Các bậc cha mẹ cần chú ý: Có một thứ đang hủy hoại con cháu của chúng ta

09/10/18, 07:38 Đọc & Suy ngẫm

Có một phương pháp giáo dục với tên gọi là “giải phóng” bản tính tự nhiên của trẻ. Họ đưa lũ trẻ lên chín tầng mây, coi đó là tất yếu, là hợp pháp, là lẽ dĩ nhiên, nhưng lại không biết rằng đang từng bước hủy hại thế hệ sau của chúng ta.

Có một thứ đang hủy hoại con cháu của chúng ta. (Ảnh: kknews)

1. Có một kiểu giáo dục được tung hô, gọi là “phóng thích” bản tính của trẻ

Trong một rạp chiếu phim nọ, mọi người đều đang chăm chú xem phim, chỉ có một đứa trẻ nhảy nhót trên chiếc ghế, thi thoảng lại cười to một tiếng. Cậu bé đó gây ồn ào hơn nửa giờ đồng hồ từ khi vào rạp, trong khi mẹ cậu bé ngồi ngay bên cạnh.

Một người ngồi bên cạnh chịu không nổi, liền nói với mẹ đứa trẻ: “Có thể nhắc nhở đứa trẻ không, ồn ào quá”. Bà mẹ chẳng buồn ngoái đầu lại và nói: “Trẻ con vốn dĩ là vậy mà!”, sau đó lại tiếp tục xem phim.

Đứa trẻ rời khỏi ghế ngồi, chạy quanh rạp chiếu phim. Chạy được một lúc thì mệt, nhưng do rạp chiếu phim quá tối không tìm thấy mẹ. Cậu liền hét lên gọi mẹ, gọi một hồi nhưng không ai trả lời. Một chàng thanh niên quát lên với cậu: “Mẹ cháu chết rồi!”. Đứa bé liền sững sờ một hồi, không dám động đậy.

Có một kiểu giáo dục được tung hô, gọi là “phóng thích” bản tính của trẻ. Mọi đặc điểm của đứa trẻ đều được coi là bản tính tự nhiên, dù là tốt hay xấu đều mang tính hợp lý tự nhiên, không được phản bác, không được khống chế.

2. Trẻ em không có ý thức về các luật lệ

Ảnh minh họa.

Trong một nhà hàng lẩu tại Vô Tích, Giang Tô, mọi người đang ngồi dùng cơm, chỉ có một đứa trẻ chạy ngoài hành lang, chạy từ đầu này qua đầu kia, chạy đi chạy lại. Mẹ của cậu bé đi chậm rãi phía sau, không hề trách mắng cũng như ngăn cản. Chắc hẳn họ cảm thấy rằng đứa con của mình thật hoạt bát đáng yêu, không cần phải nhắc nhở.

Khi cậu bé chạy đến một ngã rẽ, đúng lúc đâm phải nhân viên phục vụ, trên tay nhân viên phục vụ còn đang bưng một nồi cá nướng, trán của cậu bé va phải nồi cá nướng nóng đó. Bi kịch xảy ra trong chớp mắt, đứa trẻ đã bị bỏng.

Sau khi sự việc xảy ra, bố mẹ của đứa trẻ không thông qua bất kì sự thẩm định, hay bất cứ thủ tục pháp lý nào, thái độ rất huênh hoang đòi bồi thường 390.000 nhân dân tệ: “Tiền không phải vấn đề, đứa trẻ nhà ai bị bỏng thành ra như thế này mà không đáng nhận 390.000 nhân dân tệ chứ?” Mọi trách nhiệm của đứa trẻ và cha mẹ đều bị phủi sạch.

Tại sao trẻ em Trung Quốc lại thiếu ý thức về các luật lệ như vậy? Bởi vì trong con mắt của nhiều bậc phụ huynh, bản tính tự nhiên của trẻ em còn hơn cả các luật lệ. Trẻ em vốn tính hiếu động, vì vậy có thể chạy, có thể quấy nhiễu, có thể la hét bừa bãi. Ngày càng nhiều đứa trẻ coi thường luật lệ, thì bi kịch cũng từ đó mà nảy sinh nhiều hơn.

3. Trẻ em không có ý thức về sự kính nể

Ảnh minh họa.

Vài ngày trước vừa xảy ra một vụ án giết người tại Long Hồi, Hồ Nam. Một cụ già 73 tuổi bị giết ngay tại trước cửa nhà. Cảnh sát lập tức đi đến hiện trường, chỉ trong vòng 5 tiếng đồng hồ đã tìm ra kẻ sát nhân: một đứa trẻ 13 tuổi.

Buổi chiều lúc xảy ra vụ án, cậu bé ngủ ở gần nhà bà ngoại, bị bà ngoại mắng cho một trận. Cậu bé không nói nửa lời, cầm một con dao dắt ở cửa, lao thẳng về phía bà cụ, dùng hết sức bình sinh, bổ một nhát lên đầu, bà cụ chết ngay tại chỗ. Sau đó, cậu bé này trộm 700 nhân dân tệ trên người bà cụ, rồi mới rời khỏi hiện trường.

Cách đó không xa ở Thiệu Đông, Hồ Nam cũng xảy ra một vụ việc tương tự. Ngày 18/10/2015, 3 đứa trẻ sống xa cha mẹ bàn nhau đi đến trường tiểu học Tân Liêm chơi, vì hôm đó là ngày nghỉ nên trường học đóng cửa, ba đứa trẻ liền trèo tường đi vào.

Sau khi vào trong, các em mở cửa căng-tin và ăn trộm mì gói, kẹo mút các loại. Đúng lúc đó thì bị nữ giáo viên trực ban phát hiện, vì sợ bị bắt, nên ba đứa trẻ đã dùng gậy đánh chết nữ giáo viên đó, rồi chạy trốn. Ba ngày sau, 3 đứa trẻ bị cảnh sát bắt.

Những đứa trẻ sống xa cha mẹ, là cách nuôi dạy buông thả nhất, không ai chăm sóc, không ai quản lý, bản tính sẽ được “phóng thích” mà không có gì trói buộc. Hậu quả cuối cùng, chỉ có thể là bi kịch, đến việc trưởng thành một cách bình thường cũng không thực hiện được.

Trong tâm hồn mỗi đứa trẻ đều tiềm ẩn một một phần ma tính, nếu không được khống chế và quản giáo, buông lỏng, “phóng thích” vô điều kiện, sẽ làm cho đứa trẻ thiếu sự kính nể cơ bản nhất.

4. Trẻ không có nhận thức về tính tự kỷ luật

Ảnh minh họa.

Có một người mẹ, gia đình bình thường, cha mẹ cũng bình thường, con cái cũng bình thường, nói rằng sau khi đọc sách của một chuyên gia nổi tiếng nào đó, quyết định học theo cách giáo dục con của ông ta – buông thả.

Mấy giờ dậy, mấy giờ đi ngủ, mẹ không quản lý, bởi vì người mẹ cảm thấy đứa trẻ tự có trách nhiệm với nhận thức của mình. Còn về thành tích học tập, hứng thú là quan trọng nhất, chứ không đưa ra bất kì yêu cầu nào.

Kết quả thì sao? Ba năm sau, bi kịch xảy ra. Thành tích khỏi cần nhắc đến nữa, lúc đầu còn xếp hạng trung, sau ba năm xếp hạng gần bét, những đứa trẻ khác đều có một đến hai năng khiếu, còn con của người mẹ ấy thì sao? Không có năng khiếu gì đặc biệt. Nhưng chơi game thì lại rất giỏi, các bạn khác không mang điện thoại đến trường, còn con của người mẹ đó vì không bị quản lý, nên mỗi ngày chơi game trên điện thoại hơn 8 tiếng, đi học thường xuyên đi muộn, có lần còn lén nạp 2.000 nhân dân tệ để chơi game…

Người mẹ thật không hiểu, tại sao một phương pháp giáo dục tốt như vậy, lại đem đến kết quả như hiện giờ? Kì thực, những đứa trẻ được “buông thả” trở nên hư hỏng, đâu phải chỉ có mình con của người mẹ đó.

Một đứa trẻ không hiểu về tính kỷ luật, thì mãi mãi sẽ không có tương lai, thả rông, phóng thích chỉ khiến đứa trẻ mất đi khả năng khống chế cơ bản.

5. Trẻ không có giáo dục

Một nữ sinh đang xếp hàng để mua trà sữa, đang xếp hàng ngay ngắn thì đột nhiên có một đứa trẻ tầm 7, 8 tuổi chạy đến, chen ngay lên trước cô gái, còn mẹ cậu bé cũng đứng ngay sau cậu ta.

Cô nữ sinh thấy thật bất bình, mới nhỏ thế này đã như vậy, sau này sẽ thế nào, liền hỏi mẹ cậu bé chị ta dạy con kiểu gì vậy. Người mẹ tỏ vẻ hờ hững nói, trẻ con đứa nào chẳng vậy, cô nhường nhịn chút đi. Cô nữ sinh lạnh lùng buông một câu: “Sao tôi phải nhường cậu ta? Trông cậu ta thật xấu xí!”. Người mẹ giận xanh mặt, kéo cậu bé đi ra ngoài.

Còn có chuyện lạ lùng hơn. Trong một khu dân cư ở Trịnh Châu, Hà Nam, có 2 đứa trẻ đang đi thang máy. Một trong hai đứa trẻ đột nhiên nảy ra ý tưởng, thử tập thể dục giãn cơ ở trong thang máy, một bên dùng tay bám vào tường, một bên dùng chân ngáng qua cửa thang máy, sau đó ra sức nhảy. Không ngờ, cánh cửa an ninh bên trong thang máy bay ra ngoài, bảng điều khiển thang máy bị bắn ra góc tường, nếu không có bức tường ngoài, thì hậu quả thật khó lường.

Ảnh minh họa.

Càng không ngờ rằng, sau khi sự việc xảy ra, mẹ của đứa trẻ nghịch ngợm đó đăng video giám sát lên Momo, vô lý sinh sự: “Cái thang máy này làm bằng giấy à? Công ty xây dựng phải cảm ơn con trai tôi ấy nhỉ?”.

Suy nghĩ nhận thức bị đảo lộn, những đứa trẻ nghịch ngợm như vậy ở đâu cũng có, rất khó ngăn chặn. Mà đằng sau những đứa trẻ nghịch ngợm đó, chắc chắn là những bậc phụ huynh chỉ  biết khoanh tay đứng nhìn. Đối với sự ngoan cố và thiếu hiểu biết của đứa trẻ, bọn họ chọn cách nhắm mắt cho qua, cũng lựa chọn việc vứt bỏ trách nhiệm làm cha làm mẹ của mình. Chắc chắn bọn họ không ngờ rằng, đằng sau sự “thả rông” đó, chắc chắn là sự cứng đầu, sự ngoan cố, không có trường hợp nào ngoại lệ.

Ô Thân Tư nhà giáo dục học nổi tiếng đã nói: “Nếu bạn nuôi dưỡng một thói quen tốt, cả đời bạn sẽ hưởng không hết lợi ích mà nó mang lại, nếu bạn bạn nuôi dưỡng một thói quen xấu, cả đời sẽ phải trả món nợ của nó”.

Một cô gái người Mỹ học lớp 3, đến nhà một học giả chơi. Giống như những đứa trẻ khác, cô gái nhỏ không kiềm chế được sức hút của kẹo, ăn hết viên thứ nhất, vẫn muốn ăn thêm viên thứ hai. Cô bé hỏi mẹ liệu có được không. Mẹ cô bé dứt khoát nói, không được. Cô bé chỉ biết im lặng đồng ý.

Rất nhiều người ca ngợi cách giáo dục của nước ngoài sao mà phóng khoáng, tân tiến, và tôn trọng ý kiến của trẻ, nhưng vô tình hay cố ý quên mất rằng, trước cái sự tự do đó, còn có một ranh giới rất rõ ràng, có những việc có thể làm, nhưng có những việc tuyệt đối không thể.

Thực ra, quốc gia nào cũng vậy, lối giáo dục ưu tú vốn dĩ không phải là “buông thả”. Cha mẹ phải đem lại cho con sự tự do, nhưng sự tự do đó không phải có giới hạn, quy tắc và tiết chế, càng không phải sự dung túng hay khoanh tay đứng nhìn.

Phóng thích và khoan dung không sai, nhưng trước khi “phóng thích”, thì phải vạch ranh giới rõ ràng, có những chuyện có thể tha thứ, nhưng có những chuyện nhất định không thể dễ dàng bỏ qua.

Tuệ Tâm, theo Secret China

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng