Chính sách đồng hóa dân tộc thiểu số của Trung Quốc
Gần đây, chính phủ Trung Quốc vừa ban hành một chính sách mới tại Tân Cương. Bắc Kinh sẽ thưởng tiền mặt và nhiều lợi ích tài chính khác cho những cuộc hôn nhân giữa người Hán và người dân tộc thiểu số tại quốc gia này.
Các quan chức địa phương của chính quyền Trung Quốc (CCP) tại khu tự trị Tân Cương dường như đang học tập cách hành xử trong bộ phim Star Trek (Cuộc du hành giữa các vì sao).
Loạt phim khoa học viễn tưởng Star Trek có một chủng tộc gọi là Borg. Họ là những sinh vật có khả năng đồng hóa tất cả những ai mà họ bắt gặp. Borg có một khẩu hiệu khá nổi tiếng: “Chúng tôi là Borg đây! Hãy hạ khiên xuống và giao nộp tàu ngay! Chúng tôi sẽ biến đặc điểm sinh học và công nghệ của các ngươi thành của chúng tôi. Văn hóa của các ngươi cũng sẽ phải thích nghi để phục vụ chúng tôi. Kháng cự là vô ích!”.
Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra mệnh lệnh tương tự với những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (cộng đồng người nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) sinh sống chủ yếu ở vùng phía Tây khu tự trị Tân Cương. Cụ thể là Bắc Kinh cấm họ mặc trang phục dân tộc, cấm nam giới để râu, cấm phụ nữ choàng khăn, cấm tập tục không ăn thịt lợn. Những cán bộ địa phương thậm chí còn dùng đến những hình cổ động hoạt hình nhằm ngăn người dân ăn chay trong tháng Ramadan, tháng ăn chay của cộng đồng người theo đạo Hồi.
Và bây giờ lại có một quy định mới nữa xuất hiện: ban thưởng tiền cho các cuộc hôn nhân giữa các nhóm dân tộc khác nhau.
Phó Bí thư Đảng tại Huyện Cherche là Yasen Nasi’er đã đề xuất ưu đãi dành cho các cặp đôi giữa người Hán và người dân tộc thiểu số. Những đôi vợ chồng mới cưới này sẽ nhận được nhiều hỗ trợ tài chính, trong đó có việc ban thưởng tiền mặt, trợ cấp nhà ở và y tế, và lợi ích dành cho con cái của họ sau này.
Huyện Cherchen bắt đầu cuộc thử nghiệm vào cuối tháng Tám vừa qua. Yasen Nasi’er, một quan chức của Đảng, phát biểu rằng chính sách này là một “nghĩa cử cao đẹp nhằm hướng đến sự hợp nhất và hội nhập giữa các cộng đồng dân tộc thiểu số” – theo tin từ Tianshan Net, một kênh thông tin của nhà nước tại Tân Cương.
Người Hán chiếm phần lớn tại Trung Quốc và đa số Đảng viên đều là người Hán. Còn các dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống dọc các vùng biên giới, trong đó có khu vực Tây Tạng và Tân Cương. Mối quan hệ giữa người Hán với các dân tộc thiếu số thường là phân biệt đối xử, định kiến và đàn áp.
Chính sách mới của chính phủ hứa hẹn sẽ trao thưởng 10.000 nhân dân tệ (tương đương với 1.626 Đô la Mỹ) hàng năm cho những cặp vợ chồng mới kết hôn, với điều kiện một trong hai người phải là người Hán, và người còn lại phải xuất thân từ một trong số 55 dân tộc thiểu số tại Trung Quốc.
Nếu họ có thể tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân, họ sẽ được thưởng tiền hàng năm trong vòng 5 năm tiếp theo. Và sau ba năm đầu tiên, họ sẽ được hưởng lợi ích trợ cấp y tế và nhà ở.
Con cái của những gia đình này cũng được hưởng lợi. Nhà nước hứa hẹn sẽ giáo dục miễn phí cho trẻ em từ cấp mẫu giáo cho đến trung học. Trong khi đó, những em theo học tại các trường trung cấp nghề sẽ được nhận 500 Đô la mỗi năm học. Sinh viên đại học cũng được trợ cấp 800 Đô la hàng năm.
Theo số liệu của chính phủ, Huyện Cherchen có khoảng 100.000 người, trong đó 72% là người Duy Ngô Nhĩ, còn lại chủ yếu là người Hán.
Mối quan hệ giữa người Duy Ngô Nhĩ và chính quyền Bắc Kinh – mà trong đó hầu hết là người Hán – đã trở nên ngày càng căng thẳng hơn trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do các cuộc đàn áp liên tiếp của nhà nước đối với việc thờ tự của người Hồi giáo. Thêm vào đó, sự kháng cự dữ dội của một số người Duy Ngô Nhĩ đã bị chế độ quy kết là những kẻ khủng bố.
Các vụ tấn công bạo lực cũng xảy ra tại Tân Cương và một số nơi khác. Chính quyền đổ lỗi cho các phần tử dân tộc cực đoan từ Tân Cương.
Chính quyền mô tả cuộc tấn công này do một chiếc xe jeep đâm thẳng vào hàng rào, rồi bùng cháy gần Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh. Kết quả, hai khách du lịch thiệt mạng, ba hành khách là tài xế cùng vợ và mẹ anh ta.
Kết quả trái ngược
Cũng như nhiều chính sách thiếu suy xét được nhà nước ban hành, chính sách hôn nhân nhằm đồng hóa sắc tộc này đã vấp phải nhiều phán ứng từ dân chúng.
“Phương pháp này thực sự cần phải được xem xét lại. Hội nhập quốc gia là một quá trình dần dần, một quy trình tự nhiên trong nhiều thế kỷ . Cố tình can thiệp sẽ giống với việc “đồng hóa” [hơn là hội nhập]. Tình yêu và hôn nhân không nên bị lợi dụng theo cách này! Đó là một ý kiến ngu xuẩn!”, trích lời nhận xét của một người dùng internet với tên gọi “NY-CMP”.
Một cư dân mạng khác tên là “Jin Ai” đã viết: “Thay vì dùng tiền để khuyến khích hôn nhân khác tộc, chính phủ nên đặt nhiều nỗ lực vào việc phát triển giáo dục cũng như y tế địa phương để mọi trẻ em đều được giáo dục và vào đại học”.
Nhiều người khác cho rằng có thể kết quả kế hoạch này sẽ hoàn toàn trái ngược. Một người với bí danh “Tuojiangde Baicai” đã sống ở Tân Cương hơn 30 năm qua cho biết, trong tất cả những cuộc hôn nhân đa dân tộc mà Baicai từng chứng kiến, thông thường người hôn phối (người Hán) cuối cùng sẽ chuyển theo tôn giáo của người dân tộc thiểu số.
Theo Đại Kỷ Nguyên