Chênh lệch giàu nghèo – Quả bom nổ chậm giữa lòng xã hội Trung Quốc

09/06/15, 10:45 Kinh tế

Trung Quốc thường tự tin là nền kinh tế thứ hai trên thế giới và sẽ vượt mặt Hoa Kỳ trong tương lai. Trong khi đó, nhân tài nước này vẫn đang xếp hàng mua vé “một chiều” qua Mỹ, còn những chỉ số phát triển kinh tế vẫn không tương ứng với đời sống cực khổ của người dân lao động và mức lương công nhân “bèo bọt” tại quốc gia đông dân này.

Một người ăn xin ngồi trước bản hiệu tuyên truyền của chính phủ tại ga đường sắt Bắc Kinh vào ngày 02 tháng 03 năm 2014 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Các nền kinh tế phát triển dựa tầng lớp trung lưu rộng lớn – đó chính xác là điều không đạt được ở Trung Quốc. (Lintao Zhang/Getty Images)

Bước vào thế kỷ 20, Trung Quốc vẫn là một đế chế bị phần rất nhỏ thuộc tầng lớp chủ lưu nắm quyền kiểm soát áp đảo về của cải và quyền lực, trong khi nông dân chiếm số đông vẫn ở ngưỡng của mức đủ sống. Gần đây, theo quan sát của học giả Trung Quốc Zi Zhongyun: “Đã 100 năm trôi qua và không có một sự cải thiện nào, ở đỉnh vẫn là Từ Hi, và ở đáy vẫn là Nghĩa Hòa Đoàn“. Ông đang ám chỉ đến Từ Hi Thái Hậu, người trị vì triều đại nhà Thanh, và Nghĩa Hòa Đoàn dùng để chỉ hàng triệu người Trung Quốc bị tước quyền công dân từng cố gắng tạo một cuộc cách mạng.

Nhận định này khá hợp lý: Mặc dù khi thành lập, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã gieo vào lòng dân rất nhiều hy vọng, nhưng kết cấu xã hội ở Trung Quốc chẳng hề thay đổi, và thế lực nắm quyền vẫn kiểm soát phần lớn của cải, trong khi tầng lớp trung lưu chỉ nắm trong tay lượng tài sản ít ỏi.

Sự chuyển biến xã hội gồm sự chuyển đổi về chính trị, kinh tế, giai tầng xã hội, đi cùng với những thay đổi trong mô hình tiêu thụ, sản xuất, lối ứng xử văn hóa, các giá trị và nhiều thứ khác. Nền kinh tế phát triển lấy tầng lớp trung lưu làm nòng cốt chính xác là điều mà Trung Quốc không đạt được.

Khi bắt đầu cải cách và mở cửa, Đặng Tiểu Bình đã hứa hẹn với người dân về một xã hội phồn thịnh. Từ 10 năm trước cho đến thế kỷ này, mục tiêu của chế độ là xây dựng một xã hội phồn thịnh đặt tầng lớp trung lưu ở trung tâm. Nhiều dự án quốc gia được tăng cường vốn với quan điểm đó. Tuy nhiên, tất cả những đề xuất này đã dần dần biến mất khỏi chiến dịch tuyên truyền chính thức trong chưa tới thập kỷ.

Theo một báo cáo năm 2013 của Ngân hàng Thế giới, khoảng 300 triệu người Trung Quốc có mức thu nhập hằng ngày là 1 USD hoặc ít hơn. Nếu tính thêm 303 triệu người ở tầng lớp đáy xã hội, theo ước tính của Ngân hàng phát triển châu Á, thì số người nghèo Trung Quốc chiếm gần một nửa dân số (trong đó bao gồm 200 triệu người thất nghiệp, theo Cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo). Tình hình cũng đang ngày càng tệ hơn. Cùng với sự rút lui của các công ty nước ngoài và một cuộc suy thoái sâu hơn của nền kinh tế thực, khoảng 124 triệu người khác có thể sẽ bị mất việc, điều này khiến số người nghèo và “tầng lớp thu nhập dưới mức trung bình” vượt trên 60% dân số.

Lý do rất đơn giản, đó là một sự thất bại hoàn toàn trong phân phối công bằng các lợi ích tăng trưởng kinh tế vượt bậc của Trung Quốc. Điều này liên quan chặt chẽ đến những câu hỏi dành cho hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý và phương thức chia sẻ chi phí và lợi nhuận xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, phân phối thu nhập phân chia cho công nhân, người sử dụng lao động, Đảng và nhà nước.

Hai vấn đề trọng yếu của Trung Quốc

Thứ nhất, phần lớn lợi ích của người lao động đã suy giảm. Điều này đã được biết đến trong nhiều năm qua. Zhang Jiangua, một quan chức của Tổng Công hội Nhà nước Trung Quốc (ACFTU), đã nói rằng mức chi trả cho người lao động Trung Quốc đã giảm kể từ khi đạt đến đỉnh cao là 56.5% GDP vào năm 1983. Con số này là 36,7% GDP trong năm 2005, giảm gần 20% sau hai thập kỷ. Bộ Tài chính chưa đồng tình với dữ liệu này, và theo Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, tính từ năm 2003, con số này là gần 50% trong năm 2004 và 45% trong năm 2011 (so sánh với Hoa Kỳ thì tỉ lệ này là 58.6% trong thập kỷ vừa qua). Tỉ lệ này là chỉ số đánh giá trực tiếp mức sung túc tương đối của công nhân.

Thứ hai, tỷ suất nhuận trên vốn đã vượt quá mức mong đợi. Trong một cuộc phỏng vấn, Zhang Jiangua cho biết, lợi nhuận trên vốn vào 1978 – 2005 đã được khoảng 20%. (Mặc dù không có bộ dữ liệu hoàn chỉnh cho những con số này, hãy xem nó như ví dụ về một phần của GDP). Trung tâm nghiên cứu kinh tế Trung Quốc của Đại học Bắc Kinh cho biết từ năm 1998 đến năm 2005, lợi nhuận trên vốn tăng từ 6,8% đến 17,8%.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu tin rằng nguyên nhân là do chi tiêu chính phủ đang được triển khai để tăng cường lợi nhuận trên vốn, theo đó việc cấp vốn ban đầu chủ yếu do chính phủ và bè phái tư bản quyết định, điều này cho phép khoản lợi nhuận khổng lồ đổ dồn về thế lực nắm quyền, trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp vừa và nhỏ bị chèn ép.

Mọi người dân Trung Quốc điều hiểu rõ việc này bởi nó thể hiện qua số lượng quan chức tham nhũng gia tăng hằng năm, nạn hối lộ tràn lan, theo đó các dự án, chương trình khuyến mãi và chứng khoán được các công ty sử dụng để mua chuộc quan chức. Những quan chức này sau đó sẽ tận dụng quyền lực chính trị của mình để bảo vệ lợi nhuận cao ngất của doanh nghiệp đưa tiền cho họ. Ngược lại, các doanh nghiệp tuân thủ luật pháp thông thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, điều này làm giảm tính năng động của toàn bộ xã hội, và tiếp tục làm chênh lệnh mức phân phối của cải.

Số liệu từ “Báo cáo sinh kế của người dân Trung Quốc năm 2014” do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội của Đại học Bắc Kinh tiết lộ, vào năm 2012, hệ số Gini, thước đo của sự phân phối của cải, cho mạng lưới tài sản của các hộ gia đình ở Trung Quốc là 0.73. Điều này có nghĩa là 1 phần trăm các hộ gia đình thượng lưu kiểm soát hơn một phần ba của cải toàn dân, trong khi 25% tầng lớp thấp chỉ kiểm soát 1% số của cải này.

Rõ ràng, tầng lớp trung lưu đã bị chèn ép. Hai điều kiện cần thiết để thay đổi điều này là tạo ra công ăn việc làm có khả năng thăng tiến, và tăng mức lương chi trả cho người lao động. Cả hai điều này đều không diễn ra tại Trung Quốc. Thay vào đó, con đường sự nghiệp đầy hứa hẹn đang ngày càng khan hiếm và khó tiếp cận, và chỉ thế lực nắm quyền là được chọn, thế lực của con ông cháu cha. Sự thiếu năng động này chắc chắn sẽ làm suy giảm giá trị của tầng lớp thượng lưu, tạo ra nhiều bất công hơn trong xã hội.

Những căng thẳng đã bùng nổ trong công chúng gần đây là “Sự kiện Xu Chune”, khi một cảnh sát bắn chết một người đàn ông trong một nhà ga xe lửa ở thị trấn phía Đông Bắc của huyện Khánh An. Trước khi sự thật trong vụ việc được làm rõ, đông đảo quần chúng đứng về phía Xu. Điều này cho thấy sự giận dữ của những người bị mất quyền dân sự ở Trung Quốc, và thậm chí nghiêm trọng hơn là khoảng cách tầng lớp đang là tâm điểm của xã hội.

Bài viết thể hiện quan điểm của Hà Thanh Liên, bà là một học giả kinh tế xuất chúng ở Trung Quốc, hiện sống tại Hoa Kỳ. Bà là tác giả của cuốn “Cạm bẫy Trung Quốc”, đề cập đến vấn đề tham nhũng trong cải cách kinh tế Trung Quốc trong những năm 1990, và “Sương mù kiểm duyệt: Truyền thông tại Trung Quốc”, đề cập đến cơ chế thao túng và hạn chế báo chí. Bà thường xuyên viết về các vấn đề kinh tế và xã hội Trung quốc đương đại.

Thanh Phong – dịch từ The Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng