Bố đánh mà không hỏi lý do, bé gái 12 tuổi uất ức nhảy sông tự tử

01/08/19, 17:27 Thế giới

Phát hiện con gái nhỏ thường ngày ngoan hiền lại đi lấy trộm tiền, người bố quá tức giận đã đánh con mà không ngờ rằng, đứa con gái bé bỏng đã chọn cách gieo mình xuống một dòng sông trong đêm vắng lặng để tự giải thoát cho bản thân.

Cô bé Bảo Bảo đã kết thúc cuộc đời mình khi bị bắt nạt tại lớp học mà không thể chia sẻ cùng với bố mẹ
Cô bé Bảo Bảo đã kết thúc cuộc đời mình khi bị bắt nạt tại lớp học mà không thể chia sẻ cùng với bố mẹ. (Ảnh qua vnexpress)

Vụ việc vừa xảy ra tại thành phố Nam Kinh, Trung Quốc. Vài ngày trước đó, cô bé lớp 8 này đã ăn trộm tiền và bị bố phát hiện. Quá bất ngờ vì trước nay Bảo Bảo rất ngoan, người bố đã ra tay đánh mắng khiến cô bé bỏ nhà đi.

Trong đêm tối vắng lặng, Bảo Bảo bước từng bước dò dẫm trên đường, cô bé đi đến bên thành cầu của một con sông, do dự việc nên ở lại hay biến mất và cuối cùng bé đã chọn tìm đến cái chết để kết thúc cuộc đời, giải thoát cho bản thân.

Ở độ tuổi 12 hồn nhiên, vui tươi, cô bé vô cùng xinh đẹp ấy đã ra đi mãi mãi. Ngỡ ngàng trước sự ra đi đột ngột của con, bố mẹ Bảo Bảo lại càng đau xót và ân hận khi biết nguyên nhân con gái lấy trộm tiền.

Các bạn cùng lớp tiết lộ, Bảo Bảo bị một số bạn đe dọa, bắt phải nộp 50 NDT (175.000 đồng) trong suốt một khoảng thời gian dài, nếu không sẽ bị đánh, thậm chí ‘bị giết’. Cô bé đã cầu cứu đến cô giáo. Tuy nhiên, cô giáo không giúp vì nghĩ đó chỉ là lời nói dối. Bảo Bảo rất sợ hãi khi bị bắt nạt nhưng không dám nói với bố mẹ. Cô bé đã lén ăn cắp tiền của bố mẹ để mang đi nộp cho các bạn. 

Theo lời bố cô bé kể lại, con gái ông vốn là một học sinh ngoan ngoãn, có thành tích học tập tốt. Nhưng từ tháng 4 trở lại đây, cô bé có hành vi về nhà lấy cắp tiền của bố mẹ.

Lần đầu tiên, nữ sinh lớp 8 này lấy cắp 600 NDT (khoảng 2 triệu đồng). Khi bố mẹ hỏi vì sao, cô chỉ đáp: “Lần sau con không dám như thế nữa”.

Hình ảnh cô bé cô độc đi tự tử trong đêm được camera giám sát ghi lại.
Hình ảnh cô bé cô độc đi tự tử trong đêm được camera giám sát ghi lại. (Ảnh qua new)

Ngày 23/5, cô lại bị phát hiện lấy cắp tiền của bố mẹ một lần nữa. Nhưng lần này dù bị bố quát nạt, cô chỉ im lặng và khóc. Người bố khi ấy đã vô cùng tức giận trước hành động của con mình. Ông giận dữ vì cho rằng Bảo Bảo hư hỏng, dám làm cái điều sai trái. Ông đã đánh Bảo Bảo một trận. 

Kết quả là Bảo Bảo đã bỏ nhà đi vào ngày 25/5. Sau nhiều ngày tìm kiếm, cuối cùng mọi người tìm thấy xác của cô bé ở bên bờ sông.

Khi câu chuyện được chia sẻ, nhiều người dùng mạng cho rằng có lẽ Bảo Bảo sẽ không có hành động dại dột trên nếu như cô bé chịu chia sẻ với bố mẹ về khó khăn của mình. Nhưng cuối cùng cô bé lại im lặng và tìm đến cái chết. Đó là hệ lụy của 2 cách giáo dục sai lầm mà nhiều cha mẹ khác cũng đang mắc phải.

Cha mẹ không tin tưởng con

Rất nhiều cha mẹ đã mắc lỗi lớn này nhưng chính họ lại không nhận ra. Họ luôn cho rằng các con còn nhỏ và điều mình suy nghĩ, điều mình làm là đúng đắn nhất. Bất cứ hành động nào của con đi lệch với chuẩn của bố mẹ đều bị quy kết là sai trái, hư hỏng.

Trước một sự việc, nhiều bậc phụ huynh không bao giờ hỏi con về quá trình, lắng nghe con nói mà ngay lập tức quy kết hành động đó của con là sai lầm. Bố mẹ chỉ quan tâm tới kết quả đang hiện hữu mà không tìm hiểu vì sao, ngay cả khi đó không phải là lỗi của con.

Khi liên tiếp không được lắng nghe và bị phán xét trên quan điểm của bố mẹ, trẻ bắt đầu cảm thấy cô độc trong chính gia đình của mình. Những rạn nứt trong tình cảm cũng bắt đầu từ đây. Từ đó, trẻ cũng không còn nhu cầu tâm sự với cha mẹ nữa. Từ tâm khảm, chúng lặng lẽ rời bỏ mối quan hệ khăng khít với cha mẹ mình. 

Khi liên tiếp không được lắng nghe và bị phán xét trên quan điểm của bố mẹ, trẻ bắt đầu cảm thấy cô độc trong chính gia đình của mình
Khi liên tiếp không được lắng nghe và bị phán xét trên quan điểm của bố mẹ, trẻ bắt đầu cảm thấy cô độc trong chính gia đình của mình. (Ảnh qua giaoducthoidai)

Kết quả là bố mẹ cảm thấy con cái mình rất ngoan ngoãn vì không bao giờ cãi lại. Nhưng một khi trẻ gặp khó khăn vượt quá khả năng giải quyết của chúng thì hậu quả thường rất bi đát.

Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu như cha mẹ tin tưởng, hiểu được con cái của mình và là chỗ dựa vững chắc để con cái tâm sự những nỗi lo thầm kín. Giữa bé Bảo Bảo và cha mẹ có một khoảng cách nên bé không dám nói cho cha mẹ biết được điều mình đang sợ hãi, mà tự ý giải quyết bằng hành động sai lầm.

Dạy con phải cam chịu và nghe lời vô điều kiện

Nhiều người cho rằng có được đứa con ngoan là điều tuyệt vời nhất, bởi vì chúng chẳng bao giờ phá phách, phản bác hay bướng bỉnh nên họ luôn dạy con phải khiêm tốn, ngoan ngoãn và tuyệt đối nghe lời người lớn.

Chính cách dạy này đã sản sinh ra những đứa trẻ luôn cam chịu để trở nên ngoan ngoãn thay vì mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ trong lòng. Tuy nhiên, sâu bên trong trẻ là những bất mãn luôn được kìm nén, những suy nghĩ mà chúng không bao giờ bộc lộ hoặc không dám bộc lộ. Và chỉ cần một giọt nước tràn ly, chúng sẽ có những hành động không thể cứu vãn được.

Một người đàn ông đã giơ chân đạp cậu học sinh 17 tuổi vì không nhường chỗ. Cậu bé chỉ ngồi chịu trận và không biết phản kháng. (Ảnh qua Sohu)
Một người đàn ông đã giơ chân đạp cậu học sinh 17 tuổi vì không nhường chỗ. Cậu bé chỉ ngồi chịu trận và không biết phản kháng. (Ảnh qua Sohu)

Các chuyên gia khuyến cáo cách dạy con không cần roi vọt

Học cách thấu hiểu: Cha mẹ trước tiên hãy học cách hiểu con cái của mình, không nên giải quyết xung đột bằng roi vọt mà thay vì giảng giải, hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình tĩnh lại. Đó không phải là một hình phạt mà là một cơ hội để bạn hiểu con hơn.

Học cách hiểu, cảm thông và tin tưởng con để có thể là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho trẻ
Học cách hiểu, cảm thông và tin tưởng con để có thể là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho trẻ. (Ảnh qua kknews)

Giúp đỡ con: Bạn hãy hiểu con rồi từ đó tìm cách giúp đỡ hướng dẫn con giải quyết những khó khăn của mình một cách thấu đáo nhất. Khi cha mẹ mở lòng mình giúp đỡ trẻ sẽ nhận được sự tin tưởng của bé.

Kết nối trước khi đưa yêu cầu: Trước khi bạn đưa ra những hướng dẫn hay những yêu cầu đối với con, hãy cho trẻ thời gian để làm quen với bạn, đánh thức ham muốn học hỏi từ trẻ. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ cư xử sai khi chúng cảm thấy tiêu cực về bản thân và không có sự kết nối với người xung quanh.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng