Bốn câu chuyện nhỏ có thể giúp bạn hiểu ra được nhiều điều

29/12/15, 11:19 Đọc & Suy ngẫm

Hạnh phúc hay khổ đau ở trên đời tất cả đều nằm ở một chữ “tâm”, vậy nên nếu có thể kiểm soát được cái tâm này, con người tất nhiên sẽ ung dung tự tại.

1

Câu chuyện thứ nhất: Thế gian không gì trân quý hơn cái ta đang có

Đức Phật hỏi: “Trên gian cái gì là trân quý nhất?”

Đệ tử trả lời: “Là cái đã mất đi và cái không đạt được”.

Đức Phật không nói gì…

Sau vài năm, ngài để cho đệ tử lăn lộn bể dâu, nếm trải cay đắng cuộc đời.

Khi này Đức Phật mới trả lời:

“Thế gian trân quý nhất chính là thứ ta đang có!”

Câu chuyện thứ hai: Khả năng thành công quyết định bởi cách ta đối đãi với chính mình

Một thanh niên đến chỗ thiền sư xin thỉnh giáo:

“Đại sư, có người nói con là thiên tài, cũng có người mắng con đần độn. Con không biết mình thế nào nữa! Nếu là ngài, ngài nhìn nhận như thế nào về chính mình?”

3

Thiền sư nhìn vẻ mặt của cậu thanh niên và trả lời:

“Giả dụ như ta có nửa ký gạo;

Trong mắt người phụ nữ làm bếp, thì nó là mấy bát cơm;

Trong mắt người nướng bánh, thì nó là bánh mì;

Trong mắt người người nấu rượu, thì gạo ấy là rượu;

Nhưng, gạo vẫn là gạo.

Con người cũng vậy, tiền đồ như thế nào, cũng là quyết định bởi việc ta đối đãi với chính mình ra sao”.

Cậu thanh niên liền sáng tỏ vấn đề, cảm tạ đại sư rồi rời đi.

Câu chuyện thứ ba: Vô ngã, từ bi, trí tuệ và tự tại

Một cậu thanh niên hỏi trí giả: “Làm thế nào để vừa có thể khiến bản thân vui vẻ, mà cũng khiến người khác được thoải mái?”

Trí giả cười đáp: “Có bốn loại cảnh giới mà cậu có thể học hỏi”.

“Đầu tiên, coi mình là người khác, cái này là vô ngã;

Sau đó, coi người khác là mình, đây là từ bi;

Tiếp đến, coi người khác là người khác, ấy chính là trí tuệ;

Cuối cùng, coi mình là chính mình, thế mới là tự tại”.

Câu chuyện thứ tư: Thống khổ trong đời là muối, mặn hay nhạt quyết định bởi vật chứa đựng

Một vị thiền sư có một đệ tử rất hay than phiền. Một ngày, thiền sư đem một nắm muối bỏ vào trong bát nước, rồi bảo đệ tử này uống bát nước đó.

Đệ tử nói: “Mặn không chịu nổi!”.

5

Thiền sư bốc thêm một nắm muối nữa vung vào trong hồ, rồi lại bảo cậu đệ tử múc nước hồ lên uống thử.

Đệ tử uống xong nói: “Thật ngọt ngào tinh khiết”.

Thiền sư nói: “Những thống khổ trong đời giống như là muối vậy, mặn hay nhạt quyết định bởi vật chứa nó. Con nguyện làm một chén nước, hay làm một hồ nước đây?”

Chuyện gì rồi cũng sẽ qua đi, chỉ có cái tâm là vẫn còn lưu giữ, thay đổi tâm của mình, sẽ được giải thoát khỏi những phiền muộn.

Lê Hiếu, dịch từ Cmoney.tw

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?