Ngoại trưởng Trung Quốc ghé thăm châu Âu, đi tới đâu bị phản đối tới đó

01/09/20, 19:00 Trung Quốc

Gần đây, trong chuyến thăm 5 nước châu Âu của Vương Nghị – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông đã bị chính khách nhiều nước đối xử lạnh nhạt, không những thế còn phải đối mặt với các cuộc biểu tình của người Hồng Kông, các nhà dân chủ Đại lục và các nhóm người Duy Ngô Nhĩ lưu vong ở châu Âu.

Những người ủng hộ nhân quyền biểu tình phản đối chuyến thăm của Vương Nghị tại Na Uy hôm 27/8. (Ảnh: NTDTV)

Chuyến thăm Ý của Vương Nghị vấp phải sự phản đối

Theo báo cáo tổng hợp từ truyền thông, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị đã đến thăm 5 nước châu Âu gồm Ý, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức từ ngày 25/8 đến ngày 1/9.

Điểm dừng chân đầu tiên của Vương Nghị là đến thăm nước Ý, một quốc gia xưa nay luôn có quan hệ thân thiện với ĐCSTQ. Tuy nhiên lần này Thủ tướng Giuseppe Conte từ chối gặp Vương Nghị và hai bên chỉ trò chuyện ngắn gọn qua điện thoại. Sau cuộc gặp với Vương Nghị, Ngoại trưởng Di Maio nói rằng ông đã đề cập đến vấn đề Hồng Kông với Vương Nghị và nhấn mạnh rằng các quyền và tự do của người dân Hồng Kông phải được tôn trọng.

Trong thời gian Vương Nghị ở Ý, ngoài việc phải chịu sự thờ ơ về mặt ngoại giao, ông còn bị La Quán Thông (Nathan Law), một nhà dân chủ Hồng Kông sống lưu vong ở Anh, đã đến Rome để phản đối. La Quán Thông đã gặp gỡ nhóm nghị sĩ Ý tại Rome và tổ chức một cuộc họp báo tại Rome để lên án ĐCSTQ, thu hút đông đảo giới truyền thông và trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Cũng trong ngày hôm đó, ở phía bên kia của tòa nhà Bộ Ngoại giao Ý, hàng chục học viên Pháp Luân Công tại địa phương đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công. Các học viên ngồi tĩnh tọa và luyện tập các bài công Pháp trong tiếng nhạc tường hòa, đồng thời cũng treo các biểu ngữ như “Ngừng bức hại Pháp Luân Công”, “Pháp Luân Đại Pháp là tốt” và “Ngừng mổ cướp nội tạng sống”….

Vào ngày 25 tháng 8, các học viên Pháp Luân Công ở Ý đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ bên ngoài tòa nhà của Bộ Ngoại giao. (Ảnh: The Epoch Times)

Trong cuộc họp báo ngày hôm đó, các nghị sĩ Ý như Lucio Malan, Federico Mollicone, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Giulio Terzi di Sant’Agata và đại diện Đảng Cấp tiến của Liên hợp quốc – Laura Harth đều lên án những hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, bày tỏ sự đoàn kết, quan tâm đến tình hình ở Hồng Kông và nhân loại.

Những nghị sĩ này cũng đã nhiều lần đề cập đến cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Sant’Agata tuyên bố rằng, ông sẽ ủng hộ “các dân tộc, tôn giáo và dân tộc thiểu số bị đàn áp, đặc biệt là Tây Tạng, Tân Cương, và 100 triệu học viên Pháp Luân Công bị đàn áp từ cuối những năm 1990.”

Bộ trưởng Ngoại giao Canada cảnh báo Vương Nghị

Cùng ngày, Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne cũng đã gặp Vương Nghị tại Rome, Champagne yêu cầu Bắc Kinh phải trả tự do ngay lập tức cho hai công dân Canada bị bắt và bày tỏ sự phản đối của Canada về hành động của Trung Quốc đối với các vấn đề tại  Hồng Kông.

Champagne cũng nói rằng, ông đã trực tiếp nói với Vương Nghị rằng “chính sách uy hiếp ngoại giao” mà ĐCSTQ áp dụng để đấu tranh đòi thả Mạnh Vạn Châu sẽ không hiệu quả.

Vương Nghị thăm Hà Lan, các cuộc biểu tình đi theo ông như cái bóng không rời

Điểm dừng chân thứ hai của Vương Nghị là ở Hà Lan, Nghị sĩ Hà Lan Martijn van Helvert đã tweet rằng, Vương Nghị muốn cứu vãn mối quan hệ giữa hai nước và ông đã mời Vương Nghị đến Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội để nói chuyện. Các chủ đề thảo luận bao gồm “Đài Loan, Hồng Kông, Người Duy Ngô Nhĩ, cũng như những tín đồ Cơ Đốc bị đàn áp ở Trung Quốc.”

Ngoại trưởng TQ Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Stef Blok. (Ảnh: Getty Images)

Trong cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok và Vương Nghị, ông Stef Blok cũng bày tỏ quan ngại về quyền tự chủ của Hồng Kông và các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc.

Stef Blok sau đó nói rõ rằng, việc Hồng Kông bắt giữ các nhà báo và các thành viên của Hội đồng Lập pháp, hoãn các cuộc bầu cử của Hội đồng Lập pháp trong một năm, cùng với việc Bắc Kinh thực thi Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông đều rất đáng lo ngại. Ông cũng lo ngại về sự đàn áp tự do tôn giáo tại Trung Quốc, bao gồm tình hình của người Hồi giáo, Cơ Đốc giáo, Phật giáo Tây Tạng, cũng như người Duy Ngô Nhĩ.

 

 

 

Cùng ngày, Vương Nghị ở Hà Lan cũng đã gặp phải rất nhiều cuộc biểu tình kháng nghị. Hơn 70 người Duy Ngô Nhĩ lưu vong ở Hà Lan, hơn 10 người Trung Quốc bất đồng chính kiến, và nhiều người Hồng Kông, họ tập trung tại quảng trường trước tòa nhà Bộ Ngoại giao Hà Lan ở The Hague, chi nhánh Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền ở Hà Lan, chi nhánh Đại hội Đại biểu thế giới người Duy Ngô Nhĩ… để tham gia biểu tình.

Một số người còn cầm hình ảnh của Vương Bính Chương và giơ cao các biểu ngữ như “Lật đổ chế độ thối nát của ĐCSTQ”, “ĐCSTQ tham quan hủ bại, nhân dân chịu khổ”, “Dân chủ và tự do lật đổ ĐCSTQ”… Một số người còn viết các khẩu hiệu như “virus CCP” và “virus ĐCSTQ” bằng tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Hà Lan.

Những người biểu tình đã hô vang các khẩu hiệu như “Vương Nghị cút về”, “Vương Nghị cẩu nô tài” và “Đả đảo Đảng Cộng sản.”…

Ngoài ra còn có các học viên Pháp Luân Công mặc quần áo màu vàng đứng ở cổng Bộ Ngoại giao và lặng lẽ phát tờ rơi nói lên sự thật về Pháp Luân Công cho những người qua lại.

Vương Nghị thăm Na Uy

Vương Nghị đã đến thăm Na Uy vào ngày 27/8 và gặp Thủ tướng Erna Solberg và Ngoại trưởng Ine Eriksen Soreide. Solberg nói rằng khi ông gặp mặt Vương Nghị, ông đã đề cập đến vấn đề đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ.

Lãnh đạo Đảng Tự do Na Uy kiêm cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trine Skei Grande đã phát biểu trong chuyến thăm của Vương Nghị để phản đối vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Các nghị sĩ Na Uy cũng đề nghị người Hồng Kông nên được đề cử cho giải Nobel Hòa bình.

Khi Vương Nghị đến Na uy, quan hệ giữa ĐCSTQ và các nước Bắc Âu đang căng thẳng. Thụy Điển đã đóng cửa tất cả các Viện Khổng Tử ở nước này, đồng thời kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ và các quan chức Hồng Kông – Những người đưa ra Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông.

Vương Nghị thăm Pháp, người dân kêu gọi quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Điện Elysee ở Paris, Pháp.. (Ảnh Xinhua)

Vương Nghị đã đến nước Pháp vào ngày 28/8. Tổng thống Pháp Macron sẽ gặp riêng để hội đàm cùng với Vương Nghị. Tờ RFI nói rằng không chỉ các học giả nghi ngờ rằng cuộc gặp cá nhân giữa tổng thống Macron với Vương Nghị là không phù hợp với nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ ngoại giao, mà các tổ chức của người Duy Ngô Nhĩ tại địa phương và các tổ chức bảo vệ Hồng Kông đều kêu gọi Macron hãy quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết trong một bài phát biểu tại trường đại học vào ngày 26/8 rằng “Trung Quốc (ĐCSTQ) vừa là đối tác của chúng ta, cũng vừa là đối thủ cạnh tranh và đối thủ trong thể chế.”

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp nhấn mạnh rằng, chúng ta nên có được sự mở cửa thị trường đối ứng từ ĐCSTQ. Le Drian đề cập rằng, ĐCSTQ (đối với các công ty nước ngoài) đã và đang thực hiện nhiều quy định hạn chế, chẳng hạn như “cưỡng chế chuyển giao công nghệ” và các công ty Trung Quốc thường “cạnh tranh không lành mạnh”….

Vương Nghị thăm Đức, nghị sĩ Đức muốn chính phủ cứng rắn

Vương Nghị (trái) và người đồng cấp Đức Heiko Maas trong cuộc gặp vào tháng 2/2020. (Ảnh: Getty Images)

Điểm dừng chân cuối cùng của Vương Nghị là Berlin, Đức. Trước khi ông đến, nhiều nghị sĩ Đức đã tuyên bố rằng Đức không thể nhượng bộ ĐCSTQ trong vấn đề Hồng Kông.

Bà Gyde Jensen, một nghị sĩ liên bang của Đảng Dân chủ Tự do và là chủ tịch của Ủy ban Nhân quyền đã tweet rằng, chính phủ Đức phải đặt vấn đề Hồng Kông và Tân Cương lên bàn đàm phán. Lần này cuộc đàm phán được tổ chức để nói về việc “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” đã không tuân theo công pháp quốc tế, trong cuộc đối thoại giữa hai bên không nên nhượng bộ ĐCSTQ mà nên cân nhắc đến hậu quả.

Jürgen Trittin, Nghị sĩ Đảng Xanh Đức (MdB, Grüne) cũng biểu thị rằng, Vương Nghị trong khi đang đi vòng quanh châu Âu, thì  các nghị sĩ Đảng Dân chủ Hồng Kông như Lâm Trác Đình (Lam Cheuk-ting) và Hứa Trí Phong (Hui Chi-fung) đã bị bắt, ông nói rằng “các cuộc bầu cử dân chủ không vận hành như thế này.”

K, một sinh viên Hồng Kông đang theo học tại Đức nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng, chính quyền ĐCSTQ đã nói dối nên mới gây ra hậu quả là đại dịch virus corona chủng mới (virus Vũ Hán) lây lan khắp toàn cầu, và sau đó là cưỡng ép thi hành luật an ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông, điều này đã làm thức tỉnh cả thế giới, bao gồm cả châu Âu, nơi luôn luôn bảo trì sự ôn hòa với ĐCSTQ.

Lòng dân muốn chống lại ĐCSTQ đang nổi lên tứ phía. Vương Nghị liên tiếp gặp phải sự lạnh lùng và phản kháng từ nhân dân và cộng đồng quốc tế đã cho thấy hoàn cảnh khốn cùng của ĐCSTQ trên chính trường quốc tế trong tương lai.

K nói rằng, năm 2019, Hồng Kông biểu tình chống luật dẫn độ, năm 2020 dịch bệnh hoành hành, rồi đến luật an ninh quốc gia của Hồng Kông, những vấn đề này đã trở thành vấn đề chung của quốc tế. Các nước Châu Âu đã coi Đảng Cộng sản là một mối đe dọa và cuối cùng đã phát hiện ra rằng ĐCSTQ đã xâm phạm đến các nước khác. Đương nhiên, Vương Nghị hiện tại là đang đi chữa cháy, nhưng liệu ngọn lửa này có thể dập tắt được không? ĐCSTQ chỉ có một đường duy nhất đó chính là bị các quốc gia khác chống lại.

Lý Phương – Nhà bình luận và cũng là nhân sĩ dân chủ Phần Lan tin rằng, chuyến thăm châu Âu của Vương Nghị là có ý định liên kết với châu Âu chống lại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Vương Nghị đã bị đối xử rất lạnh nhạt. Các nước phương Tây đã trở nên hoàn toàn lạnh nhạt với điều đó. Về các vấn đề quan trọng nhất như dân chủ, nhân quyền và Hồng Kông thì Châu Âu và Hoa Kỳ là trên cùng một chiến tuyến. Ý đồ này của ĐCSTQ hiển nhiên là không thực tế. Chuyến đi của Vương Nghị hẳn là một mớ hỗn độn.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi