Chương Thiên Lượng: Vài lời gửi đến Trung Quốc nhân dịp năm mới 2017

07/01/17, 08:17 Đọc & Suy ngẫm

Bước sang năm 2017, rất nhiều người đều gửi cho nhau những lời chúc mừng thăm hỏi nhân dịp năm mới. Giáo sư Chương Thiên Lượng – bình luận viên thời sự, học giả lịch sử văn hóa, cũng đã có những lời tâm huyết đối với quê hương mình – Trung Quốc.

Giáo sư Chương Thiên Lượng, giảng viên trường đại học George Mason có đôi lời gửi gắm tới Trung Quốc nhân dịp năm mới. (Ảnh: NTDTV)
Giáo sư Chương Thiên Lượng, giảng viên trường đại học George Mason, có đôi lời gửi gắm tới Trung Quốc nhân dịp năm mới. (Ảnh: NTDTV)

Vấn đề của Trung Quốc rối rắm phức tạp vô cùng, mà lại liên quan lẫn nhau. Nói bàn từ bất cứ một góc độ nào, đều sẽ dẫn động đến những góc độ và phương diện khác. Bao gồm những người tìm kiếm hướng đi tương lai cho Trung Quốc, bởi vị trí lập trường, cơ điểm khác nhau mà kết luận đưa ra cũng khác nhau.

Tuy mục tiêu là nhất trí, chúng ta có thể bắt đầu từ một vài nhận thức chung cơ bản. Điều được bàn đến trong bài viết này, chính là vấn đề “cai trị đất nước chiểu theo luật pháp”.

Năm ngoái, tôi nhận được một lá thư của chính phủ bên Mỹ, mời tôi đi làm bồi thẩm viên. Hầu như hết thảy người Hoa trở thành công dân Hoa Kỳ đều đã từng có được loại trải nghiệm như vậy, đây vốn không phải là chuyện hiếm hoi gì. Đây cũng là nghĩa vụ công dân của Mỹ quốc.

Mỹ quốc với tư cách là quốc gia có hệ thống tư pháp hoàn chỉnh như vậy, vừa khéo lại muốn chọn ra những người chưa từng tiếp nhận qua giáo dục pháp luật, nhưng có nhận thức thông thường và tình cảm bình thường của con người đảm nhiệm bồi thẩm viên. Khi thẩm tra xét xử một vụ án, xuất phát từ nhận thức thông thường để phán đoán bị cáo có tội hay không.

Điều này khiến chúng ta ý thức được một vấn đề: điều khoản luật pháp tuy phức tạp, nhưng nền tảng cơ sở của pháp chế và tinh thần của pháp chế là đơn giản, chính là căn cứ vào tình cảm và thường thức cơ bản. Vậy nên, ở đây chúng ta cũng có thể tạm thời bỏ qua những lý luận phức tạo, xuất phát từ những hiểu biết thông thường để thảo luận Trung Quốc thực hiện “cai trị đất nước dựa trên luật pháp” như thế nào.

1. Cuộc chiến chống tham nhũng và cai trị đất nước theo luật pháp

Ông Tập Cận Bình lên nhậm chức đã được 4 năm rồi. Trên con đường “trị nước theo luật pháp” đã có những nỗ lực quá rõ ràng, bao gồm việc bãi bỏ chế độ cưỡng bức lao động trái với hiến pháp đã được kéo dài hơn 50 năm nay. Trong quá trình “chống tham nhũng” cũng đã làm ra một số cố gắng “dựa trên pháp luật”. Nhưng trên toàn bộ thao tác “chống tham nhũng”, lại vẫn gặp phải rất nhiều chỉ trích.

Tạm thời bỏ qua công kích cố tình của những kẻ thù chính trị, một số người vẫn đang chỉ trích Tập Cận Bình lách luật và cách làm thông qua Ban Kỷ luật Trung ương bắt giữ người và thẩm tra vụ án là trái với hiến pháp và vi phạm hiến pháp. Bởi vì nếu nói từ pháp luật, Ban Kỷ luật Trung ương vốn không phải là cơ quan thực thi pháp luật, không có quyền hạn chế tự do thân thể của công dân. Về mặt xét xử vụ án cụ thể, hiển nhiên cũng không có làm được “lấy sự thật làm căn cứ”, ít nhất chúng ta đều rõ ràng, số tiền tham nhũng của Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng vốn không chỉ là con số chút ít mà tòa án công bố, huống hồ họ còn phạm phải tội chống lại loài người.

Nhưng bản thân tôi vẫn tán thành đối với phương sách mà Tập Cận Bình áp dụng đối với những người này. Điều này dựa trên một nhận thức thông thường cơ bản.

Xin lấy ví dụ, Hitler trong thời chiến tranh thế giới thứ II đã phạm phải tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Nếu như chúng ta nói với liên quân do Mỹ dẫn đầu rằng: “Xin hãy ngừng hành động quân sự lại, liên quân vốn không phải là cơ quan chấp pháp, hãy để cho pháp luật nước Đức phát huy tác dụng, bắt giữ Hitler theo pháp luật”, như thế sẽ bị xem là cổ hủ nực cười.

Nếu như pháp luật thật sự có thể phát huy tác dụng, thì cuộc diệt chủng hàng loạt đối với người Do Thái đã không xảy ra. Đối với chính phủ  Đảng Quốc xã – chính phủ cực quyền dẫm đạp lên trên luật pháp mà nói, chỉ khi đánh đổ bản thân Đảng Quốc xã, thì mới có luật pháp để nói đến.

Phiên tòa Nuremberg và Tokyo, chỉ sau khi chủ nghĩa phát xít bị đánh đổ, mới có thể thực hiện được.

Đối chiếu với điều này, bản thân Chu Vĩnh Khang chính là Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, tòa án tối cao, viện kiểm soát tối cao, bộ công an đều là dưới trướng của Chu, vậy thử hỏi làm sao có thể bắt giữ Chu Vĩnh Khang nếu không thay đổi Ủy Ban Chính trị Pháp luật đây?

Đấu sức giữa Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân, trên bản chất là một cuộc chiến (bản thân Tập Cận Bình cũng thường dùng “hai quân đối chọi nhau” để hình dung, chẳng qua miêu tả của ông đối với tình thế này có thể là “tình thế giằng co”, “thắng lợi mang tính giai đoạn” hoặc “thắng lợi mang tính áp đảo” mà thôi). Bởi vậy trong quá trình của “cuộc chiến” này, bản thân tôi trước nay vốn không có thật sự trông cậy có đường lối “pháp chế” gì đó để giải quyết.

Nhưng hiện tại, tình huống đã khác rồi. Khi Tập Cận Bình đã giành được “thắng lợi mang tính áp đảo“, “cuộc chiến” cũng đã vào lúc sắp kết thúc, điều mà tôi muốn nói là, tương lai giữa Tập Cận Bình và người dân Trung Quốc không nên ở vào trạng thái “chiến tranh”, mà “cai trị đất nước theo luật pháp” mới sẽ trở thành “tình trạng bình thường mới”.

Dưới cái khung chế độ hiện hữu của Trung Quốc, liệu có thể thực hiện “cai trị dựa trên luật pháp” được hay không? Đây mới là vấn đề mà bài viết này muốn thảo luận.

2. “Trị nước chiểu theo luật pháp” thì cần dựa trên luật pháp gì?

“Trị nước chiểu theo luật pháp” thì vấn đề cần giải quyết trước hết là “dựa theo luật pháp gì?”. Chúng ta không thể không quay trở lại một vấn đề cơ bản, chính là nguyên tắc chế định pháp luật là gì?

Chúng ta trước hết nói thử về Trung Quốc. Năm 141 TCN, Hán Vũ Đế đăng cơ khi chỉ mới có 16 tuổi, liền hạ chiếu chiêu mời những kẻ sĩ hiền lương ngay thẳng, dám nói lời can gián, do vậy đã có ba lần vấn đáp nổi tiếng giữa Hán Vũ Đế và Đổng Trọng Thư, sử sách gọi là “Thiên nhân tam sách”.

Trong đó, Đổng Trọng Thư đã giảng một đoạn thoại nổi tiếng: “‘Xuân Thu’ quyển kinh điển của Nho gia này, là coi trọng thống nhất, đây là phép tắc của trời đất, lưu hành xưa nay. Bách gia chư tử khi đó đều gọi học vấn của bản thân mình là ‘Đạo’, nhưng cách giải thích đối với ‘Đạo’ của mỗi một người lại khác nhau, đây chính là ‘sư dị đạo’ (lý luận và tư tưởng không giống nhau), kiến giải của mỗi người cũng khác nhau, vậy nên hoàng thượng không có cách nào bảo trì một hình thái ý thức quốc gia thống nhất ổn định, những người bên dưới cũng chính là không biết cái gì là chuẩn tắc để duy trì lâu dài. Vậy nên thần cho rằng, ngoài tư tưởng Nho gia ra, những tư tưởng khác đều không nên cho chúng cơ hội tri triển, như vậy sau khi thống nhất hình thái ý thức rồi, pháp luật cũng chính là đã có thể rõ ràng, người dân cũng chính là biết được cái gì mới là điều cần phải tuân theo”.

Đoạn thoại này được khái quát là “trục xuất Bách gia, độc tôn Nho gia”, rất nhiều người đại khái đều chỉ thấy được từ đây Nho gia đã chiếm địa vị độc tôn, nhưng lại ít có người suy nghĩ vì sao Đổng Trọng Thư nói “pháp chế rườm rà, dẫu có đưa ra cũng khó mà tuân theo”. Trên thực tế, hơn 2.000 năm trước, Đổng Trọng Thư đã nhạy bén nhận thức được rằng, một quốc gia nếu như muốn ổn định, thì cần phải có hệ thống luật pháp ổn định, hơn nữa hệ thống luật pháp ổn định, ắt cần phải có một hình thái ý thức quốc gia ổn định làm nền tảng lập ra pháp luật.

Cá nhân tôi cho rằng, trước triều đại nhà Hán, hình thái ý thức quốc gia của Trung Quốc đại khái đã trải qua 3 giai đoạn: tức là Bách gia đua tiếng (tranh luận về mặt học thuật) vào thời Chiến Quốc, pháp gia thời Tần và Đạo gia thời đầu nhà Hán. Thời đại Bách gia đua tiếng thuộc về thời đại tìm tòi, và chưa có đưa ra thực nghiệm ở diện tích lớn, vậy nên tạm thời không nói.

Thời Tần bởi tôn sùng pháp gia, vậy nên pháp lệnh lấy nghiêm khắc tàn khốc làm nguyên tắc, kết quả nhà Tần trải qua 2 đời đã bị diệt vong. Thời đầu nhà Hán thì đi trên con đường hoàn toàn ngược lại, lấy khoan dung giản dị của Đạo gia và “vô vi” làm nguyên tắc, tuy kinh tế đã phồn thịnh, nhưng bởi buông thả quá mức dẫn đến nguy cơ chính trị bên trong, tức “thất quốc chi loạn” trong thời kỳ Hán Cảnh Đế, bên ngoài thì nhiều lần bị xâm chiếm bởi Hung Nô.

Đất nước để thực hành lý tưởng của Đạo gia là “nước nhỏ dân thưa”, nhưng đối với một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn và dân số đông đúc giống như Trung Quốc mà nói, không thể không có chế độ để quản lý, không thể hoàn toàn chỉ tuyên giảng “vô vi” thôi. Thế là Đổng Trọng Thư bèn lấy đạo của pháp gia và Đạo gia, vừa không quá buông thả, cũng không quá nghiêm khắc, đây chính là cách làm của Nho gia.

Trung Quốc hơn 2.000 nghìn năm sau đó, nguyên tắc chế định của pháp luật tương đối ổn định, là bởi vì mỗi triều mỗi đại đều lấy Nho gia làm hình thái ý thức của quốc gia, pháp luật tuy có những lúc hoặc là nghiêng về Đạo gia, hoặc là nghiêng về pháp gia, nhưng đại khái đều là ổn định.

Dưới đây hãy nói một chút về phương Tây. Luật pháp của phương Tây thì được quyết định bởi tín ngưỡng của họ. Giáo sư của trường đại học Harvard Harold J. Berman đã từng viết một cuốn sách mỏng có tên “Pháp luật và tôn giáo”. Trong đó cụ thể đã nói đến luật pháp không kể là trên hình thái ý thức đều có những chỗ tương tự với tôn giáo, hoặc trên nguyên tắc phải phù hợp với giáo nghĩa trong tôn giáo, đều đã nói rõ luật pháp khởi nguồn từ tôn giáo. Ông đã nói thẳng rằng: “Pháp luật cần phải có được sự tin tưởng và ngưỡng mộ, nếu không sẽ chỉ giống như cái thùng rỗng kêu to”. Các nhà luật học có thể chỉ ra rõ  hơn, khởi nguồn chế định của hệ thống luật pháp phương Tây là “Mười điều răn của Moses”.

Theo cá nhân tôi hiểu là, “10 điều răn của Moses” có thể chia thành hai bộ phận, 3 điều răn trước là nói về mối quan hệ giữa con người và Đức Chúa, tức là con người “cần phải yêu Chúa bằng tất cả trái tim và linh hồn” mà Đức Giê-su đã từng giảng; 7 điều răn được nói đến sau cùng là mối quan hệ giữa người với người, tức là giống như Đức Giê-su “cần phải yêu thương đồng loại như chính bản thân mình”. 7 điều răn sau cùng là lấy 3 điều răn trước đó làm cơ sở, giải thích một cách nông cạn dễ hiểu nhất là bởi vì mọi người cùng yêu mến Chúa, Chúa cũng yêu thương con người, bởi vậy chúng ta hãy thương yêu nhau.

Vậy nên mục đích là pháp luật mặc dù dùng là để trừng phạt kẻ phạm tội, nhưng tiền đề của nó là “lòng yêu thương”, phải yêu Đức Chúa, và yêu thương mọi người. Loại tín niệm này có ảnh hướng rất sâu với nước Mỹ, quốc gia lấy Cơ Đốc giáo làm nền tảng dựng nước này. Bởi vì người Mỹ tin tưởng sâu sắc rằng “mỗi người sinh ra đều là bình đẳng”, vậy nên không ai có quyền dẫm đạp lên người khác, bao gồm cả chính phủ, vì vậy mới thực hành chế độ dân chủ. Bởi vì mỗi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, vậy nên mục sư Cơ Đốc giáo Martin Luther King mới xuất phát từ đây, yêu cầu thực hiện quyền bình đẳng giữa người da trắng và người da đen, bãi bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Chúng ta cần phải nhìn thấy được, những cuộc vận động này của Mỹ cũng là lấy việc hồi tưởng lại nguyên tắc và tinh thần cơ bản của pháp luật để đối kháng với những điều tệ hại cụ thể trong luật pháp. Khi họ bị đối xử bằng bạo lực trong những cuộc kháng nghị phi bạo lực này, cách làm giữ vững hòa bình, phi bạo lực nhưng vẫn kiên trì đến cùng của họ, trên thực tế là bắt nguồn từ hành vi kháng nghị hòa bình nhưng kiên định của các tín đồ Cơ Đốc giáo trong suốt quá trình bị đế quốc La Mã bức hại gần 300 năm. Trong quá trình họ bị bắt giữ và đánh đập, họ vẫn tin tưởng rằng “không lâu nữa, khả năng nhẫn nhục chịu đựng khổ nạn của chúng tôi sẽ hao mòn thù hận của các ông. Khi chúng tôi giành được tự do, chúng tôi sẽ đánh thức lương tri trong các ông, chiến thắng các ông một cách đường hoàng cao thượng”.

Những luận thuật kể trên dường như là phân tán, nhưng có 3 kết luận, tôi muốn nói tổng kết một chút.

Thứ nhất, một quốc gia cần có một hình thái ý thức quốc gia ổn định mới có thể có được luật pháp ổn định;

Thứ hai, luật pháp của Trung Quốc cổ đại và Tây phương hiện đại sở dĩ có thể ổn định, là vì hình thái ý thức quốc gia lần lượt dựa trên lý luận của Nho gia hoặc tín ngưỡng tôn giáo, giáo nghĩa của nó nghìn năm vẫn không thay đổi;

Thứ ba, nguyên tắc chế định luật pháp cần phải dựa trên từ bi và bác ái, như vậy mới có thể kêu gọi lòng tin cậy và tôn trọng đối với pháp luật của mọi người, chứ không phải là nhìn bằng con mắt căm thù và chế giễu.

3. Chướng ngại trong việc xây dựng pháp trị hiện nay của Trung Quốc là gì?

Lấy 3 kết luận ở trên làm điểm xuất phát, chúng ta sẽ phát hiện, dưới hình thái ý thức của Trung Quốc hôm nay, là không cách nào thực hiện “trị nước dựa theo luật pháp” được.

Trước hết, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước vốn không có nguyên tắc hình thành thì đến nay vẫn vậy, từ “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” đến “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”, đến thời  kỳ sau của Giang Trạch Dân “lấy bức hại Pháp Luân Công” làm trung tâm; từ xã hội chủ nghĩa “công hữu hóa” đến “tài sản tư hữu của giới chức quyền quý là điều thần thánh không thể xâm phạm”; trong thời gian hơn 60 năm, đã dùng đến 4 bộ hiến pháp, bộ thứ 4 là được ban bố sau năm 1982, lại trải qua 4 lần sửa đổi. Đây chính là giống như “pháp chế rườm rà, dù có đưa ra cũng khó tuân theo” mà Đổng Trọng Thư nói đến.

Luật pháp của ĐCSTQ trước nay vốn không phải là lấy lý luận hoặc tín ngưỡng làm trung tâm, mà là lấy lợi ích làm chỗ dựa, do còn lợi ích thì có thể thay đổi bất cứ lúc nào thì tất nhiên cũng sẽ mang đến thay đổi của luật pháp bất cứ lúc nào.

Tiếp đó, nguyên tắc làm ra luật pháp không phải là xuất phát từ “lòng yêu thương”, mà là xuất phát từ “thù hận”; mục đích của luật pháp không phải là để duy hộ chính nghĩa công bằng của xã hội, mà là vì bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị của đảng. Karl Marx không chút e dè mà nói toạc ra rằng “luật pháp là thể hiện ý chí của giai cấp thống trị”, “là sản phẩm của xã hội giai cấp, là công cụ của giai cấp thống trị”.

Nhà văn George Orwell trong tác phẩm “1984” đã miêu tả lại một khung cảnh như vậy, mọi người của quốc gia cộng sản vào 11 giờ trưa hàng ngày cần phải tập trung đứng dậy cử hành nghi thức huấn luyện thù hận kéo dài 2 phút, kêu thét, nguyền rủa, phát tiết nỗi sợ hãi và phẫn nộ trong tâm trước kẻ thù của đảng xuất hiện trên màn hình.

Khung cảnh xem ra hoang đường này, trong hiện thực hơn 60 năm nay thật ra vẫn luôn lấy bộ mặt khác xuất hiện, từ đấu tố trong thời Đại Cách mạng Văn hóa, “đập phá chùa chiền”; đến cuộc đàn áp nhắm vào các học viên Pháp Luân Công – những người tín ngưỡng Chân Thiện Nhẫn; thỉnh thoảng còn có màn biểu diễn chủ nghĩa dân tộc, ví như kích động tình cảm yêu nước, tuyên truyền thù hận đối với Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ quốc và “các thế lực phản Hoa”.

Đối với những kẻ thù này, vốn không có chữ “yêu thương” gì có thể nói cả, bởi vì họ đã thách thức lợi ích của giai cấp thống trị (nếu như chúng ta đối diện với hiện thực, cái gọi là “giai cấp công nhân là lãnh đạo của giai cấp thống trị” được nêu ra trong hiến pháp là không hề tồn tại, ĐCSTQ mới là giai cấp thống trị). Karl Marx nói “luật pháp là thể hiện ý chí của giai cấp thống trị … là công cụ của giai cấp thống trị”, như thế bất cứ lúc nào có thể chế định ra luật pháp để đàn áp và đối phó với những ai mà nó gọi là kẻ thù, trong thể hệ luật pháp của ĐCSTQ chính là điều tất nhiên, cũng là “điều chính đáng”.

Loại thể hệ này đã quyết định bất cứ ai một khi thách thức “ý chí của giai cấp thống trị” (tức là lợi ích của ĐCSTQ), thì tất nhiên sẽ trở thành đối tượng bị trấn áp, dù cho đó là những người công nhân thất nghiệp, quân nhân chuyển nghề, nông dân mất ruộng, hoặc là những luật sự bảo vệ nhân quyền, hoặc là người dân thấp cố bé họng không may mắn giống như Lôi Dương.

Điều khoản luật pháp trên mặt chữ trước nay không có sức mạnh bằng hiện thực. Bởi khi bạn đưa ra điều khoản luật pháp, theo đuổi chính nghĩa được quy định trong điều khoản, điều mà quan tòa và các quan viên của viện kiểm soát nói với bạn là “tinh thần của luật pháp”. Đúng vậy, họ sẽ không dùng những từ vựng mang tính học thuật như vậy, nhưng sẽ dùng những tiếng lóng trần trụi để nói với bạn, “tòa án là đảng cộng sản mở ra”, vậy nên cần phải nghe lời của đảng. Những người này mặc dù là vô ý thức, nhưng những gì mà họ nói xác thực là “tinh thần luật pháp” của quốc gia Đảng Cộng sản.

Bởi vậy, luật pháp như vậy không những thay đi đổi lại, cũng không có tính chất thần thánh gì có thể nói đến. Đây chính là điều “luật pháp cần phải được tôn trọng và ngưỡng mộ, nếu không thì cũng giống như thùng rỗng kêu to” mà giáo sư Berman nói đến.

Thứ ba, loại “tinh thần pháp luật” dựa trên “công cụ của giai cấp thống trị” này của ĐCSTQ đã tạo nên vô số những vụ án oan trong hơn 60 năm, thậm chí gần 100 năm trong quá khứ, cũng đã trở thành những món nợ máu mà người thống trị mang danh hiệu kế thừa “đảng cộng sản” cũng gánh không nổi – hơn 80 triệu đến 100 triệu oan hồn. Nếu như xuất phát từ nhận thức thông thường “giết người đền mạng, thiếu nợ phải hoàn trả” cơ bản nhất này, nếu như ĐCSTQ muốn nghiêm khắc thực hiện pháp trị, trước hết cần phải đối mặt với vấn đề bản thân ĐCSTQ bị truy cứu trách nhiệm luật pháp

Chúng ta có thể nhìn thấy một hiện tượng, nợ máu của ĐCSTQ là chồng chất lên nhau. Hoàn toàn là vì có người muốn truy cứu trách nhiệm của những món nợ máu trước đây, mà trở thành nguy hiểm cho những người thống trị của ĐCSTQ, cũng tự nhiên dựa theo một nguyên tắc “luật pháp là thể hiện ý chí của giai cấp thống trị” này, và họ đã trở thành đối tượng bị đàn áp tiếp theo và thế là ĐCSTQ lại gây nên món nợ máu mới.

Nói một cách khác, để cho ĐCSTQ nói luật pháp, cũng như bảo chính bản thân nó đi tự sát vậy. Tình hình của nó cũng giống như Chu Vĩnh Khang khi vẫn còn làm Bí thư Ban Chính trị Pháp luật, mà bảo Viện Kiểm soát Tối cao triển khai điều tra và kiến nghị Tòa án Tối cao khởi tố Chu.

Tập Cận Bình trước khi xử lý Chu Vĩnh Khang, đã giáng cấp Ủy ban Chính trị Pháp luật, trong quá trình điều tra đã lách qua Ủy ban Chính trị Pháp luật. Nếu như thật sự muốn nghiêm khắc thực hiện pháp trị cũng cần phải tuân theo phương cách tương tự, giáng cấp Đảng Cộng sản, trong quá tình thực hiện pháp chế lách qua Đảng Cộng sản. Ngoài điều này ra, không còn phương án giải quyết nào khác nữa.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới