Chống tham nhũng ở Trung Quốc chỉ là nói suông, mấu chốt nằm ở thể chế

03/01/18, 10:36 Trung Quốc

Trong thời gian 5 năm thực hiện chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” chống tham nhũng, ông Tập Cận Bình đã khiến hàng triệu quan chức các cấp phải ngã ngựa. Tuy nhiên, số lượng các vụ vi phạm ngày càng có xu hướng tăng lên. Có bình luận cho rằng, vấn đề quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tham ô hủ bại là vấn đề thể chế chuyên chế.

Vấn đề quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc tham ô hủ bại là vấn đề thể chế chuyên chế. (Ảnh: Chinafile)

Trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương hôm 2/12 đưa tin cho biết, từ tháng 12/2012 đến cuối tháng 10 năm nay, tức gần 5 năm, cơ quan chức năng đã điều tra xử lý tổng cộng 193.168 vụ vi phạm 8 quy định của Trung ương, xử lý 262.594 người. Trong đó có 24 người là quan chức cấp tỉnh, hơn 2300 người là quan chức cấp sở. Bình quân mỗi ngày điều tra xử lý hơn 140 quan chức.

Số liệu cho thấy, mặc dù chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng liên tục có tiến triển theo chiều sâu, nhưng những vụ vi phạm 8 quy định của Trung ương chỉ tăng mà không giảm: năm 2013 điều tra và xử lý 24.500 vụ, năm 2014 là 53.100 vụ, năm 2015 là 36.900 vụ, năm 2016 là 40.800 vụ, năm 2017 (tính đến cuối tháng 10) là 37.800 vụ. Chính bản thân Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cũng cho biết, trong 5 năm qua số lượng các vụ vi phạm kỷ luật được công bố không hề giảm, chỉ là “lượng tăng có chút giảm”.

Trong thời gian gần 5 năm này, cơ quan chức năng đã điều tra xử lý tổng cộng 16.600 vụ vi phạm chi tiêu công cho ăn uống; 8.353 vụ vi phạm chi tiêu công cho du lịch trong nước; 35.600 vụ vi phạm quy định sử dụng xe công; 26.700 vụ vi phạm quy định về phát tiền trợ cấp hoặc phúc lợi; 21.300 vụ vi phạm quy định về nhận tiền và quà cáp.

Dư luận cho rằng, các hành vi vi phạm quy định như ăn uống, du lịch bằng khoản chi công được Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương công bố chỉ là những trường hợp điển hình được dư luận biết đến.

Năm 2014 có bản tin chỉ ra, các buổi tiệc sử dụng tiền công của quan chức đều được tổ chức ngầm, không những sao chép y nguyên như nơi công khai, nơi ăn uống thậm chí còn xa hoa hơn nhiều. Một vị nhân sĩ nắm rõ tình hình tại Trung Quốc cho biết: “Mặc dù ĐCSTQ đang đẩy mạnh thực thi chính phủ mới tiết kiệm, nhưng việc tiêu xài xa xỉ vẫn tồn tại, chỉ là chuyển đổi thành kín kẽ hơn, không dám tùy tiện tụ tập ăn uống tại những nơi công cộng”.

Những nơi tụ tập riêng thường che giấu rất kỹ, người ngoài nhìn không thèm để ý đến, nhưng bên trong lại trang hoàng xa xỉ, những nơi này cũng không mở cửa đón khách, mà chỉ nhận những hội viên hoặc ai được người quen giới thiệu. Bảo vệ một nơi tụ tập riêng tư cho biết, 3 người trong một bữa ăn hết 500.000 tệ (75.605 USD) là chuyện rất bình thường.

Năm 2015 có bản tin tiết lộ, từ khi chính quyền ông Tập Cận Bình hạn chế quan chức sử dụng các khoản chi tiêu công để ăn uống, vì để tránh nguy hiểm bị điều tra nên rất nhiều quan chức có thói quen ăn uống phung phí đã tự mình nghĩ ra các “chiêu trò”, ví dụ như ông Trương Kiến Luật – Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Y dược thành phố Thiên Tân, bị vạch trần là dùng chai nước suối nhưng bên trong chứa rượu Mao Đài.

Trong vấn đề quan trường Trung Quốc chuyển biến phương thức dùng khoản chi tiêu công để ăn uống có thể thấy khắp nơi. Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2015, nhiều nơi tại Đại Lục đã điều tra xử lý 765 vụ vi phạm quy định về sử dụng chi tiêu công cho ăn uống, ví như vụ “chai nước suối chứa rượu Mao Đài”, “trong bao thuốc lá ‘Hồng Tháp Sơn’ lại chứa loại thuốc lá hiệu Gấu trúc (giá có thể lên đến 107 USD/bao)”, diễn biến thành “hội sở lòng đất“, tiệc che giấu tại nhà, khoản chi tiêu công cho du lịch biến thành chi phí cho “lớp học tập”, “lớp nghiên cứu“, v.v.

Dù cho ông Tập Cận Bình có mạnh tay chống tham nhũng, nhưng theo báo cáo điều tra mới nhất hồi tháng 3/2017 của Tổ chức minh bạch Quốc tế cho thấy, tại Trung Quốc có 73 % người được phỏng vấn cho rằng tình hình tham nhũng của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng.

Trong năm nay, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã đưa ra chuyên trang tố cáo sử dụng chi tiêu công cho ăn uống du lịch, khuyến khích cư dân mạng tố cáo các tác phong không đúng đắn. Nhưng nhà báo Đồ Tường cho rằng, khu vực chuyên để tố cáo này có tác dụng rất hữu hạn, “ông để người dân bình thường giám sát những quan chức này, những quan chức này lại rất ít xuất hiện, không cùng một một mặt bằng, họ bệ vệ ở trên cao thì chúng ta giám sát kiểu gì? Do đó cần mở rộng tự do ngôn luận, tự do báo chí, thì mới có thể giám sát đôn đốc tốt hơn?”

Nhà hoạt động nhân quyền tại Ngũ Lập Quyên tại thành phố Tiềm Giang, tỉnh Hồ Bắc cho biết, muốn họ lên mạng tố cáo tham quan, cơ bản là không thể được. “Khi đăng nhập cần phải để lại danh tính thật và số điện thoại. Chứng minh thư của chúng ta, đi tàu hỏa, thì không mua được vé trên mạng. Thông thường chỉ cần là người đã từng đi khiếu kiện, thì số điện thoại di động, chứng minh thư, ngay cả Weibo cũng không thể đăng ký được, do đó mới nói họ đã kiểm soát hết rồi”.

Giáo sư nghỉ hưu Tôn Văn Quảng ở tỉnh Sơn Đông thì cho rằng đây là “diễn trò”, bởi vì có thể nắm được tội chứng của quan chức cấp cao, thường là những người bên cạnh họ, nhưng lại thiếu tự do báo chí và tư pháp độc lập, thêm nữa là độc đảng chuyên chính, thì tất cả chỉ là nói suông.

Tại sao trong tình hình trung ương lại cật lực “đả hổ” chống tham nhũng, không ngừng gia tăng lực tấn công những người vi phạm 8 quy định của Trung ương, nhưng quan chức các cấp của Trung Quốc lại vẫn “xông lên chịu trận”?

Cha đẻ của hệ phiên âm Pinyin Hán ngữ Chu Hữu Quang khi còn sống từng nói: “Chỉ cần ĐCSTQ không rời xa chủ nghĩa này một ngày, thì tiền đồ của Trung Quốc không cách nào thoát khỏi được sự tối tăm”. Ông nói: “Tham quan đương nhiên cần phải bắt, nhưng bắt được tham quan rồi thì không có nghĩa là chính quyền liền tốt lên, vấn đề ở sự chuyên chế, không phải là ở tham quan. Dưới chế độ chuyên chế, tất nhiên sẽ có tham quan, dưới chế độ dân chủ, tham quan rất ít, bởi vì người dân có quyền được nói, anh làm chuyện xấu thì lần sau tôi không chọn anh nữa, nhưng chuyên chế thì người dân không thể làm thế được”.

Chống tham nhũng ở Trung Quốc chỉ là nói suông, mấu chốt nằm ở thể chế.
Sở dĩ Trung Quốc không thể kiểm soát tình trạng tham nhũng, cũng bởi do mô hình thể chế. (Ảnh: Twitter)

Đảng Cộng sản có phải là lý do tham nhũng tồn tại ở Trung Quốc?

Theo Giáo sư John Lee của Đại học Quốc gia Úc (Australian National University), và là tác giả cuốn Liệu Trung Quốc có sụp đổ (Will China Fail), thì tham nhũng là một phần không thể tách rời khỏi mô hình nhà nước chuyên chế. Và vì vậy, sở dĩ Trung Quốc không thể kiểm soát tình trạng tham nhũng, cũng bởi do mô hình thể chế.

Tại Trung Quốc, Giáo sư Lee đánh giá, nhóm người đầu tiên trong xã hội được hưởng các đặc quyền từ mô hình phát triển kinh tế và nhận được các cơ hội mà điều này mang đến chủ yếu là đảng viên và quan chức nhà nước.

Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, chính quyền Trung Quốc đã nhận diện được mối đe dọa tiềm ẩn từ nhóm trí thức trung lưu. Đó là những kẻ sẽ không còn xem “đảng” là con đường tiến thân duy nhất trong xã hội nữa. Trong bất kỳ xã hội nào đang thực thi mô hình công nghiệp hóa đất nước một cách thần tốc, thì thành phần trí thức thành thị sẽ là lực lượng quyết định số phận của các chính thể chuyên chế, độc tài.

Vì vậy, Giáo sư Lee nhận định, ĐCSTQ chỉ còn cách tạo ra giai cấp tinh hoa ấy từ nội bộ của mình, để củng cố quyền lực cho đảng và giúp chế độ tồn tại.

Mà để giai cấp này cúc cung tận tụy với đảng, thì phải cho họ mặc sức tự tung tự tác trong việc lũng đoạn nền kinh tế để mưu lợi riêng. Thế nên, nếu bây giờ chúng ta bảo rằng ĐCSTQ phải thiết lập ra một cơ chế giải quyết dứt điểm và hữu hiệu tình trạng tham nhũng, thì không khác gì bảo họ phải hủy bỏ toàn bộ chiến lược chính trị nói trên.

Theo Báo cáo Hurun chuyên thống kê về tài sản ở Trung Quốc, trong năm 2015, đã có 203 vị đại biểu Quốc hội và các nhà lập pháp đứng trong danh sách 1.271 người giàu có nhất tại Trung Quốc, với tổng số giá trị ròng là 463,8 tỷ USD. 90% tổng số đảng viên Trung Quốc là những nhà doanh nghiệp và 98% tất cả vị trí lãnh đạo các tập đoàn lớn đều là những người mang thẻ đảng.

Không có gì đáng ngạc nhiên với những con số này, khi chính ĐCSTQ đã và đang dùng lợi ích kinh tế để đổi lại lòng trung thành của đảng viên. Và con số người xếp hàng đăng ký tham gia vào đảng thì lên đến cả trăm triệu. Ngày nay, người ta vào đảng là tìm cơ hội “làm giàu không khó” cho bản thân.

Trong khi đó, theo Giáo sư Lee, từ năm 2013 đến năm 2015, chỉ có khoảng 200.000 đảng viên bị bắt giữ và kết án vì tội tham nhũng tại Trung Quốc, và con số này chỉ gần bằng 0,25% tổng số đảng viên tại đây.

Còn tài liệu từ phía Cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc thì cho biết, chỉ riêng năm 2015, họ đã xử lý 300.000 quan chức. Theo BBC, Trung Quốc công bố họ đã xử lý hơn một triệu quan tham từ năm 2014-2016, nhưng đó cũng chỉ là 1,18% tổng số đảng viên.

Trong một mô hình nhà nước, nơi mà địa vị chính trị – hoặc đơn giản chỉ là các mối quan hệ chính trị chồng chéo – mới là yếu tố quyết định cho sự thăng tiến về mặt vật chất trong xã hội, thì tham nhũng là một phần không thể tách rời.

Giáo sư Lee cho rằng, không thể nào tách tham nhũng ra khỏi cái cơ chế mà nhóm quyền lực có trong tay tất cả đất đai, vốn liếng quốc gia, và ngay cả sức lao động của nhân dân, chỉ để phục vụ cho các mục đích cá nhân. “Đả hổ diệt ruồi” rất có thể là một câu khẩu hiệu êm tai dùng để vỗ về công chúng trong chốc lát, và còn có tác dụng đe dọa hay triệt hạ các kẻ đối lập chính trị.

Trên thực tế, chính quyền Tập Cận Bình không thể nào ra tay “làm sạch” chính cái cơ chế đang bảo vệ cho đảng được. Vì ĐCSTQ chỉ có sức hấp dẫn khi nó còn tiếp tục mang lại các lợi ích về kinh tế cho cùng một đám “hổ” và “ruồi” ấy.

Giáo sư Kiều Tân Sinh công tác tại Viện nghiên cứu liêm chính thuộc Đại học Tài chính – Luật Trung Nam (thành phố Vũ Hán) cho rằng, ĐCSTQ vì để thu được lòng dân, củng cố địa vị chấp chính của mình, nên không thể không triển khai cuộc vận động chống tham nhũng với thanh thế lớn, để khiến những phần tử tham nhũng hủ bại bị người dân căm phẫn cùng cực phải chịu hình phạt trước pháp luật. Dù vậy, công cuộc chống tham nhũng của ĐCSTQ không thể nào giành được thành công và hiệu quả từ căn bản là bởi vì chống tham nhũng hiện nay không thể nào giải quyết được vấn đề sâu xa trong thể chế chính trị của ĐCSTQ được.

Tuệ Tâm (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!