Cập nhật diễn biến dịch corona ngày 26/2: Thứ trưởng Y tế Iran dương tính với SARS-CoV-2

26/02/20, 03:00 Tin trong ngày

Tin tức mới nhất về tình hình dịch corona virus gây viêm phổi tại Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 26/2/2020 theo thống kê từ Worldometers: Số người tử vong trên thế giới là 2.710 người, số nhiễm là 80.412. Dịch bệnh tại Hàn Quốc, Ý và Iran đã tiến hành cách ly trên diện rộng.

Tóm tắt

Dịch corona tại Việt Nam 

  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhiều lần nhấn mạnh việc “không được chủ quan”, dịch “không đơn giản như chúng ta nghĩ” và “cá nhân tôi rất lo lắng”, vì Hà Nội là địa bàn có nguy cơ rất cao,  vì thường xuyên có khoảng 20.000 – 25.000 người Hàn cư trú tại thành phố.
  • Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia “có dịch đang lây lan trong cộng đồng”, nhưng không có cảnh báo hạn chế du lịch đến Việt Nam. 

Tình hình dịch corona trên thế giới

  • Hàn Quốc vào ngày 26/2 ghi nhận số người nhiễm Covid-19 trên toàn quốc tăng vọt lên 977 người, với 11 ca tử vong. [NEW]
  • Tính đến ngày 26/2, Ý xác nhận ca tử vong thứ 10 liên quan đến chủng virus corona mới gây bệnh viêm phổi bắt nguồn từ Trung Quốc. Tổng số người xác nhận nhiễm bệnh hiện tại ở Ý là 322 người. [NEW]
  •  Trong thời gian ngắn, số ca nhiễm tại Iran tăng lên 95, trong khi có đến 16 người thiệt mạng. [NEW]

  • Thứ trưởng Y tế Iran Iraj Harirchi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19). [NEW]
  • Cơ quan Y tế Hàn Quốc và siêu thị E-mart công bố bán ra 2,21 triệu khẩu trang cho công chúng ở Daegu và Gyeongsangbuk. Để giúp nhiều người có thể mua được khẩu trang, mỗi cá nhân chỉ được mua 30 cái. Người dân tại các khu vực này đã xếp hàng để mua. [NEW]
Ngày 24/2, siêu thị E-mart chi nhánh Deagu đã triển khai hoạt động bán lượng lớn khẩu trang, người Hàn Quốc xếp hàng mua.
Ngày 24/2, siêu thị E-mart chi nhánh Deagu đã triển khai hoạt động bán lượng lớn khẩu trang, người Hàn Quốc xếp hàng mua. (Ảnh chụp màn hình Twitter)
  • Giáo sư Marion Koopmans, thành viên Ủy ban quản lý khẩn cấp của WHO, nói rằng chủng virus corona mới là chủng virus đầu tiên trên thế giới đáp ứng tiêu chí gọi là “bệnh X”. Theo định nghĩa của WHO, “bệnh X” là một bệnh lây lan nhanh chóng và không thể đoán trước, liên quan đến một mầm bệnh chưa được biết trước đó. Tuy nhiên cho đến hiện tại, WHO chưa công bố dịch bệnh Covid-19 xảy ra với quy mô lan rộng tại Trung Quốc, Ý, Hàn Quốc và Iran là “đại dịch”. [NEW]

  • Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các nhà sản xuất Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đe dọa, khi virus corona chết người bùng phát dẫn đến sản xuất bị đình trệ. Daniel Zhang, CEO của tập đoàn Alibaba, mô tả sự bùng phát của virus corona là một sự kiện “thiên nga đen” có thể làm “trật bánh” nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, Trung Quốc có xu hướng bị cô lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều khả năng bị phá sản, dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp gia tăng tạo ra áp lực lớn đối với chính quyền Trung Quốc. Trong khi đó, rủi ro cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào Trung Quốc cũng tăng cao. Điển hình như Valeritas, một nhà sản xuất thiết bị y tế của Mỹ, đã tuyên bố phá sản, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các nhà máy Trung Quốc không thể hoạt động khiến chuỗi cung ứng bị phá vỡ. Ngày 17/2, tập đoàn Apple cũng tuyên bố không đạt được doanh thu dự kiến do thiếu hụt nguồn cung từ Trung Quốc.   [NEW]

