Bill Gates “gấp rút” chuẩn bị vaccine cho 7 tỷ người, không quan tâm người dân có đồng ý tiêm hay không
Ngày 2/11, Quỹ từ thiện với nguồn ngân sách lớn Bill & Melinda Gates đã kêu gọi hợp tác toàn cầu, để cung ứng vaccine phòng Covid-19 cho 7 tỷ người dân. Đồng thời quyên góp thêm 150 triệu USD, nhằm phát triển phương pháp điều trị và ứng phó với dịch bệnh.
Mark Suzman – Giám đốc điều hành của quỹ khẳng định rằng, rất có thể sẽ cần tới 18 tháng để phát triển và thử nghiệm đầy đủ cho sự an toàn vaccine phòng Covid-19.
Nhưng các cơ quan quản lý, và doanh nghiệp toàn cầu buộc phải bắt đầu lên kế hoạch sản xuất vaccine từ ngay thời điểm này: “Việc sở hữu một lượng lớn các liều vaccine đã được sản xuất là điều bình thường”, Suzman nói.
“Khi chúng ta hoàn toàn xử lý được những căn bệnh nguy hiểm như Covid-19, và sau khi chúng ta có thể cho ra được một chủng vaccine phòng bệnh hiệu quả, thì chúng ta sẽ cần phải làm ra hàng tỷ liều vaccine”.
“Hiện có 7 tỷ người trên toàn thế giới. Chúng ta dự kiến sẽ phải tiêm chủng cho gần như toàn bộ bọn họ. Không có năng lực sản xuất nào có thể đáp ứng được số lượng lớn đến thế”.
Suzman đã công bố một “tin vui”, theo như chỉ đạo của nhà sáng lập tập đoàn Microsoft – Bill Gates và vợ ông – bà Melinda Gates rằng: Họ sẽ chi thêm 150 triệu đô la Mỹ, bổ sung thêm vào con số 100 triệu đô la mà công ty công bố lúc tháng 2/2020, nhằm hỗ trợ cho công tác toàn cầu trong việc đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Suzman cho hay, phần lớn số tiền là để hỗ trợ công tác xét nghiệm chẩn đoán Covid-19, phương pháp điều trị, điều chế và sản xuất vaccine toàn cầu.
Một phần khoản tiền sẽ dùng để giúp đỡ các quốc gia nghèo khó ở Nam Á và khu vực lân cận, vốn thiếu thốn trang thiết bị, vật tư và cơ sở hạ tầng để phản ứng với dịch bệnh.
Tuy nhiên, khoản quyên góp vẫn chủ yếu được dùng để chuẩn bị cho công tác điều chế vaccine – một phương án giúp ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của Covid-19.
Suzman cho biết, hiện có khoảng 100 loại vaccine tiềm năng đang được phát triển, và thử nghiệm bởi các nhà khoa học trên toàn thế giới. Nhiều loại vaccine đạt được thành công trong những thử nghiệm nhỏ ban đầu, nhưng hầu hết đều thất bại trong các thử nghiệm quy mô lớn.
Ông nói thêm: “Một loại vaccine thành công phải là vaccine dùng được cho toàn bộ 7 tỷ người. Chúng ta sẽ phải kiểm tra xem vaccine có xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn, hay tác dụng phụ theo từng nhóm đối tượng hay không, bất kể đó là phụ nữ mang thai, người già hay trẻ nhỏ”.
“Phần lớn các loại vaccine tiềm năng đều thất bại trong những thử nghiệm quy mô lớn hơn, gọi là thử nghiệm khâu thứ ba”.
Vaccine được phát triển nhanh nhất trong lịch sử loài người
Suzman cho biết, dù các loại vaccine vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng vẫn cần phải có một nhóm các chuyên gia, quốc gia và đoàn thể toàn cầu theo dõi những chủng vaccine tiềm năng hàng đầu, cũng như chuẩn bị trước thời gian để tiến hành sản xuất chúng.
Vị giám đốc khẳng định, cả Trung Quốc và Mỹ nên cùng nhau phối hợp vì lợi ích chung, nhưng tình thế bị ảnh hưởng bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Mỹ sẽ không đóng khoản quyên góp nào cho WHO.
Suzman nói: “Rõ ràng, WHO có thể là một đối tác rất mạnh mẽ và đáng tin cậy”. Ông chỉ ra Quỹ Gates là nguồn tài trợ lớn thứ hai của WHO, chỉ sau Mỹ.
Ngày 2/12, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu – Ursula von der Leyen đã triệu tập một hội nghị quyên góp vào ngày 4/5, nhằm chi viện cho công tác điều chế và triển khai vaccine toàn cầu. Bà gọi đó là “phương án hiệu quả nhất để đẩy lùi dịch bệnh”.
Suzman cho biết, Quỹ Gates “lạc quan một cách có cơ sở”, vì rất có thể sẽ điều chế ra được một, hoặc nhiều loại vaccine phòng bệnh hiệu quả trong 12 đến 18 tháng tới.
Ông khẳng định: “Đây là vaccine phòng bệnh được phát triển nhanh nhất trong lịch sử loài người”.
Tuy nhiên, vị Giám đốc ước tính ngân sách để chi cho công tác này sẽ ngốn tới hàng tỷ đô la.
Ông chỉ ra rằng, mỗi loại vaccine được phê duyệt sẽ đều cần một quy trình sản xuất riêng, và nếu chúng ta không bắt đầu thu xếp trước vài tháng, thì sẽ gây lãng phí rất nhiều thời gian.
“Sẽ không thể quay lại nhịp sống ‘bình thường’ cho tới khi có vaccine. Nhưng cũng không có phương án hiệu quả nào để rút ngắn quá trình nghiên cứu và điều chế”, Suzman nói.
Việt Anh
Theo sciencenatures.com