Câu chuyện cổ tích “Của Thiên trả Địa” và tư tưởng của giai cấp vô sản

04/07/22, 13:08 Đọc & Suy ngẫm

“Của Thiên trả Địa” vốn là một thành ngữ rất quen thuộc trong kho tàng văn hóa dân gian, và cũng là tên của một câu chuyện cổ tích không xa lạ gì với người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Nhưng dường như, người thời nay thường chỉ học theo tư tưởng phụ diện trong câu chuyện trên… 

Trời và Đất là cội nguồn sáng tạo ra sinh mệnh, nuôi dưỡng và bao dung tất cả sinh mệnh, gồm cả con người. (Ảnh qua NTD)

Trong quan niệm của cổ nhân, Thiên Địa (Trời và Đất) là cội nguồn tạo ra sinh mệnh, nuôi dưỡng và bao dung tất cả sinh mệnh, gồm cả con người trong đó. Con người sinh sống giữa Trời và Đất, khi đạt được của cải vật chất thì thường ngạo mạn đắc ý, mà quên mất rằng những của cải ấy cũng thuộc về Tự Nhiên, là Trời Đất ban cho, nếu không có Trời Đất bảo hộ thì con người không có gì cả, cũng không thể sinh tồn.

Thành ngữ “của Thiên trả Địa” có một tầng ý nghĩa nói rằng vạn sự vạn vật trên đời đều thuộc về hóa công, không có gì thật sự thuộc về con người cả. Dù con người hôm nay sở hữu nó thì ngày mai cũng chưa biết nó sẽ thuộc về ai? Dù con người sở hữu nó cả đời thì khi qua đời cũng không thể mang nó theo. Từ đó khuyên nhủ người ta không nên quá chấp trước vào lợi ích, được mất thế gian mà phiền lụy, cũng không nên kiêu căng hống hách khi mình sở hữu được vật chất của cải nhiều hơn người khác, hãy giữ cho mình một tâm hồn an nhiên tự tại, sống lương thiện, tôn kính và biết ơn Thiên Địa.

Về sau có người mang thành ngữ “của Thiên trả Địa” làm tựa đề cho một câu chuyện dân gian, từ đó hễ nhắc đến thành ngữ này là người ta lập tức liên tưởng đến câu chuyện kia. Nhưng vô tình điều này đã khiến nội hàm sâu sắc của thành ngữ trên bị hạn chế rất nhiều, thậm chí đã sai lệch đi.

Câu chuyện “Của Thiên trả Địa”

Thuở xưa có hai người bạn thân tên là Thiên và Địa, đều mồ côi cha mẹ và rất nghèo khổ, nhưng Địa thì ngờ nghệch chậm chạp, còn Thiên thì rất thông minh sáng dạ, học gì biết nấy. Địa bèn nói với Thiên sẽ cố gắng làm lụng để có tiền lo cho Thiên ăn học, còn Thiên chỉ cần học hành chăm chỉ để kiếm công danh là được, chỉ mong sau này Thiên thành tài rồi thì đừng quên mình. Thiên đồng ý ngay.

Sau 10 năm Địa tận lực cày bừa để có tiền cho Thiên lo việc đèn sách, Thiên quả nhiên đỗ đạt công danh, được làm quan lớn. Địa nghe tin rất mừng, liền đến tìm Thiên, nhưng Thiên không muốn nhận lại người bạn nghèo ngày xưa nữa, bèn cho người đuổi Địa đi. Địa vô cùng tủi thân, chỉ biết ra bờ sông mà khóc.

Trời thương Địa là người thành thật mà phải chịu nhiều đau khổ, nên phái một nàng Tiên xuống làm vợ của Địa, biến hóa ra nhà cao cửa rộng, cung địa nguy nga, người hầu kẻ hạ cho Địa làm chủ. Từ đó Địa được hưởng một cuộc sống giàu có sung túc.

Minh họa truyện cổ tích “Của Thiên trả Địa”. (Ảnh qua thegioicotich.vn)

Một hôm Địa trải chiếu hoa mời Thiên tới nhà mình ăn giỗ, Thiên thấy Địa đột nhiên trở nên vinh hiển, lại có vợ là Tiên Nữ vô cùng xinh đẹp, thì đâm ra ganh ghét. Trong lúc hai người uống rượu trò chuyện, Thiên tỏ ý muốn đem chức quan và dinh thự của mình ra đổi với nhà cao vợ đẹp của Địa. Nàng Tiên Nữ ở bên cạnh giục Địa đồng ý, Địa đành phải nghe theo. Tiên Nữ lại bắt Thiên làm tờ giao ước rõ ràng để sau này không chối cãi, Thiên vì yêu thích vẻ đẹp của Tiên Nữ nên vui vẻ làm ngay.

Sau khi hai người hoán đổi vị trí cho nhau xong, Địa trở thành quan lớn, được lính hầu đưa trở về dinh phủ của Thiên. Còn Thiên ở lại nhà của Địa uống rượu đến say mèm mới lăn ra ngủ. Nào ngờ khi tỉnh dậy, nhà cao cửa rộng, người hầu kẻ hạ, cho đến Tiên Nữ xinh đẹp đều biến mất, Thiên chỉ còn lại bộ quần áo xơ xác và cái chòi nhỏ bên bờ sông.

Từ đó, Thiên trở thành người chèo đò nghèo khổ chở khách qua sông để nuôi thân, còn Địa nghiễm nhiên được làm quan lớn, chung sống trọn đời với người vợ xinh đẹp của mình.

