Bộ phim ‘Cổ Vật Bị Đánh Cắp’ và thứ nghệ thuật đáng sợ của Đức Quốc Xã

26/02/14, 18:43 Tri thức

"Tôi thành lập một nhóm và cố gắng bảo vệ các công trình, cầu đường và các tác phẩm nghệ thuật trước khi Đức quốc xã phá hủy tất cả mọi thứ", George Clooney nói với Matt Damon trong ánh sáng mờ ảo của một quán bar.

“Tôi thành lập một nhóm và cố gắng bảo vệ các công trình, cầu đường và các tác phẩm nghệ thuật trước khi Đức quốc xã phá hủy tất cả mọi thứ”, George Clooney nói với Matt Damon trong ánh sáng mờ ảo của một quán bar.

Bộ phim “The Monuments Men” (Tạm dịch : “Cổ vật bị đánh cắp”) là một trong nhiều ví dụ minh họa cho sự quan tâm không ngừng của chúng ta về nghệ thuật và chế độ Đức Quốc xã.

Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta đã chứng kiến cuộc tranh cãi khác khi hàng chục bức tranh bị cho là đánh cắp bởi Đức quốc xã đã được tìm thấy trong bộ sưu tập của Cornelius, con trai của Hildebrand Gurlitt . Mới đây bảo tàng Victory & Albert tại Anh vừa công bố đăng ký sở hữu nghệ thuật “suy đồi” và có những tác phẩm sở hữu vô thời hạn. Những câu chuyện như vậy tiếp tục trở thành tiêu đề của các bài báo trong suốt gần 70 năm qua kể từ khi chế độ phát xít sụp đổ. Nhưng người ta hiếm khi quan tâm tới những mối liên hệ phức tạp trong việc sở hữu các tác phẩm nghệ thuật của Đức Quốc xã.

Nghệ thuật chiếm một phần rất lớn trong chương trình nghị sự chính trị của Đức quốc xã. Chẳng hạn, vào ngày tấn công Na Uy và Đan Mạch, Hitler không hề quan tâm đến các bản đồ quân sự mà thay vào đó là chăm chú xem xét các bộ sưu tập ảnh nghệ thuật của các bảo tàng châu Âu. Heinrich Himmler, một trong những nhân vật có thế lực nhất Đức Quốc xã, đã mạo hiểm sự nghiệp của mình khi ăn cắp tác phẩm nghệ thuật trong bộ sưu tập từ nước ngoài trên xe chở hàng, trong khi đó Joseph Goebbels, Bộ trưởng Bộ Thông tin quần chúng và tuyên truyền của Đức Quốc xã, yêu thích chủ nghĩa hiện đại và gần như từ bỏ vị trí trọng dụng, vốn như cánh tay phải của Hitler để bảo vệ cho thẩm mỹ nghệ thuật của mình.

Nhưng bất chấp thực tế là Đức quốc xã đầu tư rất nhiều nguồn lực để lục soát châu Âu, tìm kiếm các kiệt tác, “khẩu vị” của Đức quốc xã thường được mô tả bằng những từ như man rợ, kém cỏi, hào nhoáng bề ngoài và lạnh lùng . Lý do dễ thấy nhất đó là khái niệm của họ về nghệ thuật “suy đồi”.

Mặc dù có dự định "làm sạch" thế giới khỏi nghệ thuật “suy đồi" vĩnh viễn nhưng Đức quốc xã thực sự đã không phá hủy những tác phẩm nghệ thuật “suy đồi” họ lấy từ bảo tàng và các bộ sưu tập cá nhân. Thay vào đó, các tác phẩm được xếp xó trong kho

Mặc dù có dự định “làm sạch” thế giới khỏi nghệ thuật “suy đồi” vĩnh viễn nhưng Đức quốc xã thực sự đã không phá hủy những tác phẩm nghệ thuật “suy đồi” họ lấy từ bảo tàng và các bộ sưu tập cá nhân. Thay vào đó, các tác phẩm được xếp xó trong kho

Mùa hè nãm 1937, Triển lãm Nghệ thuật “suy đồi” mở cửa tại Munich. Trớ trêu thay, đó là triển lãm nghệ thuật hiện đại lớn nhất thế giới: người ta ước tính rằng hơn ba triệu người đã đến tham quan triển lãm. Triển lãm này đã được mở cửa vòng quanh nước Đức trong một vài năm. Những tác phẩm mà cho đến nay vẫn còn treo tại các viện bảo tàng nổi tiếng nhất ở Đức hiện giờ là điểm thu hút chủ yêu trong các buổi triển lãm nghệ thuật kinh dị. Chúng bị dán mác những tác phẩm “suy đồi” đã đầu độc văn hoá Đức, một phần trong  “âm mưu người cộng sản Do Thái” (judeo-bolshevist conspiracy).

Trẻ em không được phép vào xem và những người dũng cảm xếp hàng dài được mời vào để chế giễu các công trình của các nghệ sĩ như George Grosz hoặc Franz Marc trước khi chúng bị biến mất mãi mãi.

Mặc dù có dự định “làm sạch” thế giới khỏi nghệ thuật “suy đồi” vĩnh viễn nhưng Đức quốc xã thực sự đã không phá hủy những tác phẩm nghệ thuật “suy đồi” họ lấy từ bảo tàng và các bộ sưu tập cá nhân. Thay vào đó, các tác phẩm được xếp xó trong kho. Vì vậy, cuộc triển lãm nghệ thuật “suy đồi” được tổ chức thường xuyên.

Nhưng những mập mờ trong chính sách nghệ thuật của Đức Quốc xã tiếp tục bị bỏ qua. Bộ máy tuyên truyền của Đức Quốc xã đã tạo ra ấn tượng rằng việc họ chia các tác phẩm nghệ thuật thành 2 loại  “kiệt tác” và “những tác phẩm nguy hiểm và khủng khiếp” là một quá trình rất đơn giản – tất cả đều dựa vào “cảm tính”, mà theo Hitler, bất kỳ người Aryan(một dân tộc thiểu ở châu Âu, ngày nay là được gọi là người Indo-Iranian) nào cũng có thể làm được.

Thực tế, một cuộc đấu tranh đã diễn ra trong nhiều năm. Không một ai, kể là Himmler, Goebbels, Hitler hay bất kỳ người nào, dường như công nhận những gì được cho là nghệ thuật của người Aryan. Nhưng đáng ngạc nhiên là Đức Quốc Xã đã dùng biểu tượng của người Aryan (chữ Vạn của nhà Phật mà chúng ta vẫn thấy ngày nay) biến tấu thành biểu tượng của mình, và cuối cùng hình ảnh đó trở thành đặc trưng tại triển lãm nghệ thuật “suy đồi”. Chính sách nghệ thuật của Đức Quốc xã rất rối rắm và cuối cùng tự mâu thuẫn, không về tư tưởng thì là về thẩm mỹ.

Sau chiến tranh, nghệ thuật không những bắt đầu được xem xét từ những quan điểm khác nhau mà người ta còn thay đổi thái độ hoàn toàn: nghệ thuật “suy đồi” được nâng lên tầm cao mới về mặt đạo đức, trong khi đó loại hình nghệ thuật này đã bị Đức quốc xã hạ bệ, cho là xấu xa và đe dọa vứt trong kho, hầm hoặc phá hủy.

Những nghệ sỹ “suy đồi”, như Ernst Barlach, đột ngột bị rơi vào tình trạng gần như “tử vì nghệ thuật” rồi một ngày những tác phẩm và đạo đức của họ được phục hồi sau sự sụp đổ của một đế chế, mặc dù trên thực tế chuyện này phức tạp hơn nhiều. Có những bí mật hiếm khi được nhắc đến, chẳng hạn, Barlach là bạn thân của một quan chức cấp cao trong Đức quốc xã và đã cam kết trung thành với Hitler trên một tờ báo quốc gia vào năm 1934.

Trong khi đó, nhà điêu khắc yêu thích của Hitler, Arno Breker, đã thực sự phải vật lộn với những lời buộc tội “suy đồi” và “ngoại lai” cho đến năm 1936. Ông thậm chí còn tạo ra mặt nạ người chết cho hoạ sỹ trường phái ấn tượng người Do Thái Max Liebermann. Nhưng ông đã trở thành siêu sao không thể bàn cãi trong thế giới nghệ thuật của Đức Quốc xã.

Mặc cho sự phức tạp ấy, việc trưng bày tác phẩm của Breker theo một chủ đề dường như là không thể vào thời nay. Schleswig-Holstein Haus, một viện bảo tàng ở thành phố Schwerin, Đức đã cố gắng mở một cuộc triển lãm trong năm  2006 và trở thành tâm điểm của những lời chỉ trích quốc tế về cách tiếp cận tác phẩm.

Những tác phẩm nghệ thuật đặc trưng của chế độ Đức Quốc xã đã không mất đi nỗi sợ phảng phất của chúng sau 70 năm. Lệnh cấm nghiêm ngặt đối với những tác phẩm đó trong những thập kỷ qua cho thấy nghệ thuật của Đức Quốc xã chỉ đang dần dần được dỡ bỏ, và bạn không thể chỉ đơn giản là đi đến Berlin, xem một số tác phẩm nghệ thuật của Đức Quốc xã để học bài học về lịch sử.

Thay vào đó, người ta sẽ bị từ chối thẳng thừng, xét cả về mặt thẩm mỹ và đạo đức. Rõ ràng chúng ta không tin vào công chúng trong việc đưa ra đánh giá này. Phần lớn những tác phẩm nghệ thuật này có tuổi đời ít nhất là 70 năm, nhưng chúng vẫn còn đáng sợ hơn tác phẩm đẫm máu nhất, phần bản năng nhất của nghệ thuật gây sốc mà người ta có thể thấy.

Nausikaä El- Mecky không làm việc hay tư vấn để nhận được quyền lợi hay tài trợ từ bất kỳ công ty hay tổ chức nào có hưởng lợi từ bài báo này và không liên quan tới bất kỳ đảng phái nào.The Conversation

Bài này được đăng đầu tiên trên The Conversation

Theo Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng