Bộ ảnh tư liệu hiếm: Các Samurai cuối cùng của những năm 1800

16/03/17, 08:54 Tri thức

Tầng lớp những võ sĩ đạo đã biến mất trong xã hội Nhật Bản sau hàng thế kỷ thống trị sức mạnh quân sự. 

SamuraiFotorCreated
Vào đầu những năm 1900, tầng lớp Samurai đã biến mất trong xã hội Nhật Bản. (Ảnh: Wimp)

Các lãnh chúa từng dựa vào họ để huấn luyện chiến binh, nhưng vào năm 1868, phong trào Minh Trị Duy Tân dưới thời Thiên Hoàng Minh Trị đã dần dần tước bỏ những đặc quyền đặc lợi của tầng lớp Samurai, thay vào đó là một đội quân hiện đại theo kiểu phương Tây.

Theo thời gian, các võ sĩ đạo được kính trọng này dần mất đi vị trí độc tôn trong lực lượng vũ trang của quốc gia, cũng như đặc quyền mang theo kiếm nơi công cộng. Mặc dù vẫn tiếp tục nắm giữ các vị trí có tầm ảnh hưởng, hầu hết vẫn ở trong lĩnh vực kinh doanh, chính phủ và báo chí, chứ không phải quân đội.

Vào đầu những năm 1900, tầng lớp Samurai đã biến mất trong xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, ngày nay, người ta lại ngưỡng mộ sự dũng cảm, những cống hiến và triết lý của họ. Từ phim Hollywood đến truyện tranh đều đề cập đến Samurai như hình mẫu của một anh hùng.

Ngay cả khi đã xem rất nhiều phim truyện về Samurai, nhiều người cũng sẽ bất ngờ vì những bức ảnh này là hình ảnh thực tế của họ. Màu sắc trông có vẻ hơi kỳ quặc trong một số bức ảnh, vì chúng được chụp từ năm 1862 đến 1900 – trong khoảng thời gian này nhiếp ảnh màu vẫn chưa được phổ biến.

Khi các nghệ sĩ muốn thể hiện màu sắc rực rỡ, họ đã vẽ màu lên những bức ảnh trắng đen, vậy nên màu sắc trông có vẻ hơi kỳ lạ. Tuy nhiên, có rất nhiều điều để chiêm ngưỡng trong các bức ảnh này.

Cùng bước vào thời kỳ hoàng hôn của những Samurai cuối cùng:

1. Nữ Samurai thực sự khá phổ biến trong chế độ phong kiến Nhật Bản.

2. Mặc dù có trách nhiệm chính là bảo vệ gia đình, họ vẫn có vị thế cao trong xã hội.

3. Không giống như nhiều phụ nữ thời đó, tất cả các nữ Samurai đều biết chữ.

4. Một nữ Samurai uy nghiêm

5. Tuy nhiên, hầu hết Samurai vẫn là đàn ông. Mặc dù chiếm ít hơn 10% dân số Nhật Bản, các Samurai vẫn có tầm ảnh hưởng rất lớn.

6. Hình xăm có lịch sử lâu đời tại Nhật Bản, và người ta không biết chính xác vì sao Samurai lại tham gia vào hình thức nghệ thuật này, có những giả thuyết cho rằng chúng được dùng để xác định thi thể sau trận chiến.

7. Bức ảnh nổi bật này được chụp bởi Franz von Stillfried-Ratenicz vào năm 1881, ông đã tô màu bằng tay cho tác phẩm của mình.

8. Thật khó tưởng tượng được trọng lượng của bộ giáp này là bao nhiêu, đặc biệt là cái mũ bảo vệ đầu, được gọi là “kabuto”.

9. Một người đàn ông lớn tuổi mặc áo choàng Samurai truyền thống, đây vốn là một bộ đồ dành cho lính chữa cháy. Ngoài các lực lượng quân đội hàng đầu, thỉnh thoảng, Samurai được huy động làm lính cứu hỏa trong các trường hợp khẩn cấp nơi công cộng.

11. Ba samurai trong trang phục áo giáp đầy đủ vào năm 1900.

13. Bức ảnh chụp từ năm 1867 này được tô màu rất chi tiết, họ đã dành rất nhiều thời gian để có hiệu ứng màu sắc vừa phải.

14. Kỹ thuật tương tự cũng được dùng trong bức ảnh này. Vũ khí thông dụng của Samurai là kiếm, nhưng họ cũng có kỹ năng bắn cung, chiến đấu tay đôi, và sử dụng giáo yari.

15. Hiệu ứng phông nền trông khá thú vị, giống như một không khí ảm đạm đang bao quanh. Có lẽ cả chiến binh và nhiếp ảnh gia đều biết rằng họ đang ghi lại lịch sử.

16. Sau cùng, trang phục, lối sống và triết lý của các Samurai – tất cả chỉ còn là những ký ức.

17. Kiểu tóc này gọi là “chonmage”, được búi để giữ vững mũ sắt Samurai đội đầu trong chiến trận. Theo thời gian, nó đã trở thành biểu tượng của các chiến  binh.

18. Ảnh một Samurai uy nghiêm được chụp bởi nhiếp ảnh gia Felice Beato. Samurai xem danh dự quan trọng hơn tất cả mọi thứ, và trung thành với nhiệm vụ cho đến chết.

19. Hai Samurai vào năm 1865. Người đàn ông bên trái đội mũ “jingasa”, còn người đàn ông đi đôi tất “indigo tabi” truyền thống của Samurai cứu hỏa.

20. Thỉnh thoảng, các nhiếp ảnh gia chỉ chọn một chi tiết nhất định của bức ảnh để tô màu, chẳng hạn như áo choàng xanh và khăn quàng tím của Samurai này.

21. Một chiến binh Samurai đang thổi một vỏ ốc xà cừ lớn như một cái sừng vào năm 1867…

22. Samurai có thể đã biến mất, nhưng tinh thần chiến binh mạnh mẽ, hăng hái và nhiệt huyết sẽ mãi trường tồn trong lòng người Nhật.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này