Tư tưởng của giai cấp vô sản

Câu chuyện trên có một bài học chính diện, đó là khuyên người ta sống ở đời nên có thủy có chung, khi được vinh hoa phú quý chớ nên quên người đã từng cùng mình đồng cam cộng khổ, nếu bất nhân bất nghĩa thì ắt bị Trời phạt, tới cuối cùng những gì mình có cũng sẽ bị lấy đi hết, tay trắng vẫn hoàn trắng tay. 

Tuy nhiên, có chính diện thì cũng có phụ diện, câu chuyện trên đã khiến thành ngữ “của Thiên trả Địa” không còn giữ được ý nghĩa ban đầu. Nguyên gốc là nói về việc những thứ trên thế gian đều là Trời Đất ban tặng cho con người, cuối cùng lại về với Trời Đất, con người một đời gian khổ tranh đấu vì nó chỉ hoài công mà thôi. Nhưng nay nội hàm của thành ngữ lại bị hạn cuộc vào câu chuyện lấy của cải và địa vị của một người tên “Thiên” đưa trả cho một người tên “Địa”, mất hẳn hàm nghĩa sâu sắc vốn có.

Ngoài ra câu chuyện này dẫn tới hai loại suy nghĩ cực đoan, rất gần với tư tưởng tiêu cực của giai cấp vô sản mà đến nay đã không còn hợp thời. 

Thứ nhất, đành rằng Thiên là kẻ vong ơn, dẫu bị Trời phạt tước đi chức quan cũng không có gì để oán trách. Nhưng mà còn Địa, mặc dù trung hậu thật thà, nhưng chỉ là người nông dân chân đất, không hiểu lễ nghi phép tắc, không có học vấn, đầu óc chậm chạp, kinh nghiệm cũng không có, nếu để Địa làm quan thế vào vị trí của Thiên thì sẽ ra sao? 

Ít nhất Thiên cũng còn có tài quản lý đất nước, điều này đã được chứng thực qua các hội thi của triều đình, vì vậy nên nhà vua mới phong chức quan cho Thiên. Còn Địa chỉ là chàng trai khù khờ quen việc cày sâu cuốc bẩm, chân lấm tay bùn, giờ đây cướp chức quan của Thiên đưa cho Địa, đến khi trong vùng có hỗn loạn, người dân xảy ra vấn đề này khác, Địa làm sao có năng lực giải quyết?

Trong thời “cải cách ruộng đất” ở các nước cộng sản, nhiều người cũng mang theo cách nghĩ cực đoan như vậy: Gán cho người giàu và địa chủ là ác nhân, sau đó đánh đổ và đấu tố họ, rồi đưa những người nông dân không có kiến thức và kinh nghiệm lên làm quản lý, kết cục dẫn đến loạn lạc đất nước, cả kinh tế, giáo dục, chất lượng cuộc sống đều tụt dốc thảm hại, thậm chí trở thành trò cười của bạn bè quốc tế. 

Lật đổ và đấu tố địa chủ thời Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc đã trở thành một trong những hồi ức đau thương nhất của đất nước này. (Ảnh qua Trithucvn.org)

Đây chính là do những người nông dân kia, cũng giống như Địa, hoàn toàn không có khả năng lãnh đạo và điều hành đất nước. Đem chức quan của “Thiên” trả cho “Địa” được xem là công bằng với người nghèo, nhưng thực tế chính là bất công với cả đất nước.

Thứ hai, dù cho Thiên không phải là người tốt, nhưng vợ của Địa với thân phận là Tiên Nữ, sao có thể công nhiên lừa gạt và chơi khăm một người phàm như vậy? Cô ấy dùng sắc đẹp mê hoặc Thiên, buộc Thiên phải ký giao ước hoán đổi mọi thứ với Địa, nhưng sau đó lại biến những thứ ấy trở thành một cái chòi rách nát bên bờ sông. Mà trong giao ước cũng đã nói rõ cô ấy sau này sẽ làm vợ của Thiên, nhưng cô cũng không giữ lời mà quay về sống hạnh phúc với Địa. 

Đây chẳng phải là lừa gạt cả gia sản lẫn tình cảm của Thiên? Một vị Thần Tiên liệu có thể có hành vi bất chính như vậy không? Có rất nhiều cách để trừng phạt kẻ gian, đâu nhất thiết phải sử dụng thủ đoạn trá ngụy này! Điều này vô tình khiến người ta cho rằng muốn trừng phạt kẻ xấu thì phải xấu hơn kẻ đó, muốn trừng phạt kẻ gian thì phải gian hơn kẻ đó, phải lấy ác trị ác! Nhưng chúng ta đều biết rằng dùng thủ đoạn ác hơn để trị kẻ ác hoàn toàn không phải cách xử lý thông minh, mà chỉ khiến bạo lực và dối trá ngày càng gia tăng.

Hơn nữa, nhiều người có thể còn cho rằng ngay cả Tiên Nữ trong cổ tích cũng biết lừa dối chiếm đoạt tài sản, thì việc lừa người hại người không có gì là sai! Đây không những đang hủy hoại đạo đức xã hội mà còn là đang báng bổ Thần linh, cho rằng Thần linh cũng làm những việc bất chính như con người. Cũng vì giai cấp vô sản tuyên truyền vô Thần luận, không tin vào Thần, nên người ta mới dám cổ súy cho những tư tưởng xúc phạm Thần Thánh như vậy.

Việc phân tích câu chuyện này của người viết không phải với mục đích bài xích chuyện cổ tích, mà là muốn chỉ ra những mặt tiêu cực và lệch lạc của nó, ngõ hầu giúp quý độc giả nhận biết những lối suy nghĩ bất chính mà chúng ta đã bị nhồi nhét qua nhiều thế hệ, từ đó mà dần dần trừ bỏ chúng đi.

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới