Chúng ta vì sao phải lựa chọn làm người tốt?
Làm việc tốt, không phải là chỉ để người khác khen ngợi, mà sâu xa hơn là để chính mình ghi nhận. Bởi vì chúng ta còn sống, xét đến cùng là sống cho mình xem, chứ không phải cho người khác xem.
“Cháu tự mình biết là được rồi!”
Sau cơn mưa, cậu bé phát hiện một con ốc sên nhỏ ở bên đường, cậu ngồi xuống nhặt nó lên, nhẹ nhàng đặt vào trong bụi cỏ.
“Đừng có chạy lung tung nhé!”, bà nội gọi cậu.
Cậu bé ngẩng khuôn mặt bầu bĩnh lên, hưng phấn nói: “Cháu đang giải cứu ốc sên. Nó nằm ở giữa đường đi ạ, rất là nguy hiểm, cháu đưa nó về nhà.”
Bà nội cảm thấy khó hiểu: “Ốc sên biết cháu cứu nó sao?”
Cậu bé trả lời: “Nó chắc là không biết”.
Bà nội nói: “Vậy cháu làm chuyện tốt này chẳng phải là không công sao. Ai mà biết cháu cứu ốc sên chứ?”
Cậu bé lập tức nói: “Cháu tự mình biết là được rồi! Cháu cứu một con ốc sên, cháu thấy rất vui!”
Câu nói đơn giản này của đứa trẻ, lại ẩn chứa hàm ý triết học nhân sinh sâu xa: Ta làm việc tốt, không phải vì để cho người khác biết, thậm chí người được giúp cũng không cần biết, tự mình ta biết là được rồi.
Bởi vì làm việc tốt, khiến ta cảm nhận được bản thân mình tồn tại, cũng khiến ta xác thực tin bản thân mình là một người lương thiện, điều này đúng với kỳ vọng của ta, vì thế ta càng cho phép bản thân mình làm việc tốt. Chỉ vì thế thôi là ta tự cảm thấy mình hạnh phúc!
Đây chính là ý nghĩa lớn nhất khi chúng ta làm việc tốt, cũng là ước nguyện nguyên sơ ban đầu của mỗi chúng ta.
Đáng tiếc chính là, đại đa số con người ngày nay thường mang quá nhiều thực dụng và lợi ích bản thân, cũng bởi vậy mà bóp méo hành vi của mình. Chúng ta đi trợ giúp một người khác, đều sẽ kỳ vọng đối phương có thể cảm ơn, cũng mong rằng bản thân được hồi báo – cho dù chỉ là một câu cảm ơn. Hoặc là, chúng ta sẽ hi vọng những người khác biết chuyện này, từ đó mà giành được sự ghi nhận và ca ngợi của họ.
Nếu không đạt được những điều như vậy, nhiều người trong chúng ta tất nhiên sẽ không nguyện ý làm chuyện tốt.
Kỳ thực, “để cho người khác biết ta làm chuyện tốt” dĩ nhiên cũng là có tình có lý, nhưng xa hơn nữa “ta biết mình làm chuyện tốt” mới thực sự là trọng yếu. Bởi vì chúng ta còn sống, xét đến cùng, là sống cho mình xem, mà không phải cho người khác xem. Người khác ca ngợi và đền đáp bản thân mình đến đâu, thì cuối cùng cũng phải chính nội tâm khẳng định chính mình.
Người hạnh phúc nhất, chính là người thật tâm hài lòng với chính bản thân mình.
Nếu không, ví như tất cả thế giới này đều ca tụng bạn, nhưng nội tâm bạn lại cảm giác mình đã làm rất nhiều chuyện xấu chuyện sai, không xứng với lời ca tụng này, thì cũng như cũ – không thể có được hạnh phúc bình an.
Rất nhiều triết học gia đều cho rằng, thế gian này chỉ toàn là những ảo ảnh, trong tâm chúng ta mới thực sự là chân thật nhất. Điều này quả là đạo lý ẩn ý sâu xa.
Lấy trộm 1 xu tiền
Còn có câu chuyện kể rằng, có một người phụ nữ họ Thi, 40 năm trước học tiểu học, bởi vì quá đói nên lấy trộm của một người bạn một xu tiền để đi mua bánh. Người bạn lúc đó phát hiện bị mất tiền, vừa khóc vừa tìm kiếm. Sự việc này đã luôn khắc sâu trong đầu của bà, mãi không thể nào quên.
40 năm sau, bà Thi trải qua rất nhiều cố gắng, cuối cùng đã tìm được người bạn kia. Bà đặc biệt đi tìm người bạn ấy, hơn nữa cầm một vạn đồng, nói: “Bạn nhất định phải lấy, tôi vì năm đó sai lầm, trong lòng luôn luôn như bị tra tấn”.
Kỳ thực người bạn kia sớm đã quên mình từng mất 1 xu tiền, sẽ không hề nhớ nếu không được bà Thi nhắc lại, hơn nữa trên đời này cũng không có ai biết người nào lấy trộm của bà một xu tiền.
Nhưng bà Thi lại không thể nào quên được, hơn nữa luôn luôn vì thế mà lương tâm bất an, cắn rứt tựa như bị tra tấn vậy. Vì thế, bà quyết tâm tìm lại người bạn kia, gửi trả lại một vạn tiền, và xin được tha thứ, có như vậy trong lòng mới cảm thấy được giải thoát và thanh thản.
Rất nhiều người hẳn là cũng có những trải nghiệm tương tự như vậy, với đủ loại nguyên nhân, mắc nợ người khác… Có thể đối phương không biết, những người khác cũng không thể nào biết được, cũng không có ai trách móc bạn, nhưng bản thân bạn lại không thể nào quên, không thể tha thứ cho chính mình.
Người ta thường nói “không thể làm việc trái với lương tâm”, nguyên nhân chính là vì điều này. Lương tâm mệt mỏi cắn rứt, bạn sẽ vì cảm thấy “có lỗi” mà tự trừng phạt chính mình. Mùi vị của loại cảm giác này, so với việc bị người khác khiến trách cũng chẳng kém gì. Cho nên, người phụ nữ tên Thi kia nguyện ý dùng một vạn đồng, để bù lại 1 xu mà mình đã mặc nợ.
Nỗi ám ảnh
Có một số việc sai lầm, người trong cuộc lại không có ý thức hối lỗi như vậy, nhưng nó vẫn sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến thế giới của họ.
Có một lần, tôi và một người bạn là đầu bếp cùng ăn cơm, anh phát hiện trong thức ăn có một vật gì đó màu đen, lập tức cảnh giác tìm ghắp ra. Tuy rằng cuối cùng xác nhận vật đó chỉ là một miếng hành bị cháy, nhưng đĩa thức ăn ấy anh cũng không ăn nữa.
Anh bộc trực nói: “Tôi biết rằng các nhà hàng bây giờ toàn làm dối, rất nhiều đồ ăn bẩn, cho nên bình thường tôi không đi ăn bên ngoài, là bởi cứ bị ám ảnh.”
Bởi vì chính mình làm cơm không vệ sinh, cho nên cứ nghĩ rằng người khác cũng như vậy, vì thế một miếng hành cháy, có thể khiến cho anh ấy mất hết cả hứng thú ăn uống. Kỳ thực, nếu như không có miếng hành kia, anh ấy cũng không thể giống như chúng ta mà ăn uống ngon lành thịnh soạn.
Có nhiều trường hợp khác cũng tương tự như vậy. Hành động của bạn, sẽ ảnh hưởng đến thế giới quan của bạn. Bạn làm chuyện mờ ám, cho dù không có ai biết, bạn cũng sẽ không vì thế mà bị trừng phạt, thậm chí lương tâm bạn cũng không thấy cắn rứt, nhưng bạn sẽ đối với thế giới này mà sinh tâm nghi ngờ, nội tâm an bình của bạn đã gián tiếp bị phá hủy.
Chúng ta sở dĩ là lựa chọn làm việc tốt, không làm chuyện xấu, không chỉ bởi vì làm việc tốt có thể được người khác khen ngợi, làm chuyện xấu bị xã hội trừng phạt, mà trọng yếu hơn là chúng ta làm cái gì, sẽ trực tiếp tác dụng lên người mình.
Phần thưởng lớn nhất cho làm chuyện tốt, chính là tâm hồn vui sướng hạnh phúc. Còn làm chuyện xấu thì trừng phạt nặng nhất, chính là lương tâm cắn rút, nội tâm bất an lo sợ.
Bảo An (Theo Aboluowang)