Quốc vương và vương hậu cùng nhau từ nội cung đi ra, nói với thiếu niên Bà La Môn rằng: “Chúng tôi đã thương lượng rồi, nguyện ý làm nô bộc và nô tỳ cho cậu”.

Lúc này cậu thiếu niên Bà La Môn nói: “Đã đồng ý làm nô lệ cho tôi thì các người phải tháo giày ra, phải làm đúng như nô lệ thực sự”.

Quốc vương và vương hậu đồng thanh nói: “Vâng, thưa chủ nhân, chúng tôi sẽ làm tất cả các việc như những nô lệ khác, họ làm gì, chúng tôi cũng làm nấy”.

Thế là hai người tháo giày ra, thay sang bộ y phục vải thô của nô lệ.

Văn Thù Bồ Tát chỉ là muốn khảo nghiệm quốc vương và vương hậu, nên để không gây phiền phức cho quốc gia này, Văn Thù Bồ Tát tìm 2 người khác, dùng Pháp lực biến họ thành quốc vương và vương hậu, xử lý việc triều chính như bình thường. Còn quốc vương và vương hậu thật thì gia nhập đội ngũ nô lệ đi đến nước láng giềng.

Phu nhân của quốc vương sinh ra trong phú quý, vốn là công chúa của một nước khác, từ nhỏ đã được nuông chiều, sau khi gả cho quốc vương thì càng hào hoa tôn quý hơn, đã bao giờ chịu cái khổ sở đi chân trần lặn lội trên con đường xa xôi đâu. Lại đúng lúc đang có mang, thân thể nặng nề, hành động bất tiện. Vì vậy, khi cùng đi với đoàn nô lệ, vương hậu mệt quá thở phì phò, toàn thân đau nhức mỏi mệt, lòng bàn chân bị cỏ và đá đâm toạc ra, đau thấu tim gan, thực sự mỗi bước lại càng khó đi hơn, dần dần tụt lại phía sau đội ngũ.

Văn Thù Bồ Tát đều trông thấy hết. Bồ Tát vốn từ bi, tuy trong lòng không nỡ nhưng để thử thách lòng thành của quốc vương và vương hậu, ngài vẫn làm ra vẻ độc ác, vừa quay đầu thét: “Đi mau, đi mau!”, vừa mắng chửi vương hậu rằng: “Ngươi bây giờ là nô tỳ của ta thì phải giống dáng vẻ của nô tỳ, phải hành xử theo phép tắc của nô tỳ. Ngươi giờ đây vẫn còn dáng vẻ của vương hậu, yểu điệu lả lướt như thế cho ai ngắm!”

Vương hậu nghe vậy trong lòng ấm ức trào dâng, thế là quỳ xuống đất, nước mắt đầm đìa nói: “Thưa chủ nhân, tôi thực sự không dám trễ nải, thực sự không dám lười biếng. Giờ đây tôi thực sự mệt quá rồi, nghỉ một chút rồi đi tiếp, xin ngài rủ lòng thương một chút?”

Chuyện cổ Phật gia: Văn Thù Bồ Tát thử thách đấng quân vương như thế nào?3
Vương hậu nghe vậy trong lòng ấm ức trào dâng, nước mắt đầm đìa… (Ảnh: Internet)

Không ngờ ‘gã Bà La Môn’ này lòng dạ sắt đá, không những không động lòng, trái lại còn nói với vương hậu rằng: “Thôi đi, thôi đi, ngươi mau đứng dậy, đi cùng ta. Nô tỳ như thế này thì sau này ta cũng chẳng sai khiến được, đem bán ngươi đi cho rồi!”

Thế là gã đem vương hậu đến chợ người cao giọng rao: “Lại đây xem, lại đây xem, có nô tỳ tôi muốn bán đây! Giá rẻ lại xinh đẹp, ai mua được thì người đó quả là có phúc đó!”

Vương hậu vốn là người dưới một người trên vạn người, sống trong hoàng cung, đâu có thấy cảnh như thế này. Nhưng bây giờ đã khác rồi, bản thân là nô tỳ, mà nô tỳ thì phải bị mua bán như thế này. Mà quốc vương – chồng bà, lúc này cũng rơi vào tình cảnh như thế, cùng bị đem bán.

Quốc vương, vương hậu vốn ở cùng nhau, giờ bán đi thế này, hai người bị người mua khác nhau đem đi, cách xa hàng dặm, không thể trông nom lẫn nhau. Quốc vương được một cụ già ưng ý, mua về làm người trông coi mộ, chuyên thu phí an táng chôn người chết. Nơi này vừa lạnh giá lại vừa hoang vắng, nhất là đêm khuya, những ánh lửa ma bay loạn, sói tru chó sủa, khiến người ta không được yên, khó mà ngủ được. Ông lão đó còn chốc chốc đi kiểm tra xem sau khi thu phí mai táng thì quốc vương có cất giữ riêng không. Nhưng quốc vương lòng không oán hận, ông nghĩ: “Đã là nô lệ thì phải làm tròn trách nhiệm của nô lệ, như vậy mới là thật tâm bố thí, tu luyện công đức”.

Tình cảnh của vương hậu còn thê thảm hơn quốc vương. Vương hậu bị một người quyền quý mua. Phu nhân người quyền quý này như quỷ Dạ Xoa, thấy vương hậu dung mạo xinh đẹp thì vô cùng ghen tức, thường giở trò với vương hậu, cố ý giao cho vương hậu những việc bẩn thỉu nặng nhọc. Từ sáng sớm khi trời còn chưa sáng, bà ta đã oang oang gọi vương hậu dậy làm việc, một mạch cho đến khi mặt trời khuất bóng non tây, mà lại không được trễ nải chút nào, hơi có gì không phải liền bị đánh chửi.

Chuyện cổ Phật gia: Văn Thù Bồ Tát thử thách đấng quân vương như thế nào?4
Vương hậu bị một người quyền quý mua nhưng phu nhân người quyền quý này thấy vương hậu dung mạo xinh đẹp thì vô cùng ghen tức, thường giở trò với vương hậu. (Ảnh: Internet0

Mấy tháng đã trôi qua, vương hậu mang thai 10 tháng, một hôm lâm bồn sinh ra được một bé trai vừa trắng trẻo lại mập mạp. Nữ chủ nhân gia đình này vốn vô sinh, thấy nữ tỳ lại sinh ra một bé trai xinh đẹp ngay trước mắt mình, ngọn lửa ghen tức bùng cháy trong tim, tức giận chửi vương hậu: “Con nô tỳ thối kia, cũng đáng sinh con sao?”

Sau đó mụ ta ép vương hậu phải giết chết con trai.

Lúc đó vương hậu là nô tỳ thì phải hoàn toàn nghe theo lời sai khiến của chủ nhân. Chủ nhân bảo chết thì không được sống. Lúc này vương hậu không còn cách nào, đành phải cầm lòng rơi lệ giết đứa con trai mới sinh của mình, sau đó đem đến nghĩa địa mai táng.

Vương hậu đi chôn đứa trẻ, gặp quốc vương trông coi nghĩa địa. Gặp nhau có muôn vạn lời nói, nhưng họ không hề lộ ra bất kỳ oan khuất bất mãn nào, cũng không có bất kỳ oán trách nào. Đúng lúc họ đang tâm sự, bỗng nhiên hoảng hốt như trong mơ, vừa rồi vẫn còn trong nghĩa trang lạnh lẽo, giờ đây lại trở về bản quốc, trên thân lại là trang phục của quốc vương và vương hậu, chỗ ngồi lại là bảo tọa chính điện, hết thảy lại khôi phục về dáng vẻ vốn có. Điều khiến cho họ càng vui mừng khôn xiết là, đứa con  mà họ ngày đêm thương nhớ, ân hận, đã bị chôn kia, lúc này lại xuất hiện trước mặt họ sờ sờ ra đó, đang giơ bàn tay bé bỏng chìa về phía họ cười ngọt ngào.

Quốc vương và vương hậu kinh ngạc, hoài nghi, không biết đó là chuyện gì, bỗng thấy Văn Thù Bồ Tát ngồi trang nghiêm trên một đóa sen giữa không trung, ngài hiện ra chân thân ngũ sắc khen ngợi hai vợ chồng quốc vương rằng: “Lành thay! Quả nhiên danh bất hư truyền, hai người phổ độ chúng sinh, bố thí rộng khắp, thật sự là chí thành chí tín, chân tâm thành ý, thực sự là rất xuất sắc!”

Quốc vương và vương hậu lúc này mới ngộ ra, thì ra tất cả đều là Bồ Tát hiển linh, thử thách họ có chân thành hay không. Lúc này họ bỗng cảm thấy niềm vui từ đáy lòng khi đã vượt qua thử thách, bèn vội vàng cung kính hành lễ với Văn Thù Bồ Tát.

Chuyện cổ Phật gia: Văn Thù Bồ Tát thử thách đấng quân vương như thế nào?5
Quốc vương và vương hậu lúc này mới ngộ ra, thì ra tất cả đều là Bồ Tát hiển linh, thử thách họ có chân thành hay không. (Ảnh; Internet0

Văn Thù Bồ Tát thấy quốc vương và vương hậu quả là người chí thành chí thiện hiếm có trên thế gian, ngài cũng vô cùng vui mừng. Sau này khi Văn Thù Bồ Tát giảng Pháp tứ phương, ngài thường xuyên lấy quốc vương và vương hậu ra làm ví dụ hoằng dương Phật Pháp, truyền bá rộng khắp. Những việc làm của quốc vương và vương hậu cũng khiến cho dân chúng các nước vô cùng chấn động, còn người dân bản quốc thì càng không phải nói, đều coi quốc vương và vương hậu làm tấm gương. Họ đều hành thiện rộng khắp, sau này khi tu Đạo đều đến những cảnh giới cao. Còn quốc vương và vương hậu thì sao? Cuối cùng cả hai đều tu thành chính quả.

Phật Thích Ca Mâu Ni nói với A Nan rằng: “Quốc vương đó chính là tiền thân của ta. Vương hậu đó chính là Cù Di hiện nay, còn thái tử chính là La Vân hiện nay”.

>>> “Sao con không được ngồi lên đùi cha?”. Câu trả lời của ông bố khiến người đọc suy ngẫm

Theo dkn.tv

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng