Chính sách một con ở Trung Quốc đã sát hại hơn 400 triệu trẻ em

29/08/15, 15:04 Trung Quốc

Ngày 26/7/2015, ở thành phố Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc, một thai phụ sinh hạ được 4 con gái cùng lúc. 25 năm trước đây, những đứa trẻ này sẽ không được may mắn như vậy, đừng nói là bé gái, ngay đến cả bé trai cũng không được phép ra đời, bởi chính sách một con tồi tệ của nước này.

Chính sách “mỗi gia đình chỉ có 1 con” đã được thực hiện tại Trung Quốc trong hơn 3 thập kỷ qua. Theo đó, chính quyền đã sử dụng các thủ đoạn cưỡng chế nạo phá thai giết chết không biết bao nhiêu đứa trẻ, con số sẽ không bao giờ được chính thức công bố.

Mới đây, ông Dương Quang cư trú tại Đan Mạch thông qua bảng số liệu thống kê từ 3 năm trước từ một người bạn là bác sĩ đa khoa của một bệnh viện chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em nào ở Trung Quốc, chuyên phụ trách thống kê số lượng bào thai bị phá bỏ trên toàn quốc, đã đưa ra 1 con số khủng khiếp: 20 năm thực hiện chính sách 1 con đã giết chết hơn 400 triệu đứa bé.

Ông cho biết: “Bệnh viện chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em có một số phòng “hạn chế sinh đẻ”, những phụ nữ bị cưỡng chế bắt đến đây để tiến hành nạo thai, có những bào thai đã tám, chín tháng, điều này khiến cả người mẹ cũng mất mạng!”

Bệnh viện chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em phụ trách thống kê những con số này, người chịu trách nhiệm chính cũng là bác sĩ trưởng khoa, cô ấy nói: Những đứa trẻ bị phá bỏ trên toàn quốc, ít nhất là hơn 400 triệu. Con số này không phải là kết quả thống kê của năm nay mà tận từ 3 năm trước. Trong 10 năm, 20 năm trở lại đây, chính quyền ĐCSTQ đã ép buộc phụ nữ phá thai, chưa tính đến số lượng bà mẹ thiệt mạng, mà chỉ mới tính đến những đứa bé bị phá bỏ thì con số đã vượt quá 400 triệu”.

Hơn nữa cuống rốn của những đứa bé bị phá bỏ này còn được chế thành thực phẩm bổ dưỡng cao cấp, được bán với giá cao hoặc cung cấp cho giới quan chức cấp cao sử dụng.

Ông nói thêm: “Bà ấy chia sẻ, những đứa trẻ mà họ phá bỏ được thu lại, chế biến thành món gọi là ‘cuống rốn bổ dưỡng’, thứ dùng để ‘chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em’, chuyên môn cung cấp cho các cán bộ cao cấp và bán với giá cao. Nhất là những thứ như ‘dịch tiêm cuống rốn’, hoặc ‘thuốc viên chăm sóc sức khỏe trẻ em'”.

Theo chính sách 1 con của Trung Quốc, các gia đình sống ở thành phố chỉ được phép sinh một con. Gia đình ở nông thôn được phép sinh hai con nếu con đầu là nữ. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền rất nặng. Mức phạt được chính quyền các địa phương tự định ra tính theo thu nhập của gia đình vi phạm và nhiều yếu tố khác.

Theo báo Telegraph hồi Tháng 1/2012, một cặp vợ chồng giàu có ở thành phố Thụy An (tỉnh Chiết Giang) đã phải nộp phạt tới 1,3 triệu NDT (hơn 200.000 USD) do sinh con thứ hai. “Phí gánh nặng xã hội” này lại đã trở thành nguồn lợi nhuận khổng lồ của chính quyền các địa phương.

Theo báo cáo của phương tiện truyền thông vào ngày 10/7, ông Dương Văn Trang, Giám đốc Sở Chỉ đạo Kế Hoạch hóa Gia đình đã trả lời phỏng vấn của giới truyền thông về vấn đề nới lỏng việc sinh con thứ hai, theo đó chính phủ sẽ điều chỉnh chính sách sinh đẻ để dân số phát triển cân bằng.

Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 1979 về trước, ở các khu vực đô thị và nông thôn trong cả nước, vì để thực hiện chính sách một con, thì phụ nữ tại một số vùng thậm chí còn bị ép buộc đeo vòng tránh thai, cưỡng chế cam kết, bắt ép phá thai, giết trẻ sơ sinh, v.v…. thủ đoạn vô cùng tàn nhẫn.

Mao Hoằng Phụng, một người ủng hộ nhân quyền ở Thượng Hải, từng bị bắt ép phá thai, đã kể về tình cảnh của mình, khi ấy bà mang thai song sinh bảy tháng rưỡi nhưng chính quyền không buông tha mà đã cưỡng ép buộc bà phải phá thai .

Bà nói: “Họ kiên quyết bắt trói tôi lại để phá thai, khi đó tôi chảy cả một vũng máu lớn, đứa bé này sau khi ra khỏi bụng mẹ rồi vẫn còn khóc, tận mắt chứng kiến họ đem đứa bé dìm vào trong thùng nước, tôi tận mắt chứng kiến họ đem con tôi dìm vào trong thùng nước, đau đớn vô cùng!

Đứa con đã hơn bảy tháng rưỡi rồi, một đứa bé còn sống rành rành ở đó, bị dìm xuống thì sẽ động đậy chứ, tôi nhìn thấy tên bác sĩ kia, ôm con tôi lên rồi lại dìm xuống dưới, cứ như vậy! Chế độ không thay đổi, những người bị hại không sao đếm hết. Có những người đã vạch trần tội ác, nhưng có nhiều người không đứng ra vạch trần. Nhiều gia đinh, cả người lớn trẻ nhỏ đều bị hại chết, nhiều vô số kể! Thảm đến mức không dám nhìn“.

Tình cảnh này là điều thường thấy vào những thập niên thực hiện chính sách 1 con của chính quyền Trung Quốc.

Lịch sử dựng lập chính quyền trong suốt 66 năm của ĐCSTQ là lịch sử được viết bằng máu và dối trá, những câu chuyện đằng sau đó cực kỳ bi thảm nhưng lại rất ít người biết được, bởi truyền thông đã bị chính quyền khống chế, người dân bị lừa phỉnh.

Theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!