Cảnh báo: Một số quốc gia đang dùng ứng dụng theo dõi để kiểm soát COVID-19
Đại dịch COVID-19 đã thay đổi cuộc sống của rất nhiều người trong chúng ta. Nhiều người luôn phải giữ khoảng cách với người lạ và đeo khẩu trang ở nơi công cộng, nhưng nhiều ứng dụng theo dõi khiến người dân mất đi quyền tự do đang là nguyên nhân vô cùng đáng lo ngại.
Khi các chuyên gia bắt đầu nói về việc sử dụng các ứng dụng theo dõi liên lạc, để kiểm soát sự lây lan của virus Corona lần đầu tiên, nhiều người đã bày tỏ sự dè dặt về việc, một ứng dụng như vậy có thể xâm phạm quyền riêng tư của họ. Và khi một số quốc gia đã thiết lập sử dụng các ứng dụng này, có vẻ như những nỗi sợ đó đang thực sự hợp lệ.
Các ứng dụng theo dõi liên lạc thường được người dùng tải xuống điện thoại, và khi người dùng tiếp xúc với người có kết quả dương tính với virus, họ sẽ nhận được thông báo rằng họ có thể bị phơi nhiễm, và ứng dụng sẽ khuyên họ nên cách ly tại nhà trong 2 tuần.
Chính quyền sẽ biết ai không tuân thủ, vì hầu hết các ứng dụng này sẽ báo cho họ nếu một người được thông báo cách ly đi ra ngoài một phạm vi nhất định xung quanh nhà của họ. Và để điện thoại ở nhà cũng không phải là lựa chọn khả thi, vì những ứng dụng này cũng được yêu cầu cài đặt ở các doanh nghiệp như cửa hàng tạp hóa.
Những quốc gia sử dụng các ứng dụng này, đều có thể liên kết thông tin nơi ở của một người nào đó với danh tính của họ, vì họ được yêu cầu đăng ký ứng dụng bằng số ID quốc gia hoặc số điện thoại hợp lệ, điển hình là ở những quốc gia như Qatar, Kuwait, Bahrain và Na Uy.
Tổ chức Ân xá Quốc tế gần đây đã thực hiện một nghiên cứu về các ứng dụng theo dõi liên lạc COVID-19 phổ biến, và phát hiện một số vấn đề bảo mật vô cùng nguy hiểm.
3 quốc gia đang sử dụng ứng dụng mang tính xâm phạm cao
Có ba ứng dụng đặc biệt nổi bật vì tính xâm lấn cao, và các ứng dụng này đang được sử dụng ở Bahrain, Na Uy và Kuwait.
Ứng dụng Smittestopp đang được sử dụng ở Na Uy có thể theo dõi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp địa điểm của người dân, bằng cách thường xuyên tải lên tọa độ GPS của họ đến máy chủ trung tâm.
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã rất kinh ngạc khi thấy ứng dụng này có tính xâm lấn đến mức, họ phải liên lạc với chính quyền Na Uy và khuyến khích chính quyền này thực hiện các thay đổi. Đáp lại, chính phủ Na Uy đã đồng ý ngừng sử dụng phiên bản hiện tại của ứng dụng này, đây được xem “là một chiến thắng lớn cho quyền riêng tư”.
Việc sử dụng các ứng dụng mang tính xâm lấn không hoàn toàn là một điều gì đó mới mẻ, nhưng ứng dụng BeAware ở Bahrain đã tạo ra một bước ngoặt bất ngờ khi Tổ chức Ân xá Quốc tế phát hiện ra, nó đang được sử dụng để tuyển dụng các thí sinh cho một chương trình trò chơi truyền hình trong nước. Trên “Are You at Home”, chương trình máy chủ sử dụng dữ liệu được chính phủ thu thập thông qua ứng dụng BeAware để gọi ngẫu nhiên cho người dân ở nhà, và kiểm tra xem họ có tuân theo các nguyên tắc giữ khoảng cách xã hội hay không. Nếu họ vượt qua bài kiểm tra, họ sẽ nhận được một món tiền thưởng.
Chỉ cần tải xuống ứng dụng này, người dân được xem là đã đồng ý tham gia chương trình. Sau báo cáo, chính phủ Bahrain cho biết họ sẽ thực hiện những thay đổi nhỏ cho ứng dụng của mình, bao gồm cho phép người dùng từ chối tham gia chương trình trò chơi – còn ứng dụng vẫn sẽ tiếp tục chạy trong thiết bị di động.
Việc sử dụng ứng dụng theo dõi của Kuwait, kết hợp với vòng đeo tay Bluetooth nhằm đảm bảo người dùng luôn ở gần điện thoại của họ, mục đích là để thi hành các biện pháp kiểm dịch. Khoảng cách đó thường xuyên được kiểm tra, cứ sau 10 phút dữ liệu vị trí của mọi người sẽ được tải lên máy chủ trung tâm.
Trong khi đó, Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng phát hiện ra một lỗ hổng bảo mật lớn trong ứng dụng Ehteraz đang được sử dụng ở Qatar, ứng dụng này làm lộ thông tin của hơn 1 triệu người. Nó sẽ cho phép tin tặc truy cập vào thông tin người dùng như: tên, tình trạng sức khỏe, số ID quốc gia, vị trí địa lý cụ thể và nó đặc biệt đáng lo ngại, vì quốc gia này đã liệt ứng dụng Ehteraz vào dạng bắt buộc sử dụng. Lỗ hổng này đã được sửa chữa vào cuối tháng 5/2020, sau khi cơ quan chức năng Qatar được Tổ chức Ân xá Quốc tế cảnh báo.
Không ai muốn mắc phải một căn bệnh có khả năng chết người, và rõ ràng là một số chính phủ đang khai thác thực tế đó để theo dõi các công dân của họ. Thậm chí không ai có thể khẳng định chắc chắn rằng, liệu những ứng dụng này có thực sự giúp ngăn chặn sự lây lan của virus được hay không, điều khá rõ ràng là chúng có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.
Thiện Thành (Theo Natural News)