  • Tập đoàn công nghệ sinh học Moderna, Hoa Kỳ hôm 24/2 cho biết họ đã hoàn thành việc bào chế vắc-xin chống dịch corona, và sẽ cho sản xuất để tiến hành thử nghiệm lâm sàng vào đầu tháng 4, việc này sẽ cho Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIAID) thực hiện. Dự kiến việc thử nghiệm sẽ hoàn thành trong 3 tháng. Sau đó, một cuộc thử nghiệm quy mô lớn hơn sẽ được tiến hành và kéo dài từ 6 đến 8 tháng. Nếu thử nghiệm thành công, vắc-xin sẽ được đưa vào sử dụng để phòng chống dịch corona. [NEW]
  • Nhà virus học Christian Drosten, Giám đốc Viện nghiên cứu virus thuộc đại học Charité, Berlin, trong buổi phỏng vấn với Thông tấn xã Đức vào ngày 22/2 đã cho biết đại dịch toàn cầu là không thể tránh khỏi. Theo ông Drosten, người nhiễm SARS-CoV-2 thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ nên không đi đến bệnh viện và không được chuẩn đoán, do đó họ đã lây nhiễm cho rất nhiều người trước khi phát bệnh nặng hơn. 
  • Moscow đã cho triển khai sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt người Trung Quốc để phát hiện và tiến hành cách ly bắt buộc đối với người Trung Quốc đang mắc kẹt tại Nga. 

Diễn biến dịch corona ở Trung Quốc 

  • 19 người già được cho là đã tử vong vì nhiễm bệnh tại nhà phúc lợi Vũ Hán, nhân viên hoạt động tại đây cũng bị lây nhiễm. Tuy nhiên, thông tin sau khi được đăng tải trên mạng đã bị tháo gỡ, chính quyền phủ nhận sự việc. [NEW]
  • Theo tin từ Epoch Times, nhà giam Thập Lý Phong ở tỉnh Chiết Giang đã xuất hiện việc lây nhiễm bệnh dịch do tại đây có hoạt động cung cấp dịch vụ tình dục cho tù nhân. [NEW]
  • Một trường hợp nhiễm bệnh tại đường Tô Châu, phường Trung Quan, Tây Thành ở Bắc Kinh dẫn đến tử vong, nhưng xác nạn nhân là một cô gái được phát hiện sau khi đã chết 2 ngày, mùi hôi thối bốc lên xung quanh. [NEW]
  • Tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán vẫn đang tiếp diễn và rất khốc liệt, một người phụ nữ được xuất viện từ bệnh viện Bệnh truyền nhiễm Vũ Hán đã kể lại trải nghiệm của bà khi chứng kiến những thi thể người “còn thở, tay chân còn cử động” nhưng đã bị cho vô túi đựng xác đem hỏa táng. [NEW]

  • Theo báo cáo chính thức của ĐCSTQ, khu vực bệnh viện Nhân dân Bắc Kinh, bệnh viện Phục Hưng và các bệnh viện khác đã có hơn 200 người bị buộc cách ly. Học giả Uông Gia Kỳ tốt nghiệp đại học Bắc Kinh nhận định “rất có thể Bắc Kinh sẽ trở thành một Vũ Hán thứ hai”, theo đó chế độ phòng dịch tại Bắc Kinh đã được nâng lên cấp độ tương đương Vũ Hán. Nhà hát lớn ở Bắc Kinh cũng hoãn các chương trình biểu diễn đến cuối tháng 3. [NEW]
  • Trong ngày 23/2, trong số người tử vong vì dịch bệnh đã có 4 y bác sĩ, bao gồm bác sĩ Hạ Tư Tư ở bệnh viện Nhân dân quận Thái Điện thành phố Vũ Hán, bác sĩ Hoàng Văn Quân, phó chủ nhiệm khoa nội hô hấp, bệnh viện Trung ương Hồ Bắc, bác sĩ Đỗ Hiển Thánh thuộc bệnh viện Nông trường Dương Giang, huyện Huỳnh Trung, tỉnh Hải Nam, và một bác sĩ khác tại Trung tâm Y tế công thuộc thị trấn Nam Dương, thành phố Khải Đông, tỉnh Giang Tô. 
  • Giám đốc viện Tài chính quốc gia thuộc đại học Thanh Hoa, người từng giữ vị trí Phó Chủ tịch Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) là Chu Dân vào ngày 22/2 đã ước tính thiệt hại kinh tế 2 tháng đầu năm của Trung Quốc do dịch bệnh đã lên đến 1,3 nghìn tỉ nhân dân tệ, trong đó ngành du lịch chịu thiệt hại nặng nề nhất.
  • Sau công bố tình hình dịch bệnh tại các trại giam, Thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp Luật ĐCSTQ Quách Thanh Côn cùng một số quan chức khác hôm 22/2, đã đến thăm nhà tù Yên Thành, nơi giam giữ bà Cốc Khai Lai, vợ cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Ông Quách nhấn mạnh rằng thời điểm hiện đang là “thời kỳ chiến tranh”.
  • Hôm 22/2, chính quyền Trung Quốc công bố thông tin cho biết số người nhiễm bệnh trong các nhà tù đã lên đến 500 người, trong đó đứng đầu là trại giam ở Tế Ninh. Tuy nhiên, Epoch Times nhận được thông tin cho biết, tình hình dịch bệnh tại nhà giam Nhậm Thành ở Tế Ninh, Sơn Đông nghiêm trọng hơn so với công bố, các nhân viên an ninh đã bị buộc kí cam kết không được tiết lộ thông tin. Những người nhiễm bệnh được cách ly tại khách sạn Phụng Hoàng Tây Uyển ở Tế Ninh.

Chính quyền Trung Quốc ứng phó dịch bệnh Vũ Hán như thế nào?

  • ĐCSTQ đã quyết định hoãn hai phiên họp quan trọng là Đại hội Nhân dân Toàn Quốc và cuộc họp Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Ngoài ra, 4 quan chức cấp cao của ĐCSTQ có thể bị xử lý, trong bao gồm là Mã Hiểu Vĩ, Chủ nhiệm Ủy ban Y tế ĐCSTQ; Tưởng Siêu Lương, Bí thư tỉnh Hồ Bắc; thứ ba là Lạc Huệ Ninh, Giám đốc văn phòng liên lạc Hồng Kông – Trung Quốc; Hạ Bảo Long, Giám đốc văn phòng các vấn đề Hồng Kông – Macao.
  • Yahoo News vào ngày 21/2 đã đăng tải thông tin điều tra cho biết cộng đồng tình báo Hoa Kỳ đã tìm thấy các dấu hiệu cho thấy các quan chức Trung Quốc đang triển khai kế hoạch chạy trốn khỏi Trung Quốc và tìm nơi trú ẩn ở nước ngoài.
  • Một lượng lớn cảnh sát Trùng Khánh đã được chuyển đến Vũ Hán. Sau khi dịch viêm phổi bùng phát ở Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã triển khai đông đảo cảnh sát nhằm duy trì ổn định. Thường xuyên có báo cáo về các trường hợp cảnh sát đã nhiễm bệnh và tử vong. Ngày 21/2, Bộ Công an ĐCSTQ thông báo 19 sĩ quan cảnh sát chống dịch ở tiền tuyến đã chết, và mỗi người được trả 200 nghìn nhân dân tệ lương hưu.
Cảnh sát Trùng Khánh được cử đến Vũ Hán hỗ trợ.
Cảnh sát Trùng Khánh được cử đến Vũ Hán hỗ trợ. Cư dân mạng đặt câu hỏi “Liệu cảnh sát ở Vũ Hán có bị nhiễm bệnh trên diện rộng không?”

Truy tìm nguồn gốc virus corona gây đại dịch tại Trung Quốc

  • Việc Hàn lâm Khoa học Trung Quốc thừa nhận chủng virus corona mới có nguồn gốc không phải từ chợ hải sản Hoa Nam. Nghiên cứu cho thấy, người nhiễm bệnh từ một nơi khác đã đi đến khu chợ này và lây nhiễm bệnh cho khu vực này. 
  • Một chuyên gia y tế của Trung Quốc là Ngô Văn Quyên, trưởng khoa hồi sức tích cực (ICU) ở bệnh viện Kim Ngân Đàm, trong buổi phỏng vấn với BBC đã cho biết, “bệnh nhân số 0” là một người đàn ông 70 tuổi, mắc bệnh Alzheimer và bị liệt, từ lâu đã không thể đi ra ngoài. Bệnh nhân số 0 là người phát hiện nhiễm bệnh đầu tiên và là nhân vật quan trọng để xác định nguồn gốc virus đang gây sự chú ý. 
  • Chính phủ Liên bang Nga chính thức công bố: Virus viêm phổi Vũ Hán là “nhân tạo”.

  • James Lyons-Weiler, nhà nghiên cứu cấp cao ở đại học Pittsburgh trong các buổi phỏng vấn với báo chí đã cho biết, virus corona chủng mới (covid-19) sử dụng công nghệ nhân tạo và khẳng định là đến từ phòng thí nghiệm. Ông nói rằng, những nhân tố lạ được tìm thấy trong bộ gen Covid-19 không thể tồn tại trong môi trường hoang dã. 
  • Trước thông tin chưa xác định nguồn gốc virus corona đến từ chợ hải sản hay phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, giáo sư trường đại học công nghệ Nam Hoa đã đăng bài báo cáo “Nguồn gốc có thể của chủng virus corona mới”. Bài báo cung cấp thông tin cho biết, Trung tâm phòng chống dịch bệnh Vũ Hán, cách chợ hải sản khoảng 280m, cũng từng nghiên cứu dơi và xảy ra việc nhà nghiên cứu bị dơi cắn. Theo bài báo cáo này, trung tâm phòng chống dịch bệnh Vũ Hán cũng có thể là nguồn phát tán dịch bệnh.
  • Hiện tại Trung Quốc đang truy tìm tung tích của “bệnh nhân số 0”, người đầu tiên nhiễm virus corona gây viêm phổi và lây truyền nó cho người khác. Một số người chỉ ra rằng bệnh nhân số 0 này là Hoàng Yến Linh, một nghiên cứu viên tại Phòng thí nghiệm P4 thuộc Viện nghiên cứu virus Vũ Hán. Theo nguồn tin này thì cô Hoàng đã qua đời, và thi thể cô sau đó đã lây nhiễm bệnh cho nhân viên hỏa táng. Tuy nhiên, chuyên viên nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm P4 là Thạch Chính Lệ và nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm virus cúm là Trần Toàn nói rằng họ không biết trong viện nghiên cứu có Hoàng Yến Linh hay không, và khẳng định “Không ai nhiễm bệnh từ Viện nghiên cứu Vũ Hán”. 
  • Tỷ phú Quách Văn Quý hôm 8/2 đã đăng video tiết lộ, dịch bệnh Vũ Hán là kết quả đấu tranh nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tuyệt nhiên không phải là hành vi có tổ chức. 
  • Được cho là nguồn gốc phát tán dịch bệnh, thế nhưng chợ hải sản Nam Hoa đã đóng cửa và không để lại vết tích nào nhằm giúp các nhà khoa học có thể tìm ra vật chủ trung gian lây truyền chủng virus corona mới. Theo đó, khi chưa xác định được vật chủ trung gian, thì nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh vẫn chưa được loại bỏ triệt để. 
  • Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán bị phát hiện thay đổi thiết kế trong quá trình xây dựng thi công, theo đó phía Trung Quốc đã không làm theo thiết kế thỏa thuận với Pháp, và thiết kế bị thay đổi này làm tăng khả năng rò rỉ virus.
  • Nhà trắng yêu cầu các chuyên gia Hoa Kỳ tiến hành điều tra nguồn gốc chủng virus corona mới gây dịch bệnh tại Vũ Hán trước những nghi ngờ cho thấy virus này có thể xuất phát từ Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán.
  • Tiến sĩ Francis Boyle, người đã soạn thảo Đạo luật chống khủng bố Vũ khí Sinh học 1989 của Mỹ đã đưa ra một tuyên bố chi tiết, xác nhận virus corona Vũ Hán 2019 là một dạng vũ khí tấn công Chiến tranh Sinh học. 

Số người chết và nhiễm bệnh thật sự trong dịch viêm phổi ở Trung Quốc

  • Một phân tích dữ liệu người nhiễm bệnh vào ngày 20/2 và 21/2 do Epoch Times thực hiện đã chỉ ra, tỉ lệ chênh lệch giữa số ca nhiễm mà chính quyền Trung Quốc công bố so với số liệu địa phương (cụ thể là tỉnh Sơn Đông) báo cáo lên có thể lên đến 52 lần, thấp nhất là 1,36 lần. [NEW]
Phân tích của Epoch Times về khoản chênh lệch dữ liệu mà ĐCSTQ công bố so với dữ liệu báo cáo của địa phương.
Phân tích của Epoch Times về khoản chênh lệch dữ liệu mà ĐCSTQ công bố so với dữ liệu báo cáo của địa phương. (Ảnh chụp màn hình)
  • Chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Imperial College London đã đưa ra bản báo cáo đánh giá thứ 4 về tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán, theo đó đến cuối tháng 1 sẽ có hơn 20.000 người nhiễm bệnh mỗi ngày ở Vũ Hán, và tỉ lệ tử vong tính riêng tại Hồ Bắc có thể lên tới 18%. 
  • Ngành công nghiệp xử lý xác chết yêu cầu cung cấp hàng triệu túi đựng xác chết làm dấy lên những nghi ngờ về số người chết thật sự trong đợi dịch bệnh này. 
  • Theo một nghiên cứu của các chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở Anh, mỗi ngày Trung Quốc có thêm khoảng 50.000 người nhiễm bệnh. Tình trạng cô lập diện rộng làm gia tăng số người nhiễm bệnh, thông tin trên các phương tiện truyền thông cho thấy có gia đình tử vong nhưng thi thể không được thu thập mà bị vứt trực tiếp ra đường. 
  • Phóng viên Epoch Times đã có những cuộc phỏng vấn độc quyền với chủ của một lò hỏa thiêu, tính toán từ những thông tin được cung cấp cho thấy số người chết ít nhất là hơn 10.000 người. 
  • Lượng khí Lưu huỳnh Dioxit bốc lên từ khu vực Vũ Hán tương đương lượng hỏa táng hơn 14.000 thi thể. 
  • Phóng viên Epoch Times phát hiện có khoảng ít nhất 341 xác người được hỏa táng mỗi ngày tại 2 lò hỏa thiêu, theo đó những người chết không phải vì dịch bệnh phải chờ đợi hơn 1 tuần mới được xử lý. Như vậy, tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán có thể đã vượt xa những thông báo chính thức từ chính quyền Trung Quốc. 

(Thông tin được cập nhật từ Epoch Times và NTDTV)

Khải Hoàn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!