Bốn mùa phản ánh quy luật nhân sinh và vũ trụ

25/12/17, 17:24 Khám phá sinh mệnh

Nhắc đến bốn mùa Xuân –  Hạ – Thu – Đông, đa phần nhiều người cảm thấy rằng nó là chuyện bình thường, quy luật tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, bốn mùa ấy lại nắm giữ những điều mà chúng ta không biết…

Bốn mùa phản ánh quy luật nhân sinh và vũ trụ - ảnh 1
Bốn mùa Xuân  –  Hạ – Thu – Đông. (Ảnh qua DKN)

Bốn mùa thể hiện quy luật của cuộc sống và vũ trụ

Một năm có bốn mùa Xuân  –  Hạ – Thu – Đông; đời người trải qua quá trình Sinh – Lão – Bệnh – Tử; vũ trụ vận hành bởi quy luật Thành – Trụ – Hoại – Diệt.

Bốn mùa phản ánh quy luật nhân sinh và vũ trụ - ảnh 2
Vòng đời phát triển của cây. (Ảnh: Pinterest)

Mùa xuân được coi là thời gian của sự phát triển, sự hồi sinh của cuộc sống mới của vạn vật và một chu kỳ sống mới lại bắt đầu; ứng với Sinh – Thành.  

Mùa hạ là thời điểm mà vạn vật có sự phát triển đầy đủ nhất; ứng với Lão – Trụ.

Mùa thu tới vạn vật tiêu điều, bắt đầu bước vào giai đoạn lụi tàn; ứng với Bệnh – Hoại.

Mùa đông trở nên lạnh lẽo, vạn vật ảm đạm mà xác xơ, thường được miêu tả là mùa của nỗi buồn; ứng với Tử – Diệt (Vong).

Ngũ hành hiện rõ thông qua bốn mùa

Bốn mùa phản ánh quy luật nhân sinh và vũ trụ - ảnh 3
Ngũ hành tương sinh tương khắc. (Ảnh: Facebook)

Mùa xuân cây cỏ đâm chồi nảy lộc, tiết trời mát mẻ, trong lành, vạn sự vạn vật tràn đầy sức sống; là sự hưng thịnh nhất của Mộc. Trong Ngũ Hành, Mộc và Kim xung khắc lẫn nhau, mùa xuân Mộc vượng ắt Kim suy.

Mùa hạ nhiệt độ nóng bức, oi ả là sự hưng thịnh nhất của Hỏa. Trong Ngũ Hành, Hỏa và Thủy xung khắc lẫn nhau, mùa hạ Hỏa vượng ắt Thủy suy.

Mùa thu cây cối ủ rũ, lá vàng rơi rụng là sự hưng thịnh nhất của Kim. Trong Ngũ Hành, Kim và Mộc xung khắc lẫn nhau, mùa thu Kim vượng ắt Mộc suy.

Mùa đông băng giá là sự hưng thịnh nhất của Thủy. Trong Ngũ Hành, Thủy và Hỏa xung khắc lẫn nhau, mùa đông Thủy vượng ắt Hỏa suy.

Tu luyện chính là con đường duy nhất để giải thoát

Theo quan niệm của Phật gia, tất cả mọi thứ tồn tại trong vũ trụ từ sinh mệnh cho đến vật chất đều không thoát khỏi quy luật Thành – Trụ – Hoại – Diệt, mà biểu hiện cụ thể ở nơi con người chính là quá trình Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Kết thúc một quá trình, con người lại tiếp tục luân hồi chuyển sinh. Có thể là tiếp tục chuyển sinh thành người, tệ hơn thì chuyển thành súc sinh, ngạ quỷ, thành tảng đá trơ trọi ngàn năm…; tốt hơn thì chuyển sinh thành sinh mệnh cao cấp, là Thiên nhân (người trời). Tùy thuộc vào lượng nghiệp (Thiện nghiệp và ác nghiệp) mà họ tích được trong khi sinh sống trong nhân gian mà quyết định con đường tiếp theo họ sẽ đi. Và chỉ có thể thoát khỏi Sinh – Lão – Bệnh – Tử thông qua tu luyện.

Bốn mùa phản ánh quy luật nhân sinh và vũ trụ - ảnh 4
Lục Đạo luân hồi. (Ảnh: Facebook)

Theo quan niệm của Đạo gia, thuyết Âm Dương – Ngũ Hành mô tả sự diễn hóa của vũ trụ cũng như tính ước chế vạn sự vạn vật. Tương tự như Phật gia, tùy vào lượng đức mà cũng sẽ quyết định sự thăng hoa hay giáng hạ của sinh mệnh.

Trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, vì đại náo Thiên Cung mà Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không bị Phật Tổ trừng phạt, giam giữ 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn và chỉ có thể được giải thoát bởi Đường Tăng (Đường Huyền Trang) trên đường sang Tây Trúc thỉnh kinh.

Đứng tại góc độ tu luyện mà xét, Tôn Ngộ Không dù thần thông quảng đại tới đâu cũng không thoát khỏi sự ước chế của Ngũ Hành. Tuy nhiên, sau khi gặp Đường Tăng, Tôn Ngộ Không đã thoát khỏi Ngũ Hành Sơn và phò trợ Đường Tăng. Điều ấy cũng nói lên rằng, khi bước trên con đường tu luyện và giác ngộ, thì bản thân người ấy đã không còn trong Ngũ Hành nữa.

Thầy trò Đường Tăng chứng ngộ Phật Pháp trên con đường tu luyện. (Ảnh qua Sohu)

Như vậy, câu chuyện về thầy trò Đường Tăng đã vạch ra cho nhân loại một trong hai con đường cải biến sinh mệnh.

Con đường thứ nhất chính là “tu luyện”. Trải qua quá trình tu luyện ấy mà sinh mệnh được thăng hoa, đắc phúc báu, không còn nghiệp lực luân hồi.

Trong khi con đường còn lại chính là tạo vô số “ác nghiệp”, không việc ác nào không làm. Nhưng điều chờ đợi lại là không ngừng thống khổ hoàn trả nghiệp lực nơi địa ngục cho đến khi toàn diệt (không còn tồn tại).

Hiện nay, Phật Pháp của vũ trụ đang hồng truyền tại nhân gian. Gần hay xa đều ở duyên phận. Xin hãy trân quý.

Viên Luân

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng