Câu chuyện luân hồi: Nhà sư chuyển sinh thành người viết ca kịch nổi tiếng thời Minh

08/09/20, 17:47 Luân Hồi

Vương Tế hay còn gọi là Vương Vũ Thuyền, là một nhà viết ca kịch Côn khúc thời nhà Minh. Ông đã từng là một thẩm phán địa phương ở huyện Hoành, tỉnh Quảng Tây. Tuy nhiên, điều đặc biệt là từng câu chuyện về tiền kiếp của ông được lưu truyền, khiến không ít người tò mò về sự thần bí của nó. Câu chuyện ấy được kể như sau.

Nhà sư chuyển sinh thành người viết ca kịch nổi tiếng thời Minh. (Ảnh: Shutter stock)

Xưa có một phú ông tên Vương Anh, mặc dù giàu có nhưng bản tính lại keo kiệt. Cạnh nhà ông có một cây cầu bắt ngang qua con sông để đến khu chợ, tuy nhiên do cây cầu đã hỏng nên không ai sử dụng được. Điều này khiến người dân đi lại rất bất tiện. 

Một ngày nọ, có vị sư già đến trước cửa nhà Vương Anh, xin được ông giúp đỡ góp tiền sửa cầu. Nhưng Vương Anh tính tình vốn keo kiệt nên dĩ nhiên là không muốn cho tiền, sau đó còn giận dữ quát mắng vị sư và muốn đuổi ông đi. 

Nhà sư mặc dù bị mắng, vẫn tha thiết xin được Vương Anh giúp đỡ. 

Khi đó, Vương Anh có nói với ông: “Thầy có thể ra chợ để gây quỹ dưới danh nghĩa của tôi!”. Tuy nhiên, nhà sư vẫn nhất quyết yêu cầu Vương Anh cần dốc lòng hoàn thành việc thiện này.

Chính sự chân thành của nhà sư đã cảm hóa được Vương Anh, nên ông đã đồng ý góp một trăm lượng bạc để tu trang lại cây cầu. Đồng thời, ông xây dựng một ngôi nhà phong cách sảnh đường bên cạnh đó để cho vị nhà sư ở. 

Nhận thấy vị nhà sư tuy cuộc sống khó khăn, nhưng luôn nghiêm chỉnh giới luật nên dần dà Vương Anh đem lòng ngưỡng mộ vô cùng. Cả hai sau đó đã trở thành đồng hữu của nhau.

Mười năm sau, vợ của Vương Anh mang thai. Vào đêm trước khi sinh, Vương Anh mơ thấy vị nhà sư bước đi loạng choạng tiến vào phòng tắm vợ mình, điều này khiến ông cảm thấy rất tức giận. 

Khi tỉnh dậy, Vương Anh bỗng nghe thấy đầu đó có tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh mới chào đời. Sau đó một người hầu hối hả đến báo với ông rằng, vợ ông đã sinh hạ được một bé trai, khiến cả nhà vô cùng vui sướng. 

Sáng sớm hôm sau, một người hầu khác lại đến báo rằng, vị nhà sư đã qua đời khi đang ngồi thiền. 

Vương Anh nghe xong cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, ông nhận ra rằng đứa con trai của mình chính là hóa thân của vị nhà sư. Đồng thời, Vương Anh cũng chợt nhận ra một điều, hóa ra mình có con nối dõi cũng vì nghe theo lời khuyên của nhà sư, chẳng hạn như làm việc thiện, xây cầu và giúp đỡ người khác. 

Vương Anh cảm thấy vô cùng biết ơn vị nhà sư nên đã đặt tên cho con trai mình là Vương Tế nhằm thể hiện sự tôn vinh ông. 

Vương Tế khi lớn lên trở thành một người vô cùng nhân từ, trong suốt cuộc đời ông thường hay giúp đỡ người khác, làm nhiều việc thiện. Chùa Bailian, được xây dựng vào giai đoạn Bắc Tống và bị phá hủy vào cuối thời nhà Nguyên, cũng đã được ông tái xây dựng lại. 

Ngày nay, người dân ở thị trấn Ô Trấn vẫn luôn truyền miệng câu: “Một ngôi đền Đạo giáo, hai ngôi chùa, chín ngôi đền và mười ba tu viện”, nhằm tôn vinh nhà từ thiện Vương Tế. Và chùa Bailian cũng chính là một trong hai ngôi chùa được đề cập đến trong câu nói trên.

Chưa kể, ông còn được nhiều người biết đến với vai trò là một nhà viết ca kịch Côn Khúc tài giỏi. Vở diễn ‘Những chiếc nhẫn lồng’ của ông, là dựa trên câu chuyện về Điêu Thuyền trong Tam quốc diễn nghĩa, đến nay vẫn là một tiết mục nổi tiếng của ca kịch Côn khúc. 

Vương Tế đã có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của ca kịch Côn khúc và được gọi là “ông tổ và bậc thầy của Côn khúc Trung Quốc” vì những đóng góp vô kể giúp loại hình nghệ thuật này phát triển. 

Được biết, ca kịch Côn khúc là một trong những loại hình cổ nhất của nghệ thuật Ca kịch Trung Quốc. Côn khúc được phát triển từ giai điệu địa phương của thành phố Côn Sơn, sau đó đã trở thành một loại hình nghệ thuật phổ biến tại các nhà hát kịch Trung Quốc từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. 

Việt Anh (